Quyền đề nghị mức bồi thường và biện pháp bảo đảm bồi thường

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)

 Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra và đặc trưng pháp lý của người bị hại là phải bị thiệt hại. Vì vậy để bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của người bị hại, bù đắp những thiệt hại do tội phạm gây ra là rất cần thiết. Chính vì lẽ đó tại điểm d khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã quy định cho người bị hại quyền được đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường do tội phạm gây ra.

 Quyền này là quyền mà người bị hại có thể đề nghị yêu cầu mức bồi thường và các biện pháp bồi thường mà tội phạm đã gây ra cho người bị hại. Có thể hiểu là do tội phạm đã gây ra các thiệt hại trực tiếp đối với người bị hại, vì vậy họ có quyền yêu cầu tội phạm phải bồi thường các thiệt hại đó và cũng để đảm bảo là tội phạm sẽ không tẩu tán tài sản đó nên người bị hại cũng có quyền yêu cầu đưa ra các biện pháp bồi thường. Quyền này còn có giá trị đối với người bị hại đó là người bị hại có thể đưa ra các mức bồi thường hợp lý để đảm bảo quyền lợi của mình trong vụ án. Thông qua quyền này còn có giá trị đối với vụ án là thể hiện tính chính xác, khách quan, công bằng trong việc xét xử. Nếu quyền này không được đảm bảo sẽ gây ra hậu quả là không công bằng cho người bị hại, vì họ bị thiệt hại nhưng lại không được đề nghị mức bồi thường xứng đáng cho mình và tội phạm có thể tẩu tán tài sản để không bồi thường thiệt hại dẫn đến vụ án cũng không bảo đảm được tính khách quan.

 Việc đề nghị mức bồi thường mà người bị hại đưa ra phải phù hợp với thiệt hại thực tế. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần là do danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn

18

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, trang 111.

nhân bị xâm phạm bị mất uy tín, bạn bè xa lánh... nên cần phải yêu cầu bồi thường một khoản tiền để bù đắp hoặc cải chính, công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì có thể yêu cầu bồi thường chi phí chữa bệnh, phục hồi sức khỏe... thông qua việc đưa ra mức bồi thường cơ quan có thẩm quyền xem xét dựa vào các chứng cứ thu thập được tiến hành buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại theo đúng pháp luật. Riêng đối với tài sản nếu thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Hội đồng định giá tài sản có thể tiến hành định giá tài sản bị thiệt hại, nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong tố tụng hình sự. Các tài sản mà người bị hại bị thiệt hại theo nguyên tắc định giá tài sản thì tài sản đó phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm hại19

.

Là người bị thiệt hại do đó người bị hại rất quan tâm đến việc quyền lợi của mình giải quyết như thế nào, người bị hại không những có quyền đề nghị mức bồi thường cho thỏa đáng mà tại điểm d khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng 2003 còn có quy định người bị hại có quyền đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm bồi thường như kê biên tài sản hoặc các biện pháp khác để bảo đảm thuận lợi quyền được bồi thường thiệt hại của mình. Ví dụ: ngày 28/02/2011 TAND tỉnh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đoàn Thị Bích Phượng sinh năm 1977 (trú quán khóm 1 phường 2, TX Sa Đéc) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Năm 2005, Phượng vay mượn tiền của một số người để mua xe kinh doanh dịch vụ xe khách và thời gian tiếp theo Phượng tiếp tục vay tiền của nhiều người khác để trả nợ vay và lãi suất cho những chủ nợ trước đó. Đến giữa 12/2010 do số dư nợ quá nhiều, không còn khả năng chi trả, Phượng bỏ trốn. Bằng thủ đoạn, hành vi gian dối, Phượng đã vay và chiếm đoạt số tiền trên 8,5 tỷ đồng của 14 bị hại. Các bị hại và luật sư đại diện các bị hại yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý các tài sản trên (50% giá trị tài sản) để trả lại phần nào số tiền Phượng chiếm đoạt của các bị hại. Cơ quan chức năng đã căn cứ trên hồ sơ giấy tờ để kê biên tài sản do bị cáo đứng tên sở hữu20

. Với vụ án trên người bị hại đã yêu cầu các cơ quan tiến hành kê biên tài sản của bị cáo Phượng để bảo đảm cho việc trả nợ cho người bị hại và yêu cầu này là hợp lý phù hợp với pháp luật. Đồng thời yêu cầu này cũng góp phần làm cho vụ án được xét xử khách quan tránh trường hợp tài sản bị cáo bị tẩu tán không bồi thường được cho người bị hại. Vì vậy mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành kê biên trong trường hợp này là hợp lý và đúng pháp luật.

19

Nghị định số 25/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

20

Báo Đồng Tháp, Lãnh án 11 năm tù vì lừa đảo, Thanh Trúc, http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails?

2.1.1.5 Quyền được tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa

a) Quyền được tham gia phiên tòa

 Người bị hại tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vì vậy mà các phán quyết của Tòa án là rất quan trọng đối với người bị hại. Vì người bị hại là người có lợi ích liên quan đến phán quyết đó. Do đó về nguyên tắc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên tòa để giúp cho việc xác định sự thật khách quan liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại và tạo điều kiện để họ bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì lẽ đó trong pháp luật tố tụng hình sự phần quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa. Cụ thể Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định về sự có mặt của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ21

.

 Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp cần phải có mặt phiên tòa. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu vắng mặt người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong hai trường hợp22

:

Thứ nhất: sự vắng mặt của người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại là không trở ngại cho việc xét xử, cho Hội đồng xét xử trong việc xác định tình tiết của vụ án liên quan đến quyết định mà Hội đồng đưa ra do trong quá trình điều tra người bị hại đã đưa ra lời khai, các yêu cầu của mình...

Thứ hai: sự vắng mặt của người bị hại trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường nhưng có thể tách vấn đề bồi thường đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử quyết định tách vấn đề bồi thường và tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung.

 Từ các vấn đề trên cũng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của vắng mặt tại phiên tòa mà sự vắng mặt đó gây trở ngại cho xét xử, Hội đồng xét xử chứng cứ, lời khai về bồi thường mâu thuẫn nhau, thiệt hại gây ra chưa xác định rõ... và việc bồi thường đó không thể tách thành vụ án dân sự thì Hội đồng xét xử phải quyết định hoãn phiên tòa. Ví dụ như trường hợp một vụ án đã bị hoãn do vắng mặt người bị hại: Lê Tiến Hùng (SN 1971, trú tại ngõ 840, đường Bạch Đằng, phường Thanh Lương) cùng Trần Việt Hùng (SN 1977) và Lương Thành Long (SN 1982), trú tại ngõ 678, đường Bạch Đằng, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng đang ngồi chơi thì thấy Lý Văn Thành (SN 1977, trú tại xã Phương Khoan, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đi ngang qua. Do nghi ngờ

21

Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003 sự có mặt của người bị hại, nguyên dơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

22

Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý, Bình Luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005, trang 409.

Lý Văn Thành lấy trộm giấy tờ, điện thoại của người thân nên Lê Tiến Hùng gọi lại hỏi nhưng Thành không thừa nhận và bỏ đi. Hùng liền đuổi theo, túm tay giữ lại, vít đầu, túm tóc, đá vào chân Thành. Tức giận, Thành đã cầm dao đâm liên tiếp nhiều nhát vào người Lê Tiến Hùng. Thấy Hùng bị đánh, Trương Văn Hải (SN 1960, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng) đang ngồi gần đó đã cầm chiếc ghế nhựa chạy ra đập vào đầu Thành thì bị Thành quay lại đâm một nhát vào ngực phải rồi bỏ chạy. Tại Bản kết luận giám định pháp y số 83/09 ngày 29/4/2009 của Viện Pháp y Quốc gia kết luận tỷ lệ mức độ tổn hại thương tích của anh Lê Tiến Hùng là 50% sức khỏe. Còn tại Bản giám định pháp y số 77/09 của Viện Pháp y quốc gia kết luận anh Hải bị tổn hại thương tích 4% sức khỏe. Tại Cơ quan điều tra, Lý Văn Thành đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. TAND TP Hà Nội đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm hình sự đưa Lý Văn Thành ra xét xử về tội “cố ý gây thương tích”. Tuy nhiên, do vắng mặt bị hại nên HĐXX đã phải tuyên hoãn phiên tòa23. Trong vụ án này sự có mặt của người bị hại rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Lời khai của người bị hại trong vụ án này là rất quan trọng trong việc xác định tình tiết của vụ án xem bị cáo đã thực hiện hành vi đó như thế nào, lời khai có mâu thuẫn với nhau không, thông qua lời khai chứng cứ tại phiên tòa, các yêu cầu của người bị hại trong vụ án này là gì. Vì vậy mà việc hoãn phiên tòa trong vụ án này mà Hội đồng xét xử đưa ra là hợp lý.

 Tóm lại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong vụ án hình sự thì pháp luật quy định cho người bị hại quyền được tham gia phiên tòa. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định để bảo đảm vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, sự vắng mặt người bị hại gây trở ngại cho quyết định của Tòa án thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

b) Tranh luận tại phiên tòa

 Tranh luận tại phiên tòa là một phần quan trọng trong phiên tòa hình sự. Qua quá trình tranh luận giúp xác định được sự thật khách quan của vụ án tức là hoạt động chứng minh. Căn cứ vào Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì hoạt động tranh luận tại phiên tòa được thực hiện một cách công khai theo các nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa đó là Thẩm phán sẽ tích cực xét hỏi người bị hại tại phiên tòa để tìm ra sự thật của vụ án. Tại phiên tòa người bị hại là được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua phát biểu ý kiến tranh luận tại phiên tòa người bị hại phân tích đánh giá chứng cứ, đề nghị áp dụng luật và giải quyết các vấn đề khác của vụ án. Trên cơ sở phát biểu ý kiến đó Hội đồng xét xử xem xét, giải quyết các vấn đề của vụ án một cách khách quan chính xác. Vì vậy tranh luận tại phiên tòa thể hiện

23

An ninh Thủ đô, Tòa hoãn xét xử vì vắng mặt bị hại, Thanh Quang, http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Inde x.aspx?ArticleID=61322&ChannelID=80.

rõ nét nhất nguyên tắc tranh tụng trong công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới, là nơi các bên tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Hoạt động tranh luận tại phiên tòa trong tố tụng hình sự được tiến hành sau phần xét hỏi tại phiên tòa. Quyền này được hiểu là hoạt động công khai tại phiên tòa ở đó người bị hại thực hiện quyền tranh luận của mình để bảo vệ ý kiến, lập luận, quan điểm lợi ích của bản thân mình dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa. Quyền này có giá trị đối với người bị hại đó là thể hiện được người bị hại có quyền được trình bày ý kiến của mình về vụ án, tiến hành tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân mình. Ngoài ra với quyền tranh luận tại phiên tòa còn giúp cho vụ án được xét xử công bằng, vì thông qua các phần tranh luận đó Tòa án có thể đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội. Nếu như quyền tranh tụng tại phiên tòa của người bị hại không được đảm bảo có thể gây ra hậu quả vụ án xét xử không chính xác, bỏ lọt tội phạm. Vì tranh luận tại phiên tòa còn có thể giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện thêm các tình tiết mới trong vụ án.

 Ngoài ra quy định tại Điều 218 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 cũng quy định người bị hại có quyền trình bày ý kiến của mình về phần luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình, tham gia tranh luận đáp lại ý kiến của người khác. Trong trường hợp này chủ tọa phiên tòa không hạn chế về thời gian tranh luận, tạo mọi điều kiện cho người bị hại trình bày hết ý kiến.

 Tóm lại qua quá trình tranh luận tại phiên tòa đã thể hiện tính công khai, dân chủ trong xét xử vụ án hướng tới các phán quyết của Hội đồng xét xử dựa vào kết quả tranh tụng công khai, dân chủ. Trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện những chứng cứ và ý kiến của các bên tham gia tranh tụng kịp thời xử lý những tình huống khác biệt tại phiên toà phù hợp với pháp luật, các bên tham gia phiên tòa góp phần cùng Hội đồng xét xử bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)