Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo luật quốc tế

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 42)

Trong pháp luật quốc tế, tính độc lập tư pháp được coi là một yếu tố gắn liền với việc bảo đảm các quyền con người, đặc biệt là quyền được xét xử công

bằng. Ngay trong Hiến chương Liên hợp quốc 1945 đã khẳng định “quyết tâm

xây dựng các điều kiện cho công lý có thể được duy trì” – hàm ý về tính độc lập

của tòa án – “để thực hiện hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy và khuyến khích

việc tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào” [13, tr.821]. Đến Tuyên ngôn thế giới về quyền con

người, nguyên tắc về tính độc lập của tòa án chính thức được ghi nhận, rằng mọi

người có “quyền được một tòa án khách quan, độc lập và có thẩm quyền được

thành lập theo pháp luật xét xử công bằng và công khai” [13, tr.821].

Công ước về các quyền dân sự và chính trị ngoài quy định về quyền xét xử công bằng, còn bảo đảm “quyền được xét xử ngay mà không bị trì hoãn vô

lý”. Theo đó, các bước bảo đảm sự bình đẳng bao gồm: “bình đẳng trước tòa án

được xét xử công bằng và công khai, có thẩm quyền vô tư và độc lập của các tòa án được thiết lập theo pháp luật và bảo đảm trong thực tiễn” [24, tr.286]. Yêu

cầu của sự công bằng cần phải được thực hiện xuyên suốt trong hoạt động của tòa án, từ việc xem xét cho đến quyết định buộc tội tội phạm.

Tính công khai của việc xét xử cũng là một biện pháp quan trọng bảo vệ cho quyền lợi của cá nhân và xã hội nói chung. Trừ những trường hợp đặc biệt, việc xét xử phải được mở ra công khai, có sự tham gia của báo chí, và sẽ chỉ giới hạn một nhóm người nhất định. Trong trường hợp xử kín thì phán quyết cũng phải công khai trong chừng mực cho phép.

Quyền được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý đảm bảo người bị buộc tội phải được xét xử mà không bị trì hoãn quá lâu, nó không chỉ liên quan đến thời gian của buổi xét xử sẽ diễn ra, mà còn là thời điểm kết thúc và phán

quyết được đưa ra – tất cả các giai đoạn phải được tiến hành “không bị trì hoãn

quá lâu” [24, tr.289]. Muốn vậy thì các thủ tục, cả ở sơ thẩm và phúc thẩm, cần

phải được tiến hành theo đúng trật tự để đảm bảo rằng buổi xét xử sẽ được tiến hành không bị trì hoãn quá lâu.

Ngoài ra, văn kiện này còn quy định các quyền con người khác cần được bảo đảm trong hoạt động tư pháp, chẳng hạn như quyền được coi là vô tội (hay suy đoán vô tội), quyền có người bào chữa, quyền được sử dụng ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình, quyền không bị áp dụng hồi tố,…

nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của tòa án, trong đó khuyến nghị các quốc gia

thành viên bảo đảm và đề cao tính độc lập của tòa án, lồng ghép các nguyên tắc này vào khuôn khổ pháp luật quốc gia, cũng như phổ biến rộng rãi đến các thẩm phán, luật sư, nhân viên các ngành hành pháp, lập pháp và công chúng nói chung. Nội dung cơ bản của văn kiện này như sau:

Thứ nhất, “những nguyên tắc và yêu cầu chung về tính độc lập của tòa án”

[13, tr.822-823].

Tính độc lập của tòa án phải được nhà nước bảo đảm và ghi nhận chính thức trong hiến pháp hay pháp luật quốc gia. Đồng thời, nhà nước phải bảo đảm rằng tất cả các cơ quan của Chính phủ và những cơ quan khác phải tôn trọng và tuân thủ tính độc lập của tòa án.

Tính độc lập của tòa án thể hiện ở việc tòa án phải có quyền quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị dựa trên bản chất của sự việc và theo luật pháp mà không chịu bất kì sự hạn chế, tác động hay ảnh hưởng nào không phù hợp, hoặc sự dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, một cách trực tiếp hay gián tiếp, từ bất kỳ chủ thể nào, dựa trên bất kỳ lý do nào. Cùng với đó, tòa án phải có quyền tài phán với mọi vấn đề có tính chất xét xử và phải có quyền quyết định một vấn đề được trình lên tòa án có thuộc thẩm quyền của tòa theo như luật pháp quy định hay không.

Tính độc lập của tòa án đòi hỏi không một chủ thể nào được can thiệp một cách vô cớ hay không thỏa đáng vào quá trình xét xử, cũng như không được xét lại các phán quyết của tòa án. Chỉ có các tòa án cấp trên mới có quyền xét lại các phán quyết của tòa án cấp dưới theo trình tự tố tụng quy định trong pháp luật (phúc tẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm). Mọi người đều có quyền được xét xử bởi các tòa án thông thường sử dụng những thủ tục pháp lý đã được ấn định. Điều này đồng nghĩa với việc tùy tiện lập ra một tòa án đặc biệt nào đó để thay thế cho các tòa án thông thường (được lập ra theo pháp luật) sẽ bị coi là vi phạm tính độc lập của tòa án.

Tính độc lập của tòa án cho phép và yêu cầu tòa án đảm bảo rằng các thủ tục xét xử đều được tiến hành một cách đúng đắn và quyền của các bên được tôn trọng, bất kể đó là bên buộc tội hay bên gỡ tội. Để thực hiện được điều này thì tố tụng tại tòa phải là tố tụng tranh tụng chứ không phải là tố tụng thẩm vấn (hay tố tụng buộc tội). Tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài xem xét và phán quyết dựa trên việc đánh giá quan điểm của các bên buộc tội và gỡ tội trong quá trình tranh tụng và chứng cứ tại phiên tòa, chứ không tham gia vào bất cứ bên nào.

Cuối cùng, nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án đòi hỏi các quốc gia phải cung cấp đầy đủ các nguồn lực để ngành tòa án có thể thực hiện tốt những chức năng của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào khác. Bởi vì, nếu tòa án phục thuộc vào nguồn nhân lực hay vật lực của một cơ quan nhà nước khác, tòa án có thể sẽ bị cơ quan nhà nước đó chi phối và mất đi tính độc lập của mình.

Thứ hai, “những nguyên tắc và yêu cầu liên quan đến thẩm phán”

[13, tr.823-824].

Nguyên tắc về sự độc lập của tòa án không những yêu cầu về mặt thể chế hoặc các nguyên tắc trong xét xử của tòa án như đã nêu trên, mà còn có những yêu cầu cụ thể khác liên quan đến thẩm phán, cụ thể như sau:

Tự do biểu đạt và giao kết: thẩm phán cũng là công dân, cho nên họ cũng

phải có các quyền công dân như những người khác trong tất cả các lĩnh vực (dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội), chẳng hạn như quyền được tự do thành lập và tham gia hiệp hội của thẩm phán hay các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của họ để xúc tiến việc đào tạo chuyên môn và để bảo vệ quyền độc lập xét xử. Tuy nhiên, trong khi thực hiện các quyền đó, thẩm phán phải luôn hành động và cư xử theo cách thức duy trì phẩm giá của công chức cũng như sự vô tư và tính độc lập của tòa án. Ở đây có thể thấy sự khác biệt so với yêu cầu đối với một số chức danh trong bộ máy nhà nước, chẳng hạn như cảnh sát, an ninh, phòng cháy chữa cháy hay quân đội,… nhà nước có thể hạn chế hoặc không

thừa nhận quyền tự do lập hội, biểu tình, bãi công của họ nhằm đảm bảo sự ổn định và lợi ích chung của toàn xã hội.

Tiêu chuẩn tuyển chọn và đào tạo: những người được chọn làm thẩm

phán phải là các cá nhân liêm khiết, có khả năng với sự đào tạo thích hợp và có chuyên môn về luật pháp. Cách thức bổ nhiệm thẩm phán không được thực hiện vì những động cơ không chính đáng; không được mang tính chất phân biệt đối xử dựa trên bất kỳ yếu tố nào (màu da, tôn giáo, giới tính, chủng tộc,…), trừ một yêu cầu thẩm phán phải là công dân của một quốc gia có liên quan.

Các điều kiện dịch vụ và nhiệm kỳ: thẩm phán, dù được bổ nhiệm hay bầu

ra đều phải được bảo đảm thời gian làm việc cho đến tuổi về hưu bắt buộc hay hết nhiệm kỳ theo quy định. Thẩm phán cũng phải được bảo đảm các điều kiện về tính độc lập, an ninh, được trả thù lao thích đáng và được hưởng các chế độ bảo hiểm và bảo trợ xã hội. Việc đề bạt thẩm phán phải dựa vào những yếu tố khách quan, đặc biệt là năng lực, tính liêm khiết và kinh nghiệm. Việc phân công thẩm phán xét xử các vụ việc là vấn đề nội bộ quản lý điều hành xét xử.

Bí mật nghề nghiệp và quyền miễn trừ: tòa án phải thực hiện các quy định

về bí mật nghề nghiệp liên quan đến quan điểm và những thông tin mật mà thẩm phán thu thập trong quá trình thực thi nhiệm vụ không thuộc quá trình xét xử công khai, và không bị bắt buộc phải làm chứng về những vấn đề đó. Ngoài ra, thẩm phán còn được hưởng quyền miễn trừ trong các vụ kiện dân sự vì những thiệt hại gây ra bởi những sai sót trong khi thực hiện chức năng xét xử.

Kỷ luật, đình chỉ và cách chức: bất cứ một lời kết tội hay khiếu nại chống

lại thẩm phán về khả năng xét xử hay chuyên môn của họ phải được xử lý ngay và công minh theo thủ tục pháp lý thích hợp. Thẩm phán có quyền đòi hỏi được xét xử công bằng. Thẩm phán có thể bị kỷ luật, đình chỉ hay cách chức do thiếu năng lực hay vì có những hành vi không phù hợp với chức phận của họ, tuy nhiên, những việc này phải được quyết định theo các tiêu chuẩn đạo đức đã được quy định và phải được xem xét lại một cách độc lập.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)