1.2.4.1. Hiệu ứng tích cực
Một lượng lạm phát nhỏ thì thường được xem như có ảnh hưởng khách quan đối với nền kinh tế. Một lý do cho điều này là thật khó khăn khi thương lượng lại những giá cả, và đặc biệt là những hậu quả trở về sau, nên với những giá cả thường gia tăng, việc điều chỉnh các mức giá có liên quan dễ dàng hơn. Nhiều giá cả “về sau khó giải quyết” và có khuynh hướng vượt lên trên, nên những nỗ lực để đạt được tỷ lệ lạm phát là 0 (mức độ giá cả không thay đổi) làm giá cả, lợi nhuận và việc làm ở khu vực khác bị giảm sút. Những nỗ lực để đạt được sự ổn định giá cả hoàn toàn cũng có thể đưa đến giảm phát, nó thường được xem xét như một lời từ
chối bởi những người theo chủ nghĩa Keynes bởi vì những điều chỉnh về sau trong tiền lương và sản lượng được kết hợp trong đó. Tổng quát hơn, bởi vì lạm phát vừa phải có nghĩa là giá cả của bất cứ hàng hóa nào cho sẵn có thể gia tăng trong suốt thời gian với những lợi thế vốn có không sớm thì muộn sẽ tạo ra được lợi tức. Sự ảnh hưởng này có khuynh hướng giữ thế chủ động của nền kinh tế trong một thời gian ngắn bằng cách khuyến khích chi tiêu và vay mượn, và trong thời gian dài sẽ khuyến khích đầu tư. Mặc dù, lạm phát cao có khuynh hướng giảm bớt thông tin chính yếu về lâu dài bằng cách gây thiệt hại cho việc khuyến khích để tiết kiệm, và để giảm thiểu chi tiêu lâu dài một cách hiệu quả bằng cách tạo ra sản phẩm mắc hơn. Giảm phát, ngược lại, dẫn đến một sự khuyến khích để tiết kiệm nhiều hơn và khuyến khích chi tiêu ngắn hạn ít hơn làm chậm lại sự phát triển tiềm tàng của nền kinh tế.
Lạm phát cũng được coi là một áp lực rủi ro tiềm tàng đưa ra sự khuyến khích sử dụng tiết kiệm để đầu tư, thay vì tạo ra sức mua cho những khoản tiết kiệm này để giảm dần lạm phát. Trong đầu tư, những rủi ro lạm phát thường làm cho các nhà đầu tư nhận lấy nhiều rủi ro hệ thống hơn, để mà thu được lợi nhuận ở ngay vào lúc lạm phát có thể xảy ra sắp tới. Lạm phát cũng được sử dụng như là một chỉ số để điều chỉnh chi phí sinh hoạt và như là một cơ hội cho một số trái phiếu. Thực ra mà nói, lạm phát là tỷ lệ mà tại đó những giao dịch của nền kinh tế được chiết khấu trở về trước.
Lạm phát cũng đưa đến cho các Ngân hàng Trung ương khả năng lèo lái, bởi vì công cụ quan trọng nhất để kiểm soát cung tiền và tốc độ tiền là đưa ra tỷ lệ lãi suất thấp nhất cho nền kinh tế - đó là tỷ lệ chiết khấu mà các ngân hàng có thể vay mượn từ Ngân hàng Trung ương. Từ khi vay mượn ở mức lãi suất âm bị vô hiệu thì một tỷ lệ lạm phát tuyệt đối sẽ đem đến “lý lẽ bào chữa” cho các giám đốc Ngân hàng Trung ương để kích thích nền kinh tế. Bởi vì Chính phủ kiểm soát các Ngân hàng Trung ương nên thường cũng có những áp lực về mặt chính trị để gia tăng cung tiền chi trả cho những dịch vụ của Chính phủ, điều này làm gia tăng ảnh
hưởng trong việc gây ra lạm phát và giảm đi lượng tiền ròng của Chính phủ trong những hợp đồng khế ước và nợ đã được thương lượng trong thời gian trước.
Tuy nhiên, nói chung, những tỷ lệ lạm phát trên số lượng danh nghĩa đã quy định để tự do hóa tiền tệ, và khuyến khích đầu tư, đặc biệt bởi vì theo lý thuyết kinh tế hiện tại, lạm phát sinh ra những khả năng lạm phát trong tương lai.
1.2.4.2. Hiệu ứng tiêu cực
Đối với lạm phát dự kiến
- Tổn thất thứ nhất là gây biến dạng thuế lạm phát đánh vào số tiền mà mọi người đang giữ.
- Tổn thất thứ hai của lạm phát phát sinh khi lạm phát cao buộc các doanh nghiệp phải thay đổi biểu giá thường xuyên hơn.
- Tổn thất thứ ba của lạm phát phát sinh do các doanh nghiệp tránh điều chỉnh giá cả thường xuyên khi phải chịu chi phí thực đơn; vì vậy, lạm phát càng cao, sự biến động của giá tương đối càng lớn.
- Tổn thất thứ tư của lạm phát do luật thuế gây ra. Nhiều điều khoản của luật thuế không tính đến tác động của lạm phát. Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, thường trái với ý định của người làm luật.
- Tổn thất thứ năm của lạm phát là sự bất tiện của cuộc sống trong một thế giới mà giá cả thị trường thường xuyên thay đổi. Tiền là thước đo mà chúng ta dựa vào để tính tóan các giao dịch kinh tế. Khi có lạm phát, cái thước này co giãn.
Đối với lạm phát không dự kiến
Lạm phát không dự kiến có tác động nguy hại hơn so với bất kỳ tổn thất nào của lạm phát ổn định, đựơc dự kiến từ trứơc: lạm phát không dự kiến phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán.