tệ
Để hiểu rõ hơn các tác động riêng lẻ của các công cụ tiền tệ đối với lạm phát, tác giả sẽ xem xét các phản ứng riêng lẻ của từng công cụ tới CPI,
-4 0 4 8
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Response of CPI to CPI
-4 0 4 8 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of CPI to M2 -2,000 -1,000 0 1,000 2,000 3,000 4,000 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of M2 to CPI -2,000 -1,000 0 1,000 2,000 3,000 4,000 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of M2 to M2 Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 3.5: Đồ thị phản ứng của lạm phát với M2
Phản ứng của CPI đối với cung tiền M2 theo xu hướng tăng dần với các khoảng diễn biến 3 tháng không có tác động và sau đó là xu thế tăng dần, cụ thể các ước lượng như sau:
3 tháng 0.000000 24 tháng 0.520211 6 tháng 0.218767 36 tháng 1.166211 9 tháng 0.993896 60 tháng 1.677410 12 tháng 1.516934
Phản ứng của CPI đối với lãi suất theo xu hưởng giảm khi có các quyết định tăng lãi suất và minh họa như đồ thị dưới đây
-8 -4 0 4 8 12 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Response of CPI to CPI
-8 -4 0 4 8 12 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of CPI to DR -3 -2 -1 0 1 2 3 4 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of DR to CPI -3 -2 -1 0 1 2 3 4 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of DR to DR
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 3.6: Đồ thị phản ứng của lạm phát với DR
Cụ thể các ước lượng diễn biến như sau:
3 tháng 0.000000 24 tháng -0.600751 6 tháng -0.476970 36 tháng -0.992385 9 tháng -0.915072 60 tháng -1.687660 12 tháng -1.378800
Phản ứng của CPI đối với tỷ giá theo xu hưởng tăng ngay khi có quyết định nhưng sau đó là tín hiệu giảm khi có các quyết định tăng tỷ giá và minh họa như đồ thị dưới đây
-4 0 4 8
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Response of CPI to CPI
-4 0 4 8 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of CPI to ER -300 -200 -100 0 100 200 300 400 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of ER to CPI -300 -200 -100 0 100 200 300 400 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Response of ER to ER
Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 3.7: Đồ thị phản ứng của lạm phát với ER
Cụ thể các ước lượng diễn biến như sau:
3 tháng 0.000000 24 tháng -2.201735 6 tháng 0.279654 36 tháng -1.729848 9 tháng -0.399330 60 tháng -2.014910 12 tháng -0.856965
Kết luận chương 3: Qua chương này đã cho chúng ta thấy toàn cảnh một bức tranh về mối quan hệ giữa các chính sách tiền tệ và lạm phát trong những năm vừa qua và hiện nay. Bằng phương pháp định lượng sử dụng thống kê mô tả và phương pháp mô hình tự hồi quy vectơ, tác giả đã đánh giá và kiểm chứng một cách
xác đáng về tác động của chính sách tiền tện đến lạm phát trong thời quan vừa qua. Để từ đó có những giải pháp phù hợp hơn, và cụ thể những giải pháp đó như thế nào thì hãy cùng tác giả một lần nữa xem xét trong chương 4.
CHƯƠNG 4.GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 4.1. Một số định hướng
Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế tài chính nhà nước nhằm góp phần thực hiện chiến lược phân tích kinh tế xã hội. Do đó điều hành CSTT một mặt từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế, mặt khác không thể không xem xét tới định hướng phân tích kinh tế xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Từng bước thiết lập những điều kiện cần thiết để chuyển điều hành CSTT đa mục tiêu thành CSTT theo đuổi một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, xác định rõ cơ chế truyền dẫn CSTT trong từng giai đọan phát triển; (ii) chuyển điều tiết khối lượng sang điều tiết giá cả, đồng thời xây dựng những điều kiện cần thiết để thực thi khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu” và tiến tới thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu khi các điều kiện cho phép; (iii) một chiến lược kiềng ba chân cần được áp dụng để tạo thuận lợi cho quá trình này đó là: nâng cao tính minh bạch, phát triển hệ thống thanh toán và thúc đẩy việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các quy định về an toàn.
Việt Nam đã là thành viên WTO, điều đó đưa đến nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức, thách thức lớn nhất là xuất phát điểm về trình độ phân tích thị trường của ngành ngân hàng Việt Nam còn thấp, tiềm lực về vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu, chất lượng tài sản thấp, công nghệ ngân hàng lạc hậu, thếu kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Hệ thống ngân hàng phải đối mặt lớn hơn với rủi ro khủng hoảng, cú sốc kinh tế tài chính, sự truyền dẫn khủng hoảng. Năng lực điều hành tiền tệ của NHNN, đặt biệt kiểm soát tỷ giá và lãi suất trong điều kiện tự do hóa còn nhiều hạn chế. Hội nhập quốc tế làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ nếu như tỷ giá không được tự do hóa trong điều kiện tài khoản vốn được nới lỏng. Để tận dụng cơ hội, vượt qua những thách thức, biến thách thức thành cơ hội NHNN đã xây dựng chiến lược phân tích tổng thể ngành ngân hàng, nhằm phát triển hệ thống tiền tệ ngân hàng Việt Nam ổn định, an toàn và hiệu quả
bền vững vừa chủ động hội nhập quốc tế, vừa hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế khác tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập WTO.
Nhằm xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam ngày càng vững mạnh, hội nhập với thị trường quốc tế, ngày 12/8/2010, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1910/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, trong đó nêu rõ mục tiêu, định hướng và giải pháp, lộ trình phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc ”phát triển một thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi cho đồng Việt Nam”. Trên cơ sở đó, Đề án cũng đã đưa ra những giải pháp để phát triển thị trường tiền tệ trong tương lai, trong đó tập trung vào các giải pháp như lựa chọn mô hình thị trường, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nâng cao trình độ của thành viên thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm, giao dịch... và lộ trình cụ thể thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
4.2. Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi
- Việc hoạch định CSTT cũng như các công cụ của CSTT cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường. CSTT cần được độc lập với chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
- Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định CSTT mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của CSTT.
- Theo hướng đó cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình hoàn thiện, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sôi động.
- Năng lực kỹ thuật của NHNN cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành CSTT. NHNN phải xây dựng phần mềm để thực hiện các giao dịch thị trường tiền tệ giữa NHNN với các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường như nghiệp vụ đấu thấu tín phiếu kho bạc, nghiệp vụ
thị trường mở và một phần nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Các thông tin thị trường thu thập được qua kênh này cũng là căn cứ để NHNN xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ phù hợp trong từng thời kỳ.
- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng, tài chính để cơ chế thực thi CSTT nói chung, các công cụ của CSTT nói riêng để phát huy tác dụng và sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm điều hành, kiểm soát thị trường tiền tệ.
- Cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp nhằm tạo ra những nếp thói quen mới trong tâm lý của các cá nhân, các doanh nghiệp để giúp việc thực hiện các công cụ của CSTT có hiệu quả hơn, ví dụ: tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh doanh, thói quen sử dụng hoạt động thị trường mở của các tổ chức tín dụng ...
4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp, NHNN có đủ nguồn lực, năng lực về xây dựng và thực hiện CSTT theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao trách nhiệm chiến lược, hoạch định và thực thi CSTT. Chức năng, nghĩa vụ của NHNN tập trung chủ yếu vào ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Chính sách tiền tệ phải trở thành công cụ đắc lực để điều hành và kiểm soát kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phân tích kinh tế và đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống thị trường tài chính.
Nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của NHNN: Thực hiện chính sách thu hút cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, các chuyên gia về tài chính có năng
lực và trình độ chuyên môn cao. Hạn chế sự bảo hộ, can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao tính cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ: Đảm bảo cơ chế truyền dẫn CSTT được thông suốt, hoàn thiện các công cụ CSTT là rất quan trọng, vì đây là khâu đầu của cơ chế truyền dẫn. Nâng cao năng lực điều hành các công cụ CSTT, trước hết NHNN cần có tín hiệu rõ ràng trong điều hành các công cụ CSTT để các thành viên thị trường có thể chủ động trong quản lý thanh khoản của mình cần đánh giá và xem xét lại cơ chế điều hành của từng công cụ CSTT.
NHNN cần phải nâng cao vị thế độc lập của mình vì các bằng chứng thực nghiệm cũng như những lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường, để NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một cách hiệu quả, tính độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt. Tính độc lập ở đây không nhất thiết phải là độc lập về mô hình tổ chức hoặc độc lập trong việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ mà là độc lập hoàn toàn (cả về mặt pháp lý và thực tế) trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ.
4.4. Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ
Để nâng cao hiệu quả của quá trình thực thi CSTT đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện và tiếp tục phát triển hệ thống các công cụ bám sát thực tiễn VN - phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới CSTT. Hệ thống các công cụ phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng hỗ trợ, phối hợp thúc đẩy lẫn nhau tránh tình trạng triệt tiêu hiệu quả của nhau. Cụ thể:
4.4.1. Đối với công cụ hạn mức tín dụng
NHNN tuy không coi đây là một công cụ thường xuyên nhưng cũng cần phải theo dõi tổng số dư nợ của các NHTM ở các giai đoạn cụ thể và NHNN sẽ can thiệp vào hoạt động này trong điều kiện cụ thể. Giới hạn mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay không khả thi hay không. Các NHTM khi còn hạn mức tín dụng thì thả ga cho vay để thu lại nhiều lợi nhuận, bất chấp chất lượng tín dụng của ngân hàng mình như thế nào. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu
vay vốn là thường xuyên, khi đồng loạt các ngân hàng không cho vay thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, kéo theo 1 số hệ lụy. Từ đó, các ngân hàng thương mại tự tin là NHNN sẽ nới lỏng hạn mức tín dụng, như vậy biện pháp của NHNN cần gắt gao hơn
Dựa trên các mục tiêu tiền tệ bao gồm cả mức độ phê duyệt của cung tiền, NHNN thiết lập tổng khối lượng cho vay chiết khấu và sau đó giao mỗi ngân hàng một hạn ngạch, có tính đến tổng tài sản của ngân hàng, vốn chủ sở hữu và đang lưu hành tín dụng.
4.4.2. Đối với công cụ lãi suất
Việc điều chỉnh lãi suất cần linh hoạt gắn với thị trường trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả người gửi tiền, tổ chức tín dụng và người vay tiền, tạo điều kiện tập trung tối đa các nguồn vốn để tài trợ cho phát triển kinh tế.
Do vậy để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách phù hợp các tổ chức tín dụng phải căn cứ vào các nhân tố: Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp; sự biến động của quan hệ cung cầu; vốn đầu tư; mức độ lạm phát và diễn biến lãi suất trên thị trường.
NHNN cần tiếp tục duy trì việc điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi và tiền vay dài hạn cao hơn lãi suất tiền gửi và tiền vay ngắn hạn nhằm huy động vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Việc xác định lãi suất cho vay dài hạn có tính đến xu hướng tăng hay giảm lãi suất ngắn hạn trong từng thời kỳ.
Việc duy trì các mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng dân cư gặp điều khó khăn là phù hợp; tuy vậy chính phủ cần tìm các nguồn ngân sách và các kênh tài trợ hoạt động này đặt ngoài hoạt động kinh doanh của các NHTM quốc doanh.
Duy trì mức chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ một cách hợp lý, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt hiện tượng “đô la hoá” trên đất Việt Nam.
NHNN cần cập nhật kịp thời các mức lãi suất trên thị trường trên thị trường tiền tệ, đồng thời trang bị hệ thống thông tin, báo cáo về lãi suất qua mạng vi tính. Sau đó tiến hành tổng hợp, hình thành mức lãi suất trung bình và công bố mức lãi
suất cơ bản hàng ngày để các NHTM có cơ sở tham khảo lãi suất thị trường, kịp thời quyết định mức lãi suất cho ngân hàng mình.
4.4.3. Đối với công cụ dự trữ bắt buộc
- Vì dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế của các tổ chức tín dụng, do vậy trong cơ chế thị trường thì NHNN cần phải có cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc thích hợp để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng: nên mở