Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33)

người phiên dịch

 Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là các chủ thể góp phần quan trọng trong hoạt động tố tụng. Với vai trò của mình người tiến hành tố tụng tiến hành hoạt động chứng minh vụ án hình sự, để sự thật vụ án được xác định khách quan, chính xác. Riêng đối với người giám định, người phiên dịch là người góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án tạo điều kiện thuận lợi vụ án được xét xử nhanh, đúng sự thật. Do đó để vụ án được giải quyết công bằng, chính xác, khách quan không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đòi hỏi người tiến hành tố tụng, người

13

Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, Kết quả bước một điều tra vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long, Minh Châu, http://www.quangninh.gov.vn/congantinh/antt_cat/007901.aspx.

14

Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề về người bị hại, nguyên đơn dân sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003,

phiên dịch, người giám định phải đảm bảo sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ của mình. Đó là phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái độ công tâm, khách quan, sự vô tư của họ trong hoạt động tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vụ án.

 Vì vậy pháp luật nước ta đã quy định về bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thành một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự. Nguyên tắc đó được quy định tại Điều 14 của Bộ luật Tố tụng hình sự đó là: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình”. Theo đó tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người tiến hành tố tụng là các chủ thể: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án”. Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng, khách quan của Nhà nước ta trong việc giải quyết vụ án bằng việc nếu có lý do chính đáng để cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thì các chủ thể này sẽ không được tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng, bản thân họ sẽ phải từ chối tiến hành, tham gia tố tụng hoặc bị đề nghị thay đổi.

 Có thể thấy việc thay đổi người tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án đó là bảo đảm được sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng khi giải quyết. Ngoài ra quy định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự còn có tác dụng loại trừ ra khỏi quá trình giải quyết vụ án những người có mục tiêu cá nhân, lạm dụng chức vụ quyền hạn gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án. Quy định này được đảm bảo thực hiện sẽ góp phần tạo nên một quá trình tố tụng trong sạch và phát huy được hiệu quả quá trình tố tụng15

.  Xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án khách quan, đảm bảo công bằng là đòi hỏi tất yếu của tố tụng hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa16. Do đó khi có những lý do xác đáng cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch không vô tư khi làm nhiệm vụ thì người bị hại có quyền yêu cầu thay đổi. Tại Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định các trường

15

Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Học phần 1 – “Những vấn đề chung của Luật tố tụng hình sự”, Trường Đại học Cần Thơ, 2010, trang 48.

16

Nguyễn Ngọc Chí, Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, 2008, trang 53.

hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng đó là: họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo; họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó; có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch được hiểu là trong quá trình giải quyết vụ án người tiến hành tố tụng phải vô tư khi làm nhiệm vụ của mình, nếu người tiến hành tố tụng không khách quan thì phải từ chối vụ án, nếu không từ chối vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thay đổi. Do đây là những chủ thể thay mặt cho Nhà nước tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và có vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án và nghiêm trị các hành vi phạm tội do vậy họ cần phải từ chối hoặc bị thay đổi để đảm bảo sự vô tư.

Ngoài ra nếu người tiến hành tố tụng không vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án mà họ không từ chối và cũng không bị thay đổi thì người bị hại có quyền đề nghị thay đổi để đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, bảo đảm quyền lợi của người bị hại. Vì rất có thể sự không vô tư, thiên về tình cảm, tư thù cá nhân mà người tiến hành tố tụng gây khó khăn cho người bị hại. Bên cạnh đó người giám định, người phiên dịch cũng phải có thái độ công tâm khi thu thập, đánh giá chứng cứ và kết luận các vấn đề của vụ án, phải dựa vào các quy định của pháp luật làm căn cứ, hướng tới công lý, bình đẳng làm mục tiêu của toàn bộ hoạt động tố tụng không vì tình riêng mà thiên vị đưa ra các quyết định không phù hợp với thực tế khách quan và trái pháp luật17. Quyền này có giá trị cho vụ án được giải quyết khách quan, thể hiện sự công bằng trong pháp luật. Nếu quyền đề nghị thay đổi này không được đảm bảo thì quyền và nghĩa vụ của người bị hại nói riêng và các bên tham gia tố tụng nói chung sẽ không được đảm bảo vì có thể do tình cảm, thân thích… các cơ quan tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch sẽ không vô tư khi làm nhiệm vụ của mình dẫn đến có thể vụ án sẽ xét xử không đúng như các tình tiết của nó.

 Do người bị hại là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vì vậy người tiến hành tố tụng không thể đồng thời là người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người thân thích vì không thể vô tư trong khi tiến hành tố tụng, xem xét giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của chính ngay bản thân mình, người mà mình đại diện, hoặc người thân thích. Còn riêng đối với việc người giám định, người phiên dịch thì người giám định là người cung cấp

17

Nguyễn Ngọc Chí, Đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8, 2008, trang 53.

những chứng cứ cần thiết cho vụ án vì lẽ đó họ không thể đồng thời là người tiến hành tố tụng trong cùng một vụ án. Vì lúc đó thì người giám định vừa là người cung cấp chứng cứ, vừa thu thập kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đó. Vì vậy không đảm bảo khách quan trong quá trình chứng minh giải quyết vụ án. Người phiên dịch tham gia vào việc giải quyết vụ án khi có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt, sự giao tiếp trong quá trình giải quyết vụ án và việc xác định sự thật của vụ án phụ thuộc một phần vào người phiên dịch. Do vậy để đảm bảo sự khách quan trong khi làm nhiệm vụ thì người phiên dịch cũng không đồng thời là người tiến hành tố tụng18

.

 Tóm lại khi người bị hại thấy có những căn cứ nêu trên từ người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch để bảo đảm quyền lợi của mình thì người bị hại có quyền yêu cầu thay đổi. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự thể hiện sự khách quan, công bằng của Nhà nước ta trong việc giải quyết vụ án hình sự nói riêng và pháp luật tố tụng hình sự nói chung.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33)