Chính sách tiền tệ và lạm phát từ năm 2006 2012

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Năm 2006, tăng trưởng tín dụng giảm từ mức khoảng 40% trong đầu năm 2005 xuống còn 24% trong tháng hai năm 2006. Các cú sốc về cung tiếp tục gây tác động tới giá cả, mặc dù có xuất hiện sức ép về cầu. Lạm phát đứng ở mức 7,5% vào tháng 5 năm 2006 so với 8,5% trong tháng 12 năm 2005. Các yếu tố then chốt nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững bao gồm: chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng và cơ chế cho vay minh bạch các dự án phát triển hạ tầng.

Cuối quý 1 năm 2006, ước tính GDP của Việt Nam tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát vẫn ở mức cao. Mặc dù quan ngại về khả năng mục tiêu tăng trưởng cao có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn miễn cưỡng trong việc áp dụng biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, sau khi đạt mức cao nhất là 42% vào tháng 12 năm 2004 và xuống còn khoảng 32% vào tháng 12 năm 2005 và 25% vào tháng 1 năm 2006. Mối quan ngại chủ yếu về tình trạng tăng trưởng tín dụng nhanh là ở chất lượng tín dụng. Cuối cùng sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng trong một môi trường lạm phát có thể có tác dụng giảm bớt sức ép về cầu.

Năm 2007 nghiệp vụ thị trường mở (bắt đầu áp dụng 2004) được tăng cường sử dụng và có những đổi mới như: cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm giám sát diễn biến của thị trường vốn bằng VND của các tổ chức tín dụng. Tổng cung tiền tệ đã tăng khoảng 49%, và tăng trưởng tín dụng ở mức trên 54% vào tháng 12 năm 2007. Một phần lớn trọng lượng tín dụng gia tăng này là xuất phát từ các ngân hàng thương mại cổ phần, với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng lên đến 100% trong cùng kỳ.

Cuối năm 2007 đầu năm 2008, Việt Nam đối mặt với tình trạng nền kinh tế phát triển quá nóng do nguồn vốn ngoại đổ mạnh vào. Những nổ lực làm trung hòa nguồn vốn này đã không thể ngăn cản sự bùng nổ tín dụng ngân hàng, lạm phát tăng tốc, nhập siêu tăng cao và các bong bóng bất động sản. Phản ứng kiên quyết của chính phủ từ tháng 3 năm 2008 trở đi đã thành công trong việc bình ổn nền kinh tế và giảm nhập siêu xuống trong vòng kiểm soát. Sáu tháng cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến cầu bên ngoài. Giá cả hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu trên thị trường thế giới nằm trong xu hướng sụt giảm kể từ quý 3, và sự sụt giảm sản xuất bắt đầu rõ nét. Chính phủ đã phản ứng nhanh với cú sốc kinh tế thứ 2 này, chuyển từ bình ổn kinh tế sang hỗ trợ hoạt động kinh tế vào tháng 11 năm 2008. Các biện pháp kích cầu đã được đưa ra sau đó đã giúp cho hoạt động kinh tế hồi phục trở lại.

Năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động do hai cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau, cụ thể trong quý 1 năm 2008 nền kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng, chưa thấy tác động gì của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cuối quý 1 năm 2008 với mức tăng trưởng tín dụng lên đến đỉnh điểm 63%. T ừ q u ý 2 đến quý 3 năm 2008 nền kinh tế có dấu hiệu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng này bắt đầu lộ rõ vào 3 tháng cuối năm 2008.

Tháng 3 năm 2008, ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, coi đó là một phần quan trọng trong nhóm giải pháp ổn định kinh tế. NHNN ngừng mua vào ngoại tệ từ cuối năm 2007 khi xu hướng lạm phát trong nước gia tăng. Sau đó, đầu năm 2008 NHNN phát hành tín phiếu ngân hàng bắt buộc nhằm rút bớt thanh khoản bằng đồng Việt Nam trong hệ thống ngân hàng đồng thời áp dụng trần lãi suất huy động kết quả tăng trưởng tín dụng đã giảm mạnh và làm dấy lên sự quan ngại về nguy cơ thiếu hụt thanh khoản vào tháng 6 và tháng 7. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau một thời gian ở mức cao, lãi suất bắt đầu hạ.

Gói giải pháp chính sách ban hành tháng 3 năm 2008 bao gồm chính sách thặt chặt tiền tệ và ngân hàng. Các giải pháp này đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong quý 2 năm 2008. So với cùng kỳ, GDP đã giảm từ mức 7,4% trong quí 1 năm 2008 xuống còn 5,8% trong quý 2 năm 2008. Tuy nhiên, tăng trưởng quý 3 đã khôi phục phần nào, góp phần đưa tăng trưởng GDP chín tháng đầu năm tăng 6,5%.

Năm 2009 vẫn là năm với đầy thách thức, tăng trường GDP của quý 1 năm 2009 chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ nằm 2008. Tình hình tín dụng hầu như không tăng trưởng trong vài tháng đầu năm 2009. NHNN Việt Nam kể từ tháng 11 đã nới lỏng chính sách tiền tệ, khẳng định chính sách đã được đưa ra một cách thận trọng vào hồi tháng 6. Song chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn đầu có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đảm bảo luân chuyển tín

dụng trong quý 1 năm 2009.

Chính sách tiền tệ được nới lỏng thông qua nhiều biện pháp. Trong đó có biện pháp giảm lãi s u ấ t v à giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. NHNN cũng mua lại lượng trái phiếu bắt buộc đã bán ra vào hồi tháng 3 năm 2008, khi ưu tiên chính sách còn là giải quyết tình trạng nền kinh tế phát triển quá nóng. Tác động của các biện pháp này đối với cung tiền đã được tăng cường qua việc chuyển sang áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Biên độ thả nổi đối với đồng đôla được nới rộng lên +/-5% vào tháng 3 năm 2009, từ +/-3% vào tháng 1 năm 2008, +/-2% vào tháng 6 và +/-1% vào tháng 3. Những thay đổi này diễn ra sau khi tỷ giá tham chiếu giảm 3% vào tháng 12 năm 2008.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam sụt giảm. Tác động trầm trọng nhất là vào quý 1 năm 2009, khi GDP tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi đã nổi lên từ quý 2 phần nào phản ánh những nổ lực hỗ trợ hoạt động kinh tế của chính phủ. Gói kích thích kinh tế khá lớn được đưa ra vào năm 2009 bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và hoàn thu nhiều loại thuế, và đầu tư vốn bổ sung. Kết quả là GDP tăng 4,5% trong quý 2 và 5,8% trong quý 3, nâng tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm lên 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009 là năm nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn. Do tác dụng phụ của chính sách hỗ trợ cho vay bằng VND và việc điều chỉnh lãi suất từ 14% xuống 8% làm cho tình hình thị trường ngoại hối biến động: nhu cầu ngoại tệ tăng m ạ n h d o các doanh nghiệp và dân chúng chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ. Trước tình hình đó, chính phủ thực hiện nhiều chính sách như: kiểm soát giao dịch ngoại tệ, cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ, giảm l ã i s u ấ t huy động và cho vay bằng ngoại tệ (giảm từ 6,5% xuống 4%). Cùng thời điểm này, tăng trưởng tín dụng cao, VND vẫn khan hiếm làm áp lực tăng lãi suất. Nhờ chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tăng lãi suất huy động nội tệ, tác động tốt đến việc duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn sự gia tăng nhanh của tỷ lệ lạm phát.

Trong năm 2010, tăng trưởng nhanh trong bối cảnh rủi ro tăng lên. Hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và ổn định. Mặc dù tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu không đều khắp trên toàn thế giới và khu vực Châu Á vẫn đạt được thành tích khá tốt, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy vậy, thành tích tăng trưởng ấn tượng cũng song hành với một số vấn đề kinh tế vĩ mô, dấu hiệu rủi ro đầu tiên xuất hiện vào năm 2007 khi nền kinh tế Việt Nam đón nhận một nguồn vốn ngoại tăng vọt chưa từng thấy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khởi đầu cuộc bùng nổ tín dụng và bong bóng giá tài sản. Kể từ đó, vấn đề cảng trở nên trầm trọng hơn với một loạt cú sốc từ bên ngoài như giá cả hàng hóa thế giới tăng trong năm 2008, khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu trong năm 2009 và khủng hoảng nợ quốc gia năm 2010 ở Châu Âu. Việt Nam rơi vào tình trạng không mong muốn với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong toàn bộ khu vực Đông Á Thái Bình Dương (6,5%) trong năm 2009 và khoản trên dưới 10% trong năm 2010. Bên cạnh tỷ lệ lạm phát cao, Việt Nam còn phải đối mặt với sức ép tiền tệ, mức dự trữ ngoại hối sụt giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm và chênh lệch lãi suất quốc gia cao so với các nền kinh tế năng động nhất trong khu vực.

Năm 2011 thực sự là năm “ thử lửa” đối với việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách “thắt lưng buộc bụng” được áp dụng. Mối quan tâm của chính phủ lúc này là kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, giữ thanh khoản cho hệ thống NHTM. NHNN qui định lãi suất huy động không quá 14%, tăng trưởng tín dụng không quá 20%, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng 6% cả năm 2011 vẫn đạt được. Tuy nhiên tình hình lạm phát không mấy khả quan, tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục tăng lên 18%.

Năm 2012 lạm phát được kiềm chế về một con số, song vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế hợp lý, từng bước tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững trung và dài hạn. Chính sách tiền tệ trong năm 2012 được điều hành khá thận trọng. Lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống theo định hướng

của NHNN; phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát. Kết quả điều hành trong năm 2012 mức lãi suất huy động và cho vay giảm nhanh hơn dự kiể́n của NHNN; lãi suất huy động giảm từ 3 - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5 - 9%/năm so với cuối năm 2011. Lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 10%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9%. Việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay ở mức thấp là một trong những điều kiện làm giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Trong lĩnh vực ngoại hối và tỷ giá, thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, cùng với các giải pháp phù hợp khác của Chính phủ đưa ra, đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu. Thành công lớn trong năm 2012 đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu đó là, năm đầu tiên kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 0,3 tỷ USD (kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 113,79 tỷ USD) đã góp phần tích cực trong việc cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)