Do tính chất, đặc điểm của người bị hại là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong vụ án hình sự các thiệt hại đó là về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Đồng thời người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Vì vậy mà pháp luật quy định cho người bị hại một số quyền và nghĩa vụ. Với quyền này người bị hại có thể yêu cầu để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình trong việc giải quyết vụ án, còn riêng đối với nghĩa vụ thì người bị hại phải thực hiện để vụ án được giải quyết một cách khách quan và chính xác.
2.1.1 Quyền của ngƣời bị hại
Người bị hại là đối tượng tác động trực tiếp của tội phạm vì vậy mà việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là cần thiết. Do là người cần bảo vệ do đó pháp luật đã quy định cho người bị hại một số quyền cụ thể đó là quyền đưa tài liệu, đồ vật, yêu cầu; quyền được thông báo về kết quả điều tra; quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; quyền được đề nghị mức bồi thường và biện pháp bảo đảm bồi thường; quyền tham gia phiên tòa và tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo (khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003). Từ các quyền này có ý nghĩa giúp cho người
bị hại biết được quyền của mình đến đâu để từ đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích mà mình có được khi tham gia vào vụ án dễ dàng hơn.
2.1.1.1 Quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu để chứng minh cho sự thiệt hại
Khi đã xác định được nội dung cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan cho việc giải quyết vụ việc. Vì lẽ đó theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003 quy định việc tìm chứng cứ để xác định ra sự thật khách quan của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ làm rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định là vô tội thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Tuy nhiên để đảm bảo cho chứng cứ thu thập trong vụ án là đầy đủ và chính xác thì pháp luật nước ta cũng quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người bị hại cũng có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật và yêu cầu để chứng minh cho hành vi phạm tội, chứng minh cho những thiệt hại mà mình phải chịu do tội phạm gây ra.
Người bị hại là người bị phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản đồng thời cũng là người có quyền yêu cầu bồi thường. Vì vậy người bị hại có thể đưa ra nhiều chứng cứ. Việc cung cấp tài liệu, đồ vật của người bị hại được pháp luật quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự là quyền của người bị hại. Vì vậy người bị hại có quyền cung cấp các tài liệu, đồ vật có liên quan đến quyền và lợi ích của mình để yêu cầu pháp luật bảo vệ. Các tài liệu, đồ vật mà người bị hại cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền là các chứng cứ phù hợp có liên quan đến tình tiết của vụ án để từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách khách quan để xác định tài liệu, đồ vật đó có phải là chứng cứ mà vụ án cần đến hay không, có giá trị hay không để xem xét góp phần giải quyết vụ án.
Bên cạnh đó việc đưa ra các tài liệu, đồ vật còn được quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tại Điều này thì pháp luật quy định việc cung cấp tài liệu, đồ vật của người bị hại có thể diễn ra tại phiên tòa. Ngoài ra tại phiên tòa người bị hại còn có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng để chứng minh cho sự thiệt hại của mình. Các yêu cầu này diễn ra tại phiên tòa do dó các yêu cầu này sẽ được Tòa án xem xét giải quyết để bảo đảm đúng pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người bị hại trong vụ án hình sự.
Thêm vào đó bên cạnh các yêu cầu trên thì người bị hại còn có quyền yêu cầu trưng cầu giám định lại các thiệt hại do tội phạm gây ra khi có nghi ngờ kết quả giám định là không đúng như thiệt hại thực tế mà tội phạm đã gây ra cho mình quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Ví dụ như trường hợp vụ án “cố ý
gây thương tích” huyện Gia Lâm, Hà Nội người bị hại đã yêu cầu giám định lại tỷ lệ vết thương do tội phạm gây ra: ông Nguyễn Đình Bài (SN 1961; trú tại phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị Lê Văn Thắng (SN 1963; trú tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) chửi. Bởi vậy, hai bên đã xô xát. Thắng đã gọi điện đến Cty CP Lưới thép Hà Nội (nơi Thắng làm việc) "cầu cứu". Ông Nguyễn Kiều Hưng (Giám đốc Cty CP Lưới thép Hà Nội) sai Trịnh Việt Cường (SN 1975; bảo vệ Cty), Lê Quang Thịnh (SN 1983; công nhân Cty) và một số người khác đến can ngăn. Khi Thắng và ông Bài đánh nhau, Cường đã dùng dùi cui tấn công ông Bài. Thấy vậy, Thịnh cũng xông vào đánh hội đồng. Ông Bài bỏ chạy bị Thắng, Thịnh dùng dao chém. Lần giám định đầu tiên, tổ chức giám định pháp y TP Hà Nội kết luận, bị hại tổn hại 29% sức khỏe. Cho rằng, tỷ lệ này so với vết thương thực tế là quá nhẹ, ông Bài yêu cầu các cơ quan tố tụng cho đi giám định lại. Theo đó, Viện Pháp y quân đội xác định, bị hại mất 37% sức khỏe12. Qua vụ án ta thấy rõ nếu như người bị hại không yêu cầu giám định lại tỷ lệ vết thương do tội phạm gây ra thì tổ chức giám định pháp y Thành phố Hà Nội kết luận người bị hại tổn hại 29% sức khỏe rõ ràng là không đúng như mức nguy hiểm, thiệt hại mà tội phạm gây ra cho người bị hại. Các cơ quan tố tụng đã kết luận chưa đúng vì thực chất bị hại mất 37% sức khỏe. Do đó việc yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật của người bị hại trong vụ án này là chính xác đảm bảo cho vụ án được giải quyết đúng đắn, tránh bỏ lọt tội phạm. Vì theo Điều 104 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 tội cố ý gây thương tích nếu kết luận tỷ lệ thương tật 37% thì tội phạm có thể bị kết tội ở khoản 2, khoản 3 Điều 104 nhưng với tỷ lệ thương tật 29% thì tội phạm có thể sẽ được định khung tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Chính vì lẽ đó các cơ quan tiến hành tố tụng cần thận trọng trong vấn đề xác định tỷ lệ thương tật do tội phạm gây ra để tránh gây oan sai cho người vô tội và bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra do pháp luật đã quy định cho người bị hại có quyền yêu cầu chứng minh cho sự thiệt hại của mình. Do đó người bị hại sẽ có quyền yêu cầu này và khi đã có yêu cầu thì pháp luật phải xem xét giải quyết yêu cầu chứng minh về sự thiệt hại đó để xử lý theo đúng pháp luật.
2.1.1.2 Quyền được thông báo về kết quả điều tra
Trong vụ án người bị hại là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án. Các thông tin về vụ án mà các cơ quan có thẩm quyền thu được ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Vì vậy mà pháp luật nước ta đã quy định ở điểm b khoản 2 Điều 51 “Người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra”. Từ thông báo về kết quả điều tra người bị hại có thể biết được những vấn đề thuộc về nội dung của vụ án, trên
12Báo Pháp luật & Xã hội, Bị hại yêu cầu xác định lại tội danh!, Đỗ Phương, http://phapluatxahoi.vn 20100810 112950205p1002c1038/bi-hai-yeu-cau-xac-dinh-lai-toi-danh.htm.
cơ sở đó người bị hại có thể chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra cho mình.
Quyền được thông báo về kết quả điều tra của người bị hại đó là quyền được thông tin về kết quả của vụ án và quyền này có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại. Quyền này thể hiện đó là khi đã có kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền thì các cơ quan này sẽ thông báo kết quả cho người bị hại biết về kết quả điều tra đó, để người bị hại có thể biết được cụ thể hơn về nội dung vụ án, quyền và nghĩa vụ của mình để thông qua đó người bị hại sẽ chuẩn bị tốt các vấn đề liên quan đến vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình khi tham gia xét xử. Nếu cơ quan có thẩm quyền không thông báo về kết quả điều tra thì người bị hại sẽ khó có thể hiểu biết cụ thể về nội dung của vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành điều tra. Do đó sẽ rất khó khăn cho họ khi tham gia tố tụng và dẫn đến vụ án sẽ không được xét xử khách quan, công bằng.
Bên cạnh đó quyền được thông tin về kết quả điều tra này còn có giá trị đối với người bị hại và đối với vụ án là thể hiện được tính dân chủ, công bằng, chính xác, khách quan trong vụ án. Bởi lẽ với quyền này người bị hại sẽ biết được thông tin vụ án và có thể cung cấp thêm các chứng cứ khác. Các chứng cứ đó có thể giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể biết được thêm các tình tiết của vụ án và đảm đảm vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội. Đồng thời nếu quyền này không được đảm bảo thì có thể quyền và nghĩa vụ của người bị hại có thể bị ảnh hưởng do không biết được về kết quả điều tra. Do vậy mà người bị hại sẽ không biết quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu, vụ án được điều tra như thế nào, có đúng tội phạm đã gây ra thiệt hại đối với người bị hại không, người bị hại cũng không biết mình sẽ chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ nào chính xác để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xét xử dẫn đến vụ án có thể xét xử không khách quan, chính xác. Ví dụ minh họa vụ án cho trường hợp về thông báo kết quả điều tra đó là: ngày 21/2/2011, Công an tỉnh Quảng Ninh đã có báo cáo kết quả điều tra ban đầu vụ đắm tàu du lịch tại khu vực đảo Ti Tốp, vịnh Hạ Long vào ngày 17/2/2011. Theo thông báo kết quả điều tra ngày 16/2, tàu vận chuyển khách du lịch số hiệu QN-5198, mang tên Trường Hải 06, thuộc Công ty TNHH Trường Hải (Quảng Ninh) rời Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy để vận chuyển khách du lịch đi tham quan vịnh Hạ Long, nghỉ đêm lưu trú khu vực đảo Ti Tốp. Trên tàu có 27 người. Đến khoảng 04h50' ngày 17/2/2011 trong khi đang neo đậu nghỉ đêm thì phát hiện tàu chìm hậu quả 12 người tử vong. Qua khám nghiệm bước một đối với phương tiện xác định: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vụ đắm tàu Trường Hải 06 QN 5198 là do Đỗ Văn Thắng (máy trưởng) khi tắt máy tàu đã không đóng các van ở ống thông sông lấy nước hai bên mạn tàu, nên khi đầu nối đường ống kim loại ra bơm
chung bị bung dẫn đến nước chảy vào khoang buồng máy. Trong khi đó, thuyền trưởng cũng như các thuyền viên đã bỏ trực đêm, khi nước tràn vào gần đắm tàu mới phát hiện và không kịp xử lý. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tàu bị đắm làm 12 người chết. Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, ngày 17/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngày 19/2 đã bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Minh (Thuyền trưởng), Đỗ Văn Thắng (máy trưởng) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”13. Với thông báo về kết quả điều tra trong vụ án của Cơ quan điều tra đã thể hiện được quyền thông báo về kết quả điều tra của người bị hại. Thông báo đã thể hiện rõ các nội dung, tình tiết liên quan đến nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu gây thiệt hại tính mạng con người. Để từ đó giúp cho người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết có thể nắm bắt được thông tin cụ thể. Ngoài ra trong việc cung cấp về thông báo kết quả điều tra nếu người bị hại có những tình tiết, chứng cứ, thông tin liên quan vụ án có thể cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng xem xét để làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án và buộc tội phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Việc cung cấp thông báo về kết quả đã thể hiện được tính dân chủ, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án.
Để đảm bảo thực hiện quyền này của người bị hại, Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thông báo về kết quả điều tra cho người bị hại. Để đảm bảo tôn trọng thực hiện quyền được thông báo về kết quả điều tra của người bị hại được thực hiện tốt hơn thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên có trách nhiệm cử cán bộ đến gặp trực tiếp người bị hại để chuyển thông báo bằng văn bản và thu nhận chữ ký của họ. Trường hợp người bị hại ở xa thì có thể chuyển thông báo về kết quả điều tra cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi những người này cư trú để chính quyền địa phương chuyển và thu nhận chữ ký của họ và gửi lại cho cơ quan tiến hành tố tụng14
.
2.1.1.3 Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch người phiên dịch
Người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch là các chủ thể góp phần quan trọng trong hoạt động tố tụng. Với vai trò của mình người tiến hành tố tụng tiến hành hoạt động chứng minh vụ án hình sự, để sự thật vụ án được xác định khách quan, chính xác. Riêng đối với người giám định, người phiên dịch là người góp phần vào việc xác định sự thật của vụ án tạo điều kiện thuận lợi vụ án được xét xử nhanh, đúng sự thật. Do đó để vụ án được giải quyết công bằng, chính xác, khách quan không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đòi hỏi người tiến hành tố tụng, người
13
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, Kết quả bước một điều tra vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long, Minh Châu, http://www.quangninh.gov.vn/congantinh/antt_cat/007901.aspx.
14
Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề về người bị hại, nguyên đơn dân sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003,
phiên dịch, người giám định phải đảm bảo sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ của mình. Đó là phải tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái độ công tâm, khách quan, sự vô tư của họ trong hoạt động tố tụng có ý nghĩa rất quan