Vấn đề liên quan đến đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)

 Vấn đề xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định các vấn đề có liên quan trong vụ án mà Hội đồng xét xử cần phải giải quyết, đặc biệt là việc xác định tư cách người đại diện hợp pháp của người bị hại trong các vụ án hình sự. Cụ thể hơn là đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết và người bị hại là người chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất và tinh thần.

2.2.1 Đại diện hợp pháp trong trƣờng hợp ngƣời bị hại chết

 Để đảm bảo quyền lợi người bị hại thì pháp luật nước ta đã quy định về trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết. Các quy định đó được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể, Khoản 5 Điều 51 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “trong trường hợp người bị hại chết, thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều này”.

 Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định33.

 Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết có quyền theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng lại không quy định người nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết và cũng không quy định cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được áp dụng quy định nào về người đại diện theo pháp luật vào việc giải quyết vụ án hình sự.

 Dù vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự vẫn áp dụng quy định về người đại diện hợp pháp theo Bộ luật dân sự 2005 của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết đó là những người ở hàng thừa kế. Điều đó có ý nghĩa là việc xác định tư cách người đại diện hợp pháp của người bị hại mà các cơ quan tiến hành tố tụng hiện đang thực hiện đã được xã hội chấp nhận34.

33

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết trong vụ án hình sự, Trần Thị Hồng Việt, http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?ID=1439.

34

 Trong trường hợp người bị hại trong vụ án hình sự đã chết thì những người thừa kế theo pháp luật sẽ là người đại diện hợp pháp. Những người thừa kế theo pháp luật là những người được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 200535.

 Để xác định và đưa vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người đại diện hợp pháp của người chết thì các cơ quan tiến hành tố tụng vụ án hình sự cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan để xác định về những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật của người bị hại đã chết sẽ được tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra. Nếu người chết có những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất như vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi thì ngay từ giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải triệu tập tất cả những người này để ghi nhận ý kiến của họ về vấn đề cần giải quyết. Trường hợp chỉ có một người đến làm việc với Cơ quan điều tra thì những người khác phải có giấy ủy quyền cho họ. Đối với con chưa thành niên thì người cha hoặc người mẹ là giám hộ đương nhiên không cần giấy ủy quyền36

.

 Do đó, trong các vụ án hình sự mà người bị hại đã chết cần phải điều tra, làm rõ người đó có bao nhiêu người thừa kế theo quy định của pháp luật để triệu tập họ tham gia tố tụng, trong trường hợp người đại diện hợp pháp muốn ủy quyền cho người thừa kế khác tham gia tố tụng thì phải có văn bản ủy quyền có như thế mới đảm bảo được quyền lợi của của các bên khi tham gia vào pháp luật tố tụng.

2.2.2 Đại diện hợp pháp trong trƣờng hợp ngƣời bị hại là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất và tinh thần

 Pháp luật nước ta đã quy định tại khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có những quyền như người bị hại. Riêng đối với trường hợp người bị hại là người chưa thành niên và người có nhược điểm về thể chất và tinh thần như người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác hoặc do có nhược điểm về thể chất (tàn tật, mù lòa, điếc,...) đã có quyết định của

35

Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 Người thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

36

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết trong vụ án hình sự, Trần Thị Hồng Việt, http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?ID=1439.

Tòa án về không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự lại không có một điều khoản nào quy định về trường hợp ai sẽ là người đại diện hợp pháp đối với người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần này.

 Do không có quy định về vấn đề này nên trong thực tiễn xét xử gặp trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng sẽ cho phép đại diện hợp pháp37

của người bị hại như cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất tinh thần được sử dụng các quyền như người bị hại như tinh thần của khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 200338.

 Vì vậy có thể thấy người chưa thành niên, người có nhược điểm thể chất và tinh thần cũng cần phải có người đại diện. Vì vậy mà pháp luật nước ta nên có những điều luật quy định cụ thể về vấn đề đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần để tạo ra sự tuân thủ tuyệt đối của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật nói chung và Luật tố tụng hình sự nói riêng trong việc bảo vệ người chưa thành niên, người có nhược điểm về

thể chất và tinh thần trong giai đoạn hiện nay là quan trọng và cần thiết.

37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem Điều 141 Bộ luật dân sự 2005.

38

Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (38), 2007.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HƢỚNG ĐỀ XUẤT VỀ NGƢỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Có thể thấy tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị hại, đó có thể là những thiệt hại vô cùng lớn mà người bị hại phải gánh chịu. Vì vậy Nhà nước cần phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ người bị hại, khôi phục lại trạng thái ban đầu hoặc kịp thời khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra đối với họ. Bên cạnh đó, người bị hại là người biết được các tình tiết của vụ án nên họ cũng phải có nghĩa vụ công dân trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, khi tham gia tố tụng, người bị hại được pháp luật quy định có một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên qua quá trình áp dụng pháp luật đó đã phát sinh một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong các quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng. Cụ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng chưa quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại hoặc người bị hại không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu dẫn đến khó khăn khi tham gia tố tụng, hay pháp luật đã có quy định như quy định là chưa cụ thể dẫn việc áp dụng pháp luật đó vào trong thực tiễn theo nhiều cách khác nhau. Xuất phát từ những vấn đề trên đòi hỏi pháp luật nước ta cần phải hoàn thiện và cần giải thích cho người bị hại hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, để góp phần giải quyết vụ án được công bằng, khách quan, chính xác, không làm oan người vô tội.

3.1 Xác định chủ thể ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự 3.1.1 Chủ thể là ngƣời bị hại 3.1.1 Chủ thể là ngƣời bị hại

3.1.1.1 Tồn tại

Xác định chủ thể là người bị hại trong tố tụng hình sự là một trong những vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự đã được pháp luật ghi nhận. Theo khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Cũng như phần nghiên cứu ở Chương 1 phân tích theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự 200339

quy định người bị hại chỉ có thể là cá nhân không thể là cơ quan và tổ chức. Nhưng trong thực tiễn ngày nay có nhiều trường hợp tổ chức hoặc pháp nhân bị phạm tội trực tiếp xâm hại thì đã có nhiều

39

ý kiến khác nhau về vấn đề này. Đó là có nên xem tổ chức hoặc pháp nhân này là người bị hại trong tố tụng hình sự hay không. Cụ thể các quan điểm đó là40

:

Quan điểm thứ nhất: người bị hại chỉ có thể là thể nhân, một con người cụ thể, tổ chức hoặc pháp nhân không thể là người bị hại. Bởi lẽ khái niệm “người” ở đây chỉ đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất tinh thần thì chỉ có và gắn liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không thể xảy ra đối với tổ chức hoặc pháp nhân cho dù thiệt hại gây ra cho tổ chức, pháp nhân là thiệt hại trực tiếp và đây cũng là quan điểm của luật Việt Nam thể hiện rõ ở Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Quan điểm thứ hai: ngoài cá nhân là người bị hại, trong trường hợp tổ chức, pháp nhân bị phạm tội trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem tổ chức hoặc pháp nhân đó là người bị hại. Cần phải khái niệm người bị hại theo nghĩa rộng của từ này.

Qua hai quan điểm trên thì xét thấy quan điểm thứ hai cũng hợp lý đó là cũng nên thừa nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại trong trường hợp bị tội phạm trực tiếp xâm hại gây ra thiệt hại. Vì theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nếu tổ chức hoặc pháp nhân bị phạm tội trực tiếp xâm hại thì pháp nhân, tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Quy định này có thể chưa hợp lý ví dụ như khi một tội phạm nào đó xâm hại trực tiếp đến tổ chức, pháp nhân gây ra thiệt hại trực tiếp đó không chỉ là thiệt hại về tài sản mà còn có thể là thiệt hại về tinh thần như uy tín của tổ chức, pháp nhân đó, nhưng tổ chức, pháp nhân đó chỉ tham gia với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu. Nếu tổ chức, pháp nhân đó không có đơn yêu cầu thì tổ chức, pháp nhân sẽ bị thiệt hại. Ngoài ra cũng là bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra nhưng người bị hại có quyền kháng cáo về phần bồi thường và hình phạt đối với bị cáo (điểm e khoản 2 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự) còn tổ chức và pháp nhân sẽ không có quyền kháng cáo phần hình phạt mà chỉ có quyền kháng cáo về phần bồi thường do không phải là người bị hại. Trong khi đó nếu như một tội phạm gây thiệt hại cho một người nào đó thì bên thiệt hại trực tiếp sẽ tham gia với tư cách là người bị hại sẽ được pháp luật bảo vệ và không cần phải có đơn yêu cầu. Người bị hại là người bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra cơ quan, tổ chức cũng bị tội phạm xâm hại trực tiếp. Do đó có nên xem cơ quan tổ chức bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra cũng là người bị hại “theo nghĩa rộng” của thuật ngữ này.

40

Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 1 (38), 2007.

3.1.1.2 Hướng đề xuất

Khi giải quyết một vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xác định cụ thể tư cách các chủ thể có liên quan đến vụ án. Để từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng như quy định của pháp luật. Để không ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của các bên và đưa ra các phán quyết đúng người, đúng tội. Từ những lập luận về những mặt tồn tại nêu trên có thể đưa ra hướng đề xuất khái niệm người bị hại như sau: “Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Việc quy định người bị hại là tổ chức, pháp nhân như thế mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra. Vì không phải tội phạm chỉ gây ra trực tiếp đối với cá nhân mà còn xảy ra các thiệt hại trực tiếp đối với tổ chức, pháp nhân. Do đó cần nên sửa đổi, bổ sung vấn đề này trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

3.1.2 Vấn đề đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại

3.1.2.1 Tồn tại

Theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về đại diện hợp pháp thì pháp luật tố tụng hình sự mới chỉ quy định quyền của người đại diện hợp pháp trong trường hợp người bị hại chết: “trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền được quy định tại điều này”, còn đối với người bị hại chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì Bộ luật Tố tụng hình sự lại không quy định người đại diện hợp pháp có quyền như thế nào có giống như người bị hại không. Người bị hại mất tích lại càng không được quy định cụ

Một phần của tài liệu một số vấn đề về người bị hại trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 52)