Quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61)

3.2.1 Quyền kháng cáo

3.2.1.1 Tồn tại

 Để đảm bảo quyền lợi cho người bị hại trong tố tụng hình sự thì pháp luật nước ta đã quy định cho người bị hại được quyền kháng cáo. Tuy nhiên việc kháng cáo của người bị hại cụ thể là phạm vi thực hiện quyền kháng cáo thì pháp luật lại quy định không thống nhất với nhau. Do đó có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Tại điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo”. Như vậy, theo quy định này chỉ cho phép người bị hại kháng cáo trong phạm vi phần bồi thường và phần hình phạt. Những phần khác trong bản án như tội danh, khung hình phạt, biện pháp tư pháp, xử lý vật chứng... nếu không đồng tình với bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thì người bị hại không có quyền kháng cáo. Trong khi đó tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự lại quy định: “Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án” và Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định “Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Như vậy theo quy định này thì người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định Tòa án cấp sơ thẩm. Điều luật không thể hiện bất cứ sự giới hạn nào như tinh thần của Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự. Như vậy có thể thấy nội dung điều luật lại mâu thuẫn với nhau và khi gặp trường hợp trên Tòa án sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị hại theo đúng quy định của pháp luật vừa thể hiện được tính hợp lý trong áp dụng pháp luật. Cũng xuất phát từ sự không thống nhất hai điều luật trên nên mỗi nơi có thể có cách hiểu riêng của mình.

 Nhưng nhìn chung lại việc xác định cho người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án quyết định sơ thẩm là hợp lý hơn, phù hợp với thực tiễn xét xử. Bởi vì thực tiễn xét xử cần nên chấp nhận yêu cầu người bị hại ngoài phạm vi Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 mới có thể bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Trong thực tiễn xét xử thì Tòa án cấp phúc thẩm thường căn cứ vào Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 để xét quyền kháng cáo của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ vì theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” đã quy định về vấn đề này đó là người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án và quyết định Tòa án cấp sơ thẩm. Ví dụ như vụ án cô giáo thiêu ba người ở Hà Nội trong vụ án này gia đình của bị hại

đã làm đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm về toàn bộ bản án trong vụ “giết người” và “hủy hoại tài sản”: hai người đứng đơn kháng cáo là bà Hoàng Thị Huỳnh, mẹ đẻ nạn nhân Nguyễn Chí Hưng và ông Bùi Đức Lự, bố đẻ nạn nhân Bùi Thị Thu Hà. Hai người là đại diện hợp pháp cho gia đình bị hại gồm vợ chồng anh Nguyễn Chí Hưng, Bùi Thị Thu Hà và con gái, cháu Nguyễn Thảo Hiền. Bị cáo là Nguyễn Thị Thuận và đồng bọn đã được Tòa án quân sự thủ đô Hà Nội xét xử ngày 3 đến ngày 4/8/2010. Sau hai ngày xét xử, chiều 4/8/2010, Tòa án quân sự Quân khu Thủ đô đã tuyên bị cáo Nguyễn Thị Thuận mức án tù chung thân cho tội giết người và năm năm tù giam cho tội hủy hoại tài sản. Mức án kể trên đã khiến gia đình nạn nhân có phản ứng kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của Toà án Quân sự Thủ đô Hà Nội với lý do: Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án này chưa xem xét đầy đủ tính nghiêm trọng hành vi phạm tội của các bị cáo44. Trong vụ án này gia đình của người bị hại đã tiến hành kháng cáo toàn bộ bản án quyết định Tòa án sơ thẩm vì cho rằng xét xử không thể hiện được bản chất của vụ án, chưa thể hiện được mức nguy hiểm mà bị cáo đã gây ra và Tòa án đã tiến hành nhận đơn yêu cầu kháng cáo toàn bộ bản án của gia đình bị hại. Việc nhận đơn kháng cáo của gia đình người bị hại trong vụ án là đúng theo quy định của pháp luật do đó Tòa án phải nhận đơn yêu cầu và tiến hành xem xét giải quyết. Việc kháng cáo trên góp phần đảm bảo vụ án được xét xử công bằng, không bỏ lọt tội phạm và để Tòa án cấp trên xem xét lại bản án sơ thẩm để xét xử theo đúng quy định của pháp luật.

3.2.1.2 Hướng đề xuất

 Để khắc phục sự mâu thuẫn, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng cũng như để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người bị hại cần thiết phải sửa lại nội dung Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo tinh thần Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự đó là chấp nhận cho người bị hại được quyền kháng cáo toàn bộ bản án của Tòa án cấp sơ thẩm. Để tạo ra sự thống nhất trong pháp luật, tạo ra sự an tâm hơn cho người bị hại khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Đồng thời cũng bảo vệ được những lợi ích đầy đủ và hợp pháp của người bị hại khi tham gia tố tụng.

44

Trang thông tin điện tử 24h, Vụ cô giáo thiêu ba người gia đình bị hại kháng cáo,http://www.24h.com.vn/an- ninh-hinh-su/vu-co-giao-thieu-3-nguoi-gia-dinh-bi-hai-khang-cao-c51a316999.html.

3.2.2 Quyền đƣợc pháp luật bảo vệ

3.2.2.1 Tồn tại

Trong giải quyết vụ án hình sự những thông tin của người bị hại cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng là rất quan trọng trong việc phát hiện ra tội phạm và hướng giải quyết vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy trong nhiều vụ án hình sự người bị hại tỏ ra e ngại, bất hợp tác hoặc có hợp tác nhưng hợp tác không tích cực với cơ quan có thẩm quyền. Nguyên nhân tình trạng trên là do trước hết những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành về bảo vệ người bị hại và người thân của họ đó là trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về bảo vệ người bị hại và người thân thích của họ, chưa được hướng dẫn chi tiết, trên thực tế chưa triển khai nghiêm túc. Hầu hết các quy định chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu hướng dẫn cụ thể, nhất là các biện pháp bảo vệ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền… Đồng thời cũng chưa có quy định trong trường hợp cụ thể nào thì người bị hại và những người thân thích của họ được bảo vệ. Bên cạnh đó do người bị hại đa số sự hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế không biết được quyền của mình khi tham gia tố tụng và cũng không thật sự tin tưởng vào cơ quan tố tụng có khả năng bảo vệ mình, gia đình mình nên thường tìm cách bảo vệ mình chứ không yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng bảo vệ. Ví dụ như vụ án: ngày 19/4/2010, gần 50 trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC14) bất ngờ kiểm tra quán bar Olympic (phường Tân Mai) và quán bar 69 (phường Quyết Thắng), TP Biên Hòa và bắt Nguyễn Văn Long (Long Thanh) ngụ tại Hố Nai và đồng bọn. Long đứng sau và là chủ thực sự của hai quán bar 69 và Olympic. Từ lâu, giới giang hồ Biên Hòa nghe đến tên Long là sợ hãi. Qua lời khai của một số đối tượng trong quán bar và chứng cứ thu thập được, lãnh đạo PC14 nhận định có băng nhóm hoạt động mang tính chất xã hội đen, chuyên cưỡng đoạt tài sản, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, hoạt động trong thời gian dài ở địa bàn TP Biên Hòa. Tại Cơ quan điều tra, bước đầu Long Thanh thừa nhận có hành vi cưỡng đoạt tài sản. Các đàn em Long Thanh khai trong dịp tết Nguyên đán có nhóm thanh niên đến quán bar 69 chơi rồi đánh nhau tại quán. Long Thanh tìm nhóm thanh niên này đòi “bồi thường thiệt hại 120 triệu đồng”. Nhóm này đã nộp 56 triệu đồng cho Long Thanh nhưng không dám trình báo công an45. Trong vụ án nhóm thanh niên đã bị Long Thanh cưỡng đoạt tài sản nhưng do băng nhóm của Long Thanh rất nguy hiểm trong khu vực, do đó nhóm thanh niên để để tự bảo vệ mình đã không dám trình báo Cơ quan điều tra một phần do băng nhóm nguy hiểm lo ngại Cơ quan điều tra sẽ không bảo vệ họ được. Việc không trình báo của nhóm thanh niên đã để bỏ tội phạm

45

Báo Pháp Luật, Bắt khẩn cấp“đại ca” Long Thanh và đàn em, Trung Dung, Đức Hiển, http://phapluattp.vn/20 10042212190129p0c1015/bat-khan-cap-dai-ca-long-thanh-va-dan-em.htm.

sống ngoài vòng pháp luật trong khoảng thời gian dài, không xử lý được tội phạm. Vì vậy để tội phạm được xét xử đúng theo quy định của pháp luật người bị hại khi thấy có hành vi phạm tội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình phải báo ngay Cơ quan điều tra để được pháp luật bảo vệ đồng thời buộc tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội của mình gây ra.

 Ngoài ra không ít trường hợp người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ bị kẻ phạm tội hoặc những người thân của người này khống chế, đe dọa, mua chuộc, lừa dối hoặc có những thủ đoạn khác kẻ phạm tội. Cụ thể như người phạm tội hoặc thân nhân của họ sử dụng lợi ích vật chất hay các lợi ích khác tác động đến tâm lý của người bị hại để người bị hại không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền hay khống chế đe dọa người bị hại làm cho họ cảm giác sợ hãi. Ngoài ra hành vi trả thù bị cáo hoặc thân nhân của bị cáo trực tiếp hay thông qua người thứ ba nào đó gây thiệt hại cho gia đình người bị hại hoặc người thân thích của họ còn là rất nguy hiểm do việc người bị hại đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu thông tin liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo làm cho người bị hại cảm giác lo lắng đồng thời cũng gây ra tâm lý thiếu tin tưởng vào khả năng bảo vệ công dân của cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết vụ án. Để từ việc đó người bị hại khai báo không khách quan, khai báo theo hướng có lợi cho bị cáo dẫn đến cơ quan tiến hành tố tụng không đủ căn cứ để xử lý đối tượng gây án hoặc nếu có xử lý thì xử lý không chính xác, có thể là theo hướng giảm nhẹ cho bị cáo… Ví dụ như vụ án ở huyện Điện Biên, Cơ quan điều tra Công an huyện Điện Biên đã khởi tố vụ án Trần Thị Nguyệt về tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, tại Cơ quan điều tra, chị Nguyệt không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh việc Ly A Tủa có mua xe máy của chị Trần Thị Nguyệt do không đủ tiền nên Tủa đã phải nợ Nguyệt 6,5 triệu đồng trước sự bảo lãnh Chía. Sau đó đến hạn Tủa không có tiền trả cho Nguyệt, nên khi thấy Chía vào cửa hàng của mình Nguyệt yêu cầu Chía trả nợ do Chía đã bảo lãnh Tủa. Chía không trả do đó xảy ra xô xát, Nguyệt và những người làm cho Nguyệt đánh và lấy xe Chía. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra cũng thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh Nguyệt đã dùng vũ lực huy động người uy hiếp Chía và dùng hung khí nguy hiểm (bằng búa sắt có cán gỗ) để chiếm đoạt chiếc xe máy của Chía. Tuy nhiên, sau đó Ly và Chía thay đổi lời khai kêu oan cho Nguyệt và cho rằng, Cơ quan điều tra không khách quan. Về việc Ly, Chía thay đổi lời khai, Cơ quan điều tra đã thu thập được tài liệu chứng minh việc Trần Quốc Trải (là chồng Nguyệt) đã mua chuộc Ly, Chía và một số người khác khai

sai sự thật và hướng dẫn cho Trần Thị Nguyệt lời khai sai sự thật để trốn tội46

. Vụ án do Trần Quốc Trải là người thân của bị cáo Nguyệt đã thực hiện hành vi của mình là mua chuộc Ly và Chía. Do đó hai người này đã khai không đúng sự thật gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Nếu như các cơ quan không phát hiện ra việc chồng của bị cáo Nguyệt đã mua chuộc hai người bị hại trên thì sẽ rất có thể là đã bỏ lọt tội phạm.

3.2.2.2 Hướng đề xuất

 Để khắc phục tình trạng trên, trong khi chưa có chế độ pháp lý đầy đủ về bảo vệ người bị hại thì các cơ quan tố tụng phối hợp thực hiện tốt về việc bảo vệ người bị hại hạn chế hành vi xâm hại của bị cáo đến người bị hại và thân thích của họ.

 Tiếp đó các cơ quan nên xây dựng một chế độ pháp lý cụ thể về bảo vệ người bị hại vì thông qua pháp luật cụ thể đó giúp cho người bị hại hạn chế phần nào bị mua chuộc, khống chế đe dọa, trả thù tạo tâm lý an toàn, tích cực người bị hại trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Chế định pháp luật đó có thể quy định cụ thể về đối tượng bảo vệ đó là người bị hại, người thân thích của người bị hại; bảo vệ khi có nguy cơ bị người phạm tội tấn công hoặc xâm hại và mức độ là nguy hiểm đáng kể cần kịp thời bảo vệ; trách nhiệm bảo vệ của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra khi xây dựng chế định pháp lý đó cũng cần nên quy định khi người bị hại yêu cầu và cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở cho rằng người bị hại bị đe dọa thì các cơ quan sẽ tiến hành bảo vệ họ tránh khỏi sự xâm hại đó.

3.2.3 Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập

3.2.3.1 Tồn tại

 Để đảm bảo cho việc xét xử được thực hiện khách quan, theo đúng pháp luật thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tại khoản 4 Điều 51 “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”. Thông qua triệu tập người bị hại cung cấp thêm chứng cứ làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Tuy nhiên từ quy định này cũng đã gây ra một số tồn tại thực tiễn đó là thực tế cũng có những trường hợp cơ quan tiến hành gửi giấy triệu tập nhưng người bị hại không có mặt. Có trường hợp người bị hại cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Vấn đề vắng mặt không có lý do chính đáng thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại chưa có quy định cụ thể trong khi vụ

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 61)