Nghĩa vụ khai báo

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 67)

3.2.4.1 Tồn tại

 Theo quy định pháp luật tố tụng hình sự, khai báo không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với người bị hại, người bị hại có quyền khai báo khi có căn cứ cho lời khai của mình. Nếu người bị hại có lý do chính đáng có thể được từ chối khai báo, nhưng nếu như người bị hại đã khai báo thì việc khai báo đó phải đúng và phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Tại khoản 4 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nghĩa vụ khai báo của người bị hại và nếu người bị hại không khai báo mà không có lý do chính đáng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 Bộ luật hình sự. Trong khi đó chưa thấy có hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm quyền về tội từ chối khai báo “có lý do chính đáng” và chưa có hướng dẫn “không có lý do chính đáng” nên thực tế gặp trường hợp này cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm khắc nên có nhiều ý kiến cho rằng quy định này là không thực tế. Ví dụ như vụ án ở huyện Ninh sơn tỉnh Bình Thuận48

hai người ngồi sau Ngân đã được triệu tập để khai báo các tình tiết có liên quan đến vụ án nhưng hai người bị hại lại không đến và không có lý do từ chối khai báo và các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có một biện pháp chế tài để xử lý hai người bị hại này dẫn đến vụ án bị hoãn nhiều lần. Mặc khác người bị hại là người bị thiệt hại còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khi đó bị can, bị cáo từ chối khai báo lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy có thể thấy là không công bằng cho người bị hại. Tuy nhiên quyền công dân bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ công dân, việc khai báo của người bị hại sẽ góp phần tìm ra sự thật của vụ án vì vậy khó có thể loại bỏ quy định này. Tuy nhiên, làm thế nào để một tội danh được quy định có phải tính khả thi là điều quan trọng. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn để khắc phục những bất cập như đã nêu để vụ án được xét xử công tâm hơn.

Khi người bị hại tham gia tố tụng tuy pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của người bị hại nhưng không phải người bị hại nào cũng biết quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Vì vậy thực tế rất khó khăn cho người bị hại và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xét xử. Như trường hợp đối với các vụ án có liên quan đến xác định tội phạm cần đi giám định tỷ lệ tổn hại về sức khỏe đối với người bị hại. Tuy nhiên thực tế gặp khó khăn là tuy là pháp luật đã quy định cụ thể nhưng người bị hại không chịu đi giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, do đó rất khó khăn giải quyết vụ án. Hành vi từ chối giám định của người bị hại ở đây bản chất là hành vi không thực hiện giám định theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền. Lúc đó chỉ có biện pháp hữu hiệu nhất tác động tư tưởng động viên họ

48

đi giám định để người bị hại biết được quyền và nghĩa vụ của mình. Vì hiện nay người bị hại từ chối giám định cũng chưa có chế tài với họ. Nhưng rõ ràng việc không hợp tác này đã gây khó khăn cho vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội. Do vậy vấn đề giám định người bị hại do tính chất quan trọng của vụ án pháp luật có thể quy định là các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định thì người bị hại phải đi giám định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để tìm ra sự thật của vụ án không được từ chối giám định nếu không có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể là các trường hợp dùng để xác định49: nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe; tình trạng tâm thần của người bị hại trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng nhận thức, và khai báo đúng đắn với các tình tiết của vụ án; tuổi của người bị hại có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ; chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả...

Ví dụ như trường hợp vụ án: Nguyễn Hoàng Qui cố ý gây thương tích (ở quận 1, TP.HCM) cho Vũ Trọng Tính. Tính bị Qui và một người khác đánh cho một trận tơi tả. Sau đó, Tính yêu cầu xử lý hai người trên. Thế nhưng khi vụ án đang tiến triển, Tính bỗng dưng lắc đầu, không muốn giám định xem vết thương thế nào, đồng thời làm đơn bãi nại nên cơ quan chức năng đành phải xếp hồ sơ50. Người bị hại Tính lúc thì yêu cầu khởi tố, lúc lại rút yêu cầu hoặc không chịu giám định tỷ lệ thương tật khiến cho cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn. Trong vụ án do Tính từ chối đi giám định tỷ+ lệ thương tật nên không thể tiếp tục vụ án được. Trong trường hợp này các cơ quan tiến hành tố nên phổ biến, động viên người bị hại biết được pháp luật để họ đi giám định góp phần xét xử tội phạm theo đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và nếu thấy cần thiết các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo người bị hại tuân thủ nghĩa vụ của mình.

Tóm lại, nếu giám định trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định đối với người bị hại thì giải pháp tốt nhất là phổ biến, động viên người bị hại để họ đi giám định và trong những trường hợp cần thiết pháp luật tố tụng hình sự nên có những quy định chế tài đối với người bị hại để bảo đảm vụ án được xét xử khách quan và không bỏ lọt tội phạm.

3.2.4.2 Hướng đề xuất

Để khắc phục vấn đề trên nên quy định khoản 4 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự chặt chẽ hơn. Nên quy định cụ thể như thế nào là có lý do chính đáng cụ thể lý do đó là do những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người bị

49

Xem Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về trưng cầu giám định.

50

Báo Pháp Luật, Án cố ý gây thương tích: Mệt vì nạn nhân gây khó, Hoàng Yến, http://phapluattp.vn/20101129 110053561p0c1063/an-co-y-gay-thuong-tich-met-vi-bi-nan-nhan-gay-kho.htm.

hại không thể khai báo được như: bị ốm, bị tai nạn... hoặc khai báo có liên quan đến những người có quan hệ thân thích với người bị hại như ông, bà, cha, mẹ, con, cháu... của người bị hại mà việc từ chối đó không liên quan đến các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 để từ lý do đó nếu người bị hại không đến mà không có lý do chính đáng thì các cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để đảm bảo người bị hại có mặt khai báo để vụ án được xét xử nhanh và khách quan. Đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cũng phải nghiêm minh, xử lý đúng như quy định của pháp luật. Nếu người bị hại không đến khai báo thì cơ quan tiến hành tố tụng nên thông báo cho họ biết là nếu không đến khai báo mà không có lý do chính đáng đã được quy định trong luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ quy định này sẽ tạo điều kiện người bị hại tham gia tố tụng tích cực hơn, khai báo chính xác hơn và cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật của vụ án.

Ngoài ra pháp luật nên quy định cụ thể nghĩa vụ nào của người bị hại là nghĩa vụ cần phải khai báo như các tội liên quan khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại tại các khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của Bộ luật hình sự năm 1999 vì các tội này liên quan đến yêu cầu khởi tố của người bị hại liên quan đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại do đó khi có yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành điều tra do vậy người bị hại phải đưa ra các chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét giải quyết, riêng các tội liên quan đến các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 do các tội liên quan đến an ninh quốc gia và mức độ nguy hiểm tội phạm vì vậy cũng rất cần khai báo người bị hại. Đối với nghĩa vụ còn lại người bị hại không cần khai báo nếu người bị hại không khai báo thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra để tìm ra sự thật của vụ án. Ví dụ như tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự 199951

thì khoản 1 sẽ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại

51

Xem Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 tội hiếp dâm:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội nhiều lần;

do vậy người bị hại sẽ tiến hành khai báo để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đến khoản 2 thì không cần yêu cầu khởi tố người bị hại cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tìm chứng cứ để khởi tố tội phạm, người bị hại khai báo thì cơ quan tố tụng xem xét nếu không khai báo thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải tiến hành điều tra.

 Đối với trường hợp giám định thì biện pháp tối ưu nhất là áp dụng các biện pháp tác động về tư tưởng, động viên người bị hại hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời cũng giải thích cho người bị hại biết được việc giám định không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của người bị hại mà là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành vi của kẻ phạm tội theo đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra nếu thấy cần thiết bổ sung thêm hành vi từ chối giám định của người bị hại vào Điều 308 Bộ luật hình sự (tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu) để họ thấy rõ được trách nhiệm của mình và chấp nhận việc giám định.

Tóm lại để đảm bảo khai báo của người bị hại trong vụ án các cơ quan có thẩm quyền nên quy định cụ thể hơn về quy định tội từ chối khai báo và xử lý nghiêm minh truy cứu trách nhiệm hình sự người bị hại nếu họ không đến khai báo mà không có lý do chính đáng để tạo tâm lý cho người bị hại phải khai báo theo đúng pháp luật.

3.2.5 Những hiểu biết hạn chế của ngƣời bị hại khi tham gia tố tụng

3.2.5.1 Tồn tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tiễn ngày nay còn xảy ra không ít trường hợp đó là cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được tội phạm, các thiệt hại do tội phạm gây ra nhưng lại không tìm được người bị hại. Người bị hại khi bị thiệt hại đã không đến trình báo với Cơ quan điều tra do không hiểu biết được hành vi của tội phạm là rất nguy hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ đến khi cơ quan công an qua điều tra, bắt giữ đối tượng, thu hồi tang vật mới lần ra được bị hại. Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ích khó khăn về vấn đề này. Ví dụ như vụ án: vào tháng 8/2009, một đối tượng cướp giật túi xách của một phụ nữ ở khu vực trước cửa chợ Hôm, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng chạy đến phố Hàng Bài, phường Hàng Bài thì bị lực lượng Công an và nhân dân quận Hoàn Kiếm bắt giữ. Tuy nhiên, người bị hại của vụ cướp giật không đến trình báo cơ quan Công an. Để xử lý được đối tượng theo quy định của pháp luật Đội CSĐT tội phạm về TTXH - CAQ Hoàn Kiếm phối hợp cùng với CAP Hàng Bài khẩn trương tổ chức xác minh mới xác định người phụ nữ bị cướp giật túi xách trú tại phố Trần Xuân Soạn. Chị này cho hay, do bị ngã xuống đường xây xát mặt mũi nên đã đi xe ôm chở tới bệnh viện để sơ cứu, sau đó về nhà52. Trong vụ án này tuy

52

Báo Pháp Luật, Gian nan tìm người bị hại, Trung Hiếu, http://phapluattp.vn/275972p0c1015/gian-nan-tim- nguoi-bi-hai.htm.

Cơ quan điều tra đã xác định được tội phạm nhưng người bị hại lại không đến trình báo nên đã gây khó khăn cho lực lượng điều tra trong việc hoàn tất hồ sơ để xử lý nghiêm đối tượng trước pháp luật. Đáng lý ra khi bị tội phạm xâm hại người bị hại phải đến cơ quan trình báo về hành vi phạm tội, nhưng người bị hại lại về nhà. Vì vậy khi bắt được người phạm tội các cơ quan lại đi tìm người bị hại do vậy mất rất nhiều thời gian, công sức cho vụ án.

Bên cạnh đó cũng gặp một số trường hợp do xuất phát từ hành vi của người bị hại nên người phạm tội bị kích động về tinh thần do đó xảy ra hành vi phạm tội. Có thể lúc đầu người phạm tội không có ý định thực hiện hành vi phạm tội của mình nhưng sau đó người bị hại đã có những hành vi kích động đến người phạm tội hoặc người thân thích của họ nên lúc này người phạm tội do quá kích động do đó đã thực hiện hành vi phạm tội của mình đối với người bị hại. Ví dụ: Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM vừa chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm, tuyên phạt 2 bị cáo Nguyễn Khoa Nam Quốc (17 tuổi) và Trần Văn Vĩnh (20 tuổi, cùng ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng mức án 10 năm tù (án sơ thẩm tuyên phạt mỗi bị cáo 12 năm tù) về tội “giết người”. 16 giờ 30 cùng ngày, Nguyễn Đoàn, anh ruột Phường, cùng Ngô Tấn Thành (27 tuổi, tên gọi khác là Ti) và Ngô Tấn Toàn (em của Ti) đến nhà anh Phường bàn việc riêng. Được nhóm Quốc mời uống bia nhưng Ti từ chối và ra ngồi ngay cửa ra vào, còn Đoan và Toàn ra ngoài đứng. Một lúc sau thấy Quốc đi ra, Ti chạy đến gây sự rồi bất ngờ dùng tay, chân đấm đá. Vô cớ bị đánh, Quốc bỏ chạy nhưng vẫn bị Ti đuổi theo. Vĩnh đi ra thấy đôi bên đánh nhau liền đến can thì bị Ti đánh vào mặt nên nổi nóng. Vĩnh chạy vào bếp lấy dao, Quốc cũng đi tìm dao và hậu quả là Ti bị đâm chết53

. Trong vụ án này do bị hại có phần lỗi là đã tấn công các bị cáo trước nên Tòa án đã giảm cho các bị cáo một phần hình phạt để các bị cáo có cơ hội hòa nhập cộng đồng là đúng theo quy định của pháp luật. Việc xác định đúng lỗi người bị hại làm kích động tội phạm nên mới có hành vi xâm phạm góp phần làm cho vụ án xét xử được đúng người, đúng tội không gây oan sai.

3.2.5.2 Hướng đề xuất

Việc người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật do hành vi có lỗi của

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 67)