3.2.3.1 Tồn tại
Để đảm bảo cho việc xét xử được thực hiện khách quan, theo đúng pháp luật thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 tại khoản 4 Điều 51 “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”. Thông qua triệu tập người bị hại cung cấp thêm chứng cứ làm sáng tỏ tình tiết vụ án. Tuy nhiên từ quy định này cũng đã gây ra một số tồn tại thực tiễn đó là thực tế cũng có những trường hợp cơ quan tiến hành gửi giấy triệu tập nhưng người bị hại không có mặt. Có trường hợp người bị hại cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Vấn đề vắng mặt không có lý do chính đáng thì Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại chưa có quy định cụ thể trong khi vụ án sẽ có rất nhiều tình tiết cần làm sáng tỏ rất cần sự phối hợp của người bị hại. Trong khi đó người bị hại không đến theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền lại không có lý do chính đáng, do đó rất khó khăn khi giải quyết vụ án được nhanh và chính xác theo đúng pháp luật. Ví dụ như trong vụ án: chiều 12/8/2009, trên đường chở mẹ
46
Báo Điện Biên Phủ, Người nhà bị cáo mua chuộc bị hại?, Nhóm PVĐT, http://www.baodienbienphu.info.vn/ newsdetail.asp?catid=8&newsid=61338.
chồng đi khám bệnh, xe môtô của Nguyễn Thị Lợi đã va chạm với xe môtô của Trà Xuân Ngân. Hậu quả, mẹ chồng Lợi chết sau khi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lợi bị thương tật 47%. Hai người đi xe môtô của Ngân bị thương phải đi cấp cứu. Ngày 20/5/2010, Công an huyện Ninh Sơn có thông báo gửi Lợi với nội dung “không khởi tố vụ án vì xét Lợi có lỗi nhưng do gia đình thiệt hại nặng nên xét thấy không cần thiết khởi tố”. Nhận được thông báo, Lợi tiếp tục khiếu nại đến Công an huyện Ninh Sơn và Công an tỉnh Ninh Thuận. Theo Lợi, Ngân điều khiển xe gây tai nạn nhưng cơ quan chức năng lại không xem xét là không hợp lý. Bất ngờ sau đó Lợi bị khởi tố về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Hai tháng sau, VKSND huyện có cáo trạng truy tố Lợi ra trước tòa về tội danh trên. TAND huyện Ninh Sơn đã hai lần mở phiên tòa xét xử nhưng một trong hai người bị hại là người ngồi sau xe của Ngân liên tục vắng mặt. Tòa hoãn xử do xét thấy việc người bị hại vắng mặt sẽ ảnh hưởng tính khách quan của vụ án47
. Có thể thấy hai người bị hại trong vụ án này là hai người ngồi sau Ngân đã không đến theo giấy triệu tập của Tòa án đã gây ra khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng vì sự có mặt của họ rất quan trọng trong giải quyết vụ án. Trong khi đó đã đến hai lần xét xử mà họ vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Vì vậy cần có những biện pháp nghiêm khắc hơn để yêu cầu người bị hại vắng mặt trong trường hợp này phải đến theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền là cần thiết. Để xét xử vụ án được nhanh, chính xác không thể bị trì hoãn kéo dài vì lý do người bị hại vắng mặt không có lý do chính đáng.
3.2.3.2 Hướng đề xuất
Từ thực tiễn nói trên và cũng như xuất phát từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử thì cần nên sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 51 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo hướng “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thì có thể bị dẫn giải”. Qua quy định này nếu người bị hại không đến theo giấy triệu tập không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải vì với biện pháp chế tài “dẫn giải” có như thế mới đảm bảo được xét xử được nhanh và không bỏ lọt tội phạm, thể hiện được nghĩa vụ của người bị hại cũng như tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp theo quy định của pháp luật, nếu người bị hại không đến triệu tập mà không có lý do chính đáng.
47
Báo Pháp Luật, Người bị hại vắng mặt, tòa có được dẫn giải?, Nguyên Trường, http://phapluattp.vn/20100914 123051749p1063c1016/nguoi-bi-hai-vang-mat-toa-co-duoc-dan-giai.htm.