Xác định chủ thể ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55)

3.1.1 Chủ thể là ngƣời bị hại

3.1.1.1 Tồn tại

Xác định chủ thể là người bị hại trong tố tụng hình sự là một trong những vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự đã được pháp luật ghi nhận. Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Cũng như phần nghiên cứu ở Chương 1 phân tích theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự 200339

quy định người bị hại chỉ có thể là cá nhân không thể là cơ quan và tổ chức. Nhưng trong thực tiễn ngày nay có nhiều trường hợp tổ chức hoặc pháp nhân bị phạm tội trực tiếp xâm hại thì đã có nhiều

39

ý kiến khác nhau về vấn đề này. Đó là có nên xem tổ chức hoặc pháp nhân này là người bị hại trong tố tụng hình sự hay không. Cụ thể các quan điểm đó là40

:

Quan điểm thứ nhất: người bị hại chỉ có thể là thể nhân, một con người cụ thể, tổ chức hoặc pháp nhân không thể là người bị hại. Bởi lẽ khái niệm “người” ở đây chỉ đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất tinh thần thì chỉ có và gắn liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không thể xảy ra đối với tổ chức hoặc pháp nhân cho dù thiệt hại gây ra cho tổ chức, pháp nhân là thiệt hại trực tiếp và đây cũng là quan điểm của luật Việt Nam thể hiện rõ ở Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Quan điểm thứ hai: ngoài cá nhân là người bị hại, trong trường hợp tổ chức, pháp nhân bị phạm tội trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem tổ chức hoặc pháp nhân đó là người bị hại. Cần phải khái niệm người bị hại theo nghĩa rộng của từ này.

Qua hai quan điểm trên thì xét thấy quan điểm thứ hai cũng hợp lý đó là cũng nên thừa nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại trong trường hợp bị tội phạm trực tiếp xâm hại gây ra thiệt hại. Vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nếu tổ chức hoặc pháp nhân bị phạm tội trực tiếp xâm hại thì pháp nhân, tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Quy định này có thể chưa hợp lý ví dụ như khi một tội phạm nào đó xâm hại trực tiếp đến tổ chức, pháp nhân gây ra thiệt hại trực tiếp đó không chỉ là thiệt hại về tài sản mà còn có thể là thiệt hại về tinh thần như uy tín của tổ chức, pháp nhân đó, nhưng tổ chức, pháp nhân đó chỉ tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Nếu tổ chức, pháp nhân đó không có đơn yêu cầu thì tổ chức, pháp nhân sẽ bị thiệt hại. Ngoài ra cũng là bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra nhưng người bị hại có quyền kháng cáo về phần bồi thường và hình phạt đối với bị cáo (điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự) còn tổ chức và pháp nhân sẽ không có quyền kháng cáo phần hình phạt mà chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường do không phải là người bị hại. Trong khi đó nếu như một tội phạm gây thiệt hại cho một người nào đó thì bên thiệt hại trực tiếp sẽ tham gia với tư cách là người bị hại sẽ được pháp luật bảo vệ và không cần phải có đơn yêu cầu. Người bị hại là người bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra cơ quan, tổ chức cũng bị tội phạm xâm hại trực tiếp. Do đó có nên xem cơ quan tổ chức bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra cũng là người bị hại “theo nghĩa rộng” của thuật ngữ này.

40

Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (38), 2007.

3.1.1.2 Hướng đề xuất

Khi giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xác định cụ thể tư cách các chủ thể có liên quan đến vụ án. Để từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng như quy định của pháp luật. Để không ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của các bên và đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội. Từ những lập luận về những mặt tồn tại nêu trên có thể đưa ra hướng đề xuất khái niệm người bị hại như sau: “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Việc quy định người bị hại là tổ chức, pháp nhân như thế mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra. Vì không phải tội phạm chỉ gây ra trực tiếp đối với cá nhân mà còn xảy ra các thiệt hại trực tiếp đối với tổ chức, pháp nhân. Do đó cần nên sửa đổi, bổ sung vấn đề này trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

3.1.2 Vấn đề đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại

3.1.2.1 Tồn tại

Theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về đại diện hợp pháp thì pháp luật tố tụng hình sự mới chỉ quy định quyền của người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết: “trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền được quy định tại điều này”, còn đối với người bị hại chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì Bộ luật Tố tụng hình sự lại không quy định người đại diện hợp pháp có quyền như thế nào có giống như người bị hại không. Người bị hại mất tích lại càng không được quy định cụ thể trong luật. Vì vậy nếu gặp trường hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn.

Vì vậy thực tế gặp trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng thường cho phép đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần được sử dụng các quyền của người bị hại như tinh thần của khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 200341

. Vì người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra vì vậy mà họ cần phải được đền bù xứng đáng các thiệt hại đó. Trong khi đó nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần do những người bị hại này là chưa đủ tuổi và có nhược điểm thể chất và tinh thần vì vậy cần có người đại diện hợp pháp để tham gia tố tụng thay mặt người bị hại đưa ra các yêu cầu để bảo đảm quyền lợi của mình. Bởi vậy vai trò người đại diện hợp pháp là rất quan trọng cho người bị hại trong trường hợp này. Do đó việc quy định người đại diện hợp pháp của người bị hại là

41

Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (38), 2007.

người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần sẽ có các quyền như quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là cần thiết và phù hợp với thực tiễn. Ví dụ như ngày 21/1/2010, trên đường đi học về bất ngờ Phùng Viết Hùng đi xe máy áp sát H chọc ghẹo rồi dụ cháu lên xe chở giúp về nhà. Sau đó, Hùng chở cháu H vào một nhà nghỉ trên đường Hùng Vương (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) thực hiện hành vi đồi bại. Khi H đi về nhà cháu H nói vừa bị một thanh niên ép lên xe đưa đến một nhà nghỉ hiếp dâm”. Trong gia đình cháu H chỉ còn mẹ, cha đã mất sớm. Hiện cháu H có giấy chứng nhận bị thiểu năng trí tuệ. Thực tế, cháu phải được học lớp đặc biệt dành cho trẻ thiểu năng, tật nguyền. Ngày 15/9/2010, TAND thị xã Phúc Yên đã mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Hùng về tội hiếp dâm trẻ em. Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm đã tuyên phạt Hùng tám năm tù giam42. Trong vụ án này do H là trẻ bị nhược điểm về thể chất tinh thần đã có giấy chứng nhận bị thiểu năng trí tuệ, do đó rất cần có người đại diện hợp pháp. Do H mất cha nên mẹ H là người đại diện hợp pháp H để bảo đảm được quyền lợi của H trong vụ án. Khi tham gia tố tụng mẹ H sẽ có các quyền như người bị hại. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã chấp nhận cho mẹ H đại diện hợp pháp cho H tham gia tố tụng là hợp lý vì H có nhược điểm về tinh thần do đó cần có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp H. Với sự tham gia tố tụng của mẹ H làm người đại diện góp phần làm cho vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội. Nếu như trong vụ án không có ai đại diện cho H mà để H tham gia tố tụng thì vụ án sẽ không được khách quan do H không thể có đầy đủ năng lực hành vi để nhận thức về hành vi phạm tội và yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình khi bị tội phạm xâm hại.

 Trong thực tiễn xét xử tuy Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã có quy định quyền của người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết và theo quy định thì những người hàng thừa kế theo Bộ luật dân sự 2005 sẽ đại diện hợp pháp cho người bị hại chết. Nhưng thực tế xét xử gặp khó khăn đó là người bị hại chết nhưng người đại diện hợp pháp còn lại chỉ còn một người đại diện hợp pháp là trẻ chưa thành niên, ở hàng thừa kế thứ nhất là đứa con năm tuổi làm đại diện hợp pháp để tham gia tố tụng, thì theo hướng giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng lại gặp khó khăn và hiện nay có nhiều quan điểm về vấn đề này.

 Vấn đề này đang có hai ý kiến khác nhau cụ thể là43:

42

Báo Pháp Luật, Vụ bé gái thiểu năng bị hiếp: “Yêu râu xanh” chỉ lĩnh 8 năm tù, Bình Minh,

http://phapluattp.vn/2010100102136457p1063c1016/vu-be-gai-thieu-nang-bi-hiep-yeu-rau-xanh-chi-linh-8-nam- tu.htm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

 Ý kiến thứ nhất: do con mới năm tuổi không có năng lực hành vi dân sự nên cơ quan tiến hành tố tụng hình sự yêu cầu những người trong hàng thừa kế thứ hai của người bị hại (anh, chị, em ruột của hoặc ông bà nội, ông bà ngoại của người bị hại) sẽ tham gia tố tụng làm người đại diện hợp pháp cho người bị hại.

 Ý kiến thứ hai: khác với ý kiến thứ nhất và cho rằng chỉ khi nào không có người ở hàng thừa kế thứ nhất, thì hàng thừa kế thứ hai mới cử người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Vì người đại diện hợp pháp của người bị hại không những có các quyền theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 mà còn có nghĩa vụ đối với di sản của người bị hại để lại. Do đó thuộc loại ý kiến thứ hai cho rằng: người giám hộ của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người giám hộ của người đại diện người bị hại. Vì con của người bị hại mới năm tuổi rất cần người giám hộ, như vậy là mở rộng người giám hộ mà không bị giới hạn ở hàng thừa kế. Cách giải quyết này phù hợp với quy định về người đại diện hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 141 của Bộ luật dân sự 2005. Theo đó người giám hộ sẽ đại diện cho người đại diện hợp hợp pháp chưa thành niên (người được giám hộ) của người bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được giám hộ.

 Đồng tình với quan điểm thứ hai do trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành không có quy định về vấn đề này nên cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005 để xác định. Do người đại diện hợp pháp chưa đủ tuổi nên việc căn cứ vào quy định người đại diện hợp pháp được quy định trong Bộ luật dân sự để xác định người giám hộ của người đại diện của người bị hại cũng không trái pháp luật do đó có thể áp dụng quy định này vào trong thực tiễn.

 Ngoài những tồn tại nêu trên thì trong thực tiễn cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp khó khăn trong vấn đề về đại diện hợp pháp của người bị hại. Đó là trường hợp có nhiều người đại diện hợp pháp của người bị hại mà quyền và nghĩa vụ của họ không thống nhất với nhau thì giải quyết rất khó khăn, trong khi đó pháp luật tố tụng hình sự lại không quy định cụ thể về vấn đề này. Nếu rơi vào trong trường hợp này thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên xác định những người này cùng tham gia tố tụng với một tư cách là người đại diện hợp pháp cho người bị hại. Tuy có thể gặp rất nhiều khó khăn trong xét xử đó là nếu chỉ cần một trong số những người đại diện hợp pháp vắng mặt thì Tòa án có thể bị hoãn xét xử, nhưng để tránh sự phức tạp đó thì Tòa án nên yêu cầu những người đại diện hợp pháp người bị hại cử một người tham gia tố tụng thay mặt những người đại diện hợp pháp khác tham gia tố tụng, trong trường hợp những người đại diện hợp pháp người bị hại mâu thuẫn với nhau thì những người đại diện này phải tự thỏa thuận với nhau để đưa ra một ý kiến thống nhất, nếu có nhiều ý kiến thì phải ghi rõ ý kiến từng người cụ thể để thuận tiện cho việc xét xử. Ngoài ra còn có cách

giải quyết thứ hai đó là nếu chỉ xác định một người đại diện hợp pháp cho người bị hại những người còn lại sẽ xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu xét xử theo phương án này có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa những người đại diện cho người bị hại và thực tế xét xử cũng đỡ phức tạp hơn so với việc cho tất cả những này tham gia tố tụng với một tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên áp dụng theo cách này cũng có khuyết điểm đó là không đảm bảo được quyền tham gia tố tụng của họ khi thực sự thì những người này sẽ có các quyền như người bị hại. Từ những vấn đề trên theo các xác định thứ nhất là hợp lý để bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của người bị hại thì tất cả những người trên sẽ tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của người bị hại.

3.1.2.2 Hướng đề xuất

 Thực tế hoạt động tố tụng hình sự về vấn đề đại diện của người bị hại cần được thực hiện theo đúng pháp luật. Do đó cần bổ sung vào Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về quyền của người đại diện của người bị hại trong trường hợp người bị hại chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Những người đại diện này sẽ có đầy đủ các quyền người bị hại đồng thời để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện thống nhất. Ngoài ra quy định đó có thể quy định cụ thể ai sẽ là người đại diện

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 55)