Việc giải quyết đúng đắn vụ án không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của người bị hại nên người bị hại cần nên tích cực trong việc khai báo. Vì các thông tin khai báo cung cấp của người bị hại có thể là những thông tin cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Với mục đích là tìm ra sự thật của vụ án, vì vậy mà pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định về việc khai báo của người bị hại đó là theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Theo đó khai báo theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với người bị hại, người bị hại có quyền khai báo khi có căn cứ cho lời khai của mình. Nếu người bị hại có lý do chính đáng có thể được từ chối khai báo, nhưng nếu như người bị hại đã khai báo thì việc khai báo đó phải đúng và phải chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Trong khi đó đối với người làm chứng theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định khai báo là nghĩa vụ của người làm chứng nếu không khai báo theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị dẫn giải. Cũng theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự nếu người bị hại từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì người bị hại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo Điều 308 Bộ luật hình sự năm 1999. Nội dung của điều luật đó quy định về tội từ chối khai báo: nếu như người bị hại từ chối khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Có thể nói đây là biện pháp chế tài cần thiết đối với người bị hại để đảm bảo lời khai của người bị hại khai trước cơ quan có thẩm quyền là có liên quan, có giá trị trong việc giải quyết vụ án.
Từ chối khai báo được hiểu là hành vi của người bị hại trong vụ án hình sự đã không đồng ý thực hiện khai báo trước cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trốn tránh để không thực hiện việc khai báo đó. Dấu hiệu đặc trưng khách quan của tội từ chối khai báo là người bị hại trong vụ án hình sự đã trả lời không thực hiện (không đồng ý thực hiện) nghĩa vụ khai báo theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, việc trả lời có thể bằng lời nói hay bằng văn bản mà không có lý do chính đáng hoặc trốn tránh khai báo thể hiện người có nghĩa vụ khai báo đã lẩn tránh không gặp người có thẩm quyền để khai báo mà không có lý do chính đáng. Lý do chính đáng ở đây có thể hiểu là những trở ngại, những căn cứ cơ sở hợp lý và hợp pháp cho phép người có nghĩa vụ khai báo không thể thực hiện được hoặc không phải thực hiện nghĩa vụ đó32. Ví dụ như: người bị hại được từ chối khai báo mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối
32
Vũ Mạnh Thông, Đoàn Tấn Minh, Bình luận Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2010, trang 531-532.
khai báo đó là từ chối khai báo có liên quan đến những người có quan hệ thân thích với người bị hại như ông, bà, cha, mẹ, con, cháu... của người bị hại mà việc từ chối đó không liên quan đến các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự năm 1999 (theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Việc khai báo có một tầm quan trọng đối với người bị hại đó là từ việc khai báo đó người bị hại có thể cung cấp thêm cho các cơ quan các tình tiết liên quan đến vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích mình. Với việc khai báo của người bị hại đóng góp cho quá trình tố tụng đó là tìm ra sự thật của vụ án, phát hiện ra tội phạm và tạo điều kiện xử lý vụ án được khách quan chính xác, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Tóm lại để tìm ra sự thật vụ án nghĩa vụ của người bị hại phải khai báo đúng sự thật, không được từ chối khai báo hoặc trốn tránh khai báo nếu như việc từ chối khai báo không có lý do chính đáng thì người bị hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo.