Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và khiếu nại các

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 40)

quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng

a) Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

 Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định những biện pháp để bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội. Tòa án khi xét xử sơ thẩm phải ra một bản án hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ. Mặc dù vậy không loại trừ những trường hợp bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không đáp ứng được những yêu cầu của pháp luật. Để đảm bảo sự thận trọng trong

việc xét xử cũng như đảm bảo quyền người bị hại được phản đối lại bản án, quyết định của Tòa án24

. Vì vậy mà pháp luật quy định cho người bị hại trong vụ án hình sự được quyền kháng cáo nhằm để bảo vệ quyền lợi của mình.

 Kháng cáo là quyền của của người tham gia tố tụng trong việc đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm25. Quyền kháng cáo của người bị hại được hiểu là việc người bị hại không đồng ý với bản án hoặc quyết định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm trên xét xử lại. Quyền kháng cáo này có giá trị đối với người bị hại đó là thể hiện tính dân chủ trong pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Đối với vụ án quyền kháng cáo người bị hại giúp cho vụ án được xét xử theo đúng pháp luật, giúp Tòa án cấp sơ thẩm sửa chữa sai sót. Nếu như quyền kháng cáo của người bị hại không được đảm bảo có thể gây ra hậu quả là làm cho vụ án sẽ không được xét xử công minh theo đúng quy định của pháp luật, có thể gây oan sai và bỏ lọt tội phạm.

 Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người bị hại có quyền kháng cáo đối với các bản án, quyết định của Tòa án và trong phần xét xử phúc thẩm tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cũng đã quy định những người có quyền kháng cáo “bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Qua đó thấy được ý nghĩa của việc kháng cáo đó là Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà cấp sơ thẩm đã xét xử bị kháng cáo vì có phát hiện sai lầm, thiếu sót trong việc xét xử sơ thẩm và khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc xét xử sơ thẩm đồng thời cũng bảo vệ được quyền lợi của công dân khi tham gia vào pháp luật.

 Bên cạnh Điều 231 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì tiếp đó Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao cũng đã ra một Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự. Nghị quyết này quy định người bị hại có quyền kháng cáo cụ thể như sau:

 Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân

24

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, 2007, trang 405.

25

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Học phần 2 – “Các giai đoạn tố tụng hình sự”, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, trang 60.

sự.

 Người bị hại là người thành niên, không có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì họ phải tự mình thực hiện quyền kháng cáo. Nếu người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất và tâm thần thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ có quyền kháng cáo đối với bản án hoặc quyết định Tòa án cấp sơ thẩm. Trong trường hợp người bị hại chết thì thân nhân là người có quyền kháng cáo.

 Trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp pháp của người bị hại (ví dụ cha, mẹ, vợ và con thành niên của người bị hại) thì phân biệt như sau:

a) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một người trong số họ thay mặt họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc trong lời khai của họ), thì sau khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện hoặc có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện.

b) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ do một hoặc một số người trong số họ tự nhận, nếu sau khi xét xử sơ thẩm có người trong số những người chưa cử người đại diện có đơn với nội dung khiếu nại bản án sơ thẩm hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án thì xử lý như sau:

b.1) Nếu nội dung đơn của họ phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung;

b.2) Nếu nội dung đơn của họ không phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng hoặc người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng không kháng cáo và trong vụ án còn có những người tham gia tố tụng khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, thì khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm về phần có liên quan mà họ có khiếu nại hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (chưa đưa họ vào tham gia tố tụng khi quyền, lợi ích của họ xung đột với quyền, lợi ích của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng);

đơn của họ được coi là đơn khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp này bản án hoặc quyết định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

 Kháng cáo là căn cứ để Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm vì vậy mà pháp luật quy định trình tự, thủ tục kháng cáo của người bị hại đó là khi người bị hại kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi đơn đó đến Tòa án đã xét sơ thẩm hoặc Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án đó quy định tại Điều 233 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Việc quy định người bị hại được quyền kháng cáo có thể gửi đến một trong hai Tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người kháng cáo thấy nơi nào thuận tiện cho việc kháng cáo thì gửi. Cũng theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị hại kháng cáo cũng có thể kháng cáo bằng miệng trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm sẽ lập biên bản về việc kháng cáo. Việc lập biên bản sẽ phải tuân thủ Điều 95 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Thời hạn để kháng cáo theo quy định Điều 234 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là mười lăm ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. Trong trường hợp xét xử vắng mặt người bị hại thì thời hại kháng cáo được tính từ ngày bản sao bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Sau khi hết thời hạn này việc kháng cáo của người bị hại sẽ không được chấp nhận trừ trường hợp quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đó là kháng cáo quá hạn “việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng”. Có thể hiểu “ lý do chính đáng” ở đây đó là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định lý do đó có thể là: bị ốm, bị tai nạn... khiến không thể gửi kháng cáo trong thời gian kháng cáo26

.

 Theo quy định Điều 238 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo cụ thể là:

 Người bị hại có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung. Nếu như trường hợp người bị hại rút một phần kháng cáo, nhiều người kháng cáo có người rút người không rút kháng cáo thì Tòa án sẽ xét xử đối với phần kháng cáo.

26

Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý, Bình Luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005, trang 482.

 Trong trường hợp tại phiên tòa người bị hại rút toàn bộ kháng cáo, trong vụ án không còn kháng cáo thì xét xử phúc thẩm sẽ được đình chỉ. Nếu người bị hại rút một phần kháng cáo thì Tòa án phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án sơ thẩm còn bị kháng cáo trừ trường hợp tại Điều 241 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét các phần khác trong bản án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại quyền kháng cáo của người bị hại đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự góp phần quan trọng giúp cho người bị hại bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời đó cũng là cơ sở để khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới rút kinh nghiệm cho việc xét xử, bảo đảm được tính thống nhất của pháp luật. Trong phần kháng cáo này người bị hại có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, việc rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo có thể được thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Ví dụ: người bị hại đột ngột rút kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt với cựu trung tá công an Dương Bích Thủy ngay tại phiên tòa phúc thẩm hôm 13/9/2007. Án sơ thẩm tuyên Dương Bích Thủy là 15 tháng tù giam, đến 2007 Dương Bích Thủy đã bị giam giữ gần 14 tháng. HĐXX phúc thẩm TAND tối cao đã giữ nguyên mức án 15 tháng tù giam đối với nữ trung tá công an Dương Bích Thủy về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Đ143-BLHS). Bị cáo bị đưa ra xét xử phúc thẩm do có đơn kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt đối với Thuỷ và một số đồng phạm. Ban đầu, bị hại cương quyết với yêu cầu tăng mức án với lý do Thủy là người đứng đầu, “bảo kê”, tổ chức cho Ngọc “xa lộ” và khoảng 30 đàn em cầm búa tạ đập phá căn nhà bên hồ Ba Mẫu đêm 23/5/2006. Nhưng sau đó, bị hại lại đột ngột thay đổi rút yêu cầu kháng cáo và cho rằng án sơ thẩm 15 tháng tù giam dành cho cựu trung tá công an này là phù hợp27. Trong vụ án người bị hại đã rút kháng cáo cho bị cáo Thủy tại phiên tòa, yêu cầu rút kháng cáo này của người bị hại là phù hợp với pháp luật và đã được Tòa án chấp nhận.

b) Quyền khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng

 Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Theo pháp luật, riêng đối với hoạt động tố tụng hình sự là một trong những hoạt động có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân. Vì vậy để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân là nội dung quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thực tế trong quá trình giải quyết vụ án hình sự các cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhiều biện pháp nhằm tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì lẽ đó không tránh khỏi những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những hành vi vi phạm pháp

27

Báo Dân Trí, Bị hại rút kháng cáo vụ cựu trung tá Dương Bích Thủy, Thảo Cường, http://dantri.com.vn/c0/s0- 196772/bi-hai-rut-khang-cao-vu-cuu-trung-ta-duong-bich-thuy.htm.

luật, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và người bị hại nói riêng. Chính vì vậy để lợi ích của người bị hại mà pháp luật nước ta đã quy định cho người bị hại trong vụ án hình sự đó là quyền được khiếu nại đối với các quyết định, hành vi tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng gây ra theo điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

 Quyền khiếu nại của người bị hại là quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp phản đối quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quyền khiếu nại người bị hại có thể hiểu là khi người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng là trái pháp luật và xâm phạm đến lợi ích của mình thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp luật đó. Qua quyền này giúp cho người bị hại bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đồng thời với quyền này giúp phát hiện ra những quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền để vụ án được xét xử khách quan theo tinh thần của pháp luật. Nếu quyền khiếu nại của người bị hại không được đảm bảo thì vụ án có thể xét xử không đúng như tình tiết, nội dung của vụ án có thể ảnh hưởng quyền người bị hại nói riêng và người tham gia tố tụng nói chung.

 Để quyền khiếu nại được thực hiện tốt hơn thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP ngày 10 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tại thông tư này có hướng dẫn cụ thể về khiếu nại trong tố tụng hình sự, quyết định, hành vi bị khiếu nại. Cụ thể là:

Khiếu nại trong tố tụng hình sự: là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục quy

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 40)