Nâng cao nhận thức về vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 70)

quyền con người ở Việt Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người quyền con người

Việc nâng cao nhận thức về vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người không những đối với Đảng và Nhà nước, mà còn đối với người dân và xã hội. Cụ thể:

Thứ nhất, cần hạn chế việc yêu cầu hoạt động xét xử của tòa án phải ưu

tiên phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Hoạt động xét xử dù ở bất kì cấp nào đều phải được dựa trên công bằng và lẽ phải theo pháp luật của nhà nước, chứ không bị hạn chế bởi tính chất vùng miền, những lợi ích hay lý lẽ của một nhóm người hoặc của một địa phương riêng biệt nào cả. Bởi lẽ hệ thống tòa án ở nước ta được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ,

cho nên tòa án bị coi như những cơ quan công quyền địa phương, cho nên yêu cầu phải thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Điều này dẫn đến những tác động của các cấp chính quyền địa phương (các lãnh đạo, đảng bộ) đến hoạt động xét xử, nhằm phục vụ những nhiệm vụ chính trị của địa phương, khiến cho công lý không được bảo đảm trong quá trình xét xử. Bởi vậy, Nghị quyết 49/NQ-TW cùng với việc yêu cầu tổ chức lại hệ thống tòa án theo cấp xét xử, đã khẳng định cần phải có sự thay đổi về quan niệm hệ thống tòa án địa phương. Không thể tiếp tục sử dụng thuật ngữ hệ thống tòa án địa phương vì hoạt động xét xử là hoạt động thực thi công lý, nên hoạt động xét xử ở bất kỳ tòa án nào cũng phải bình đẳng và phải được hình thành trên cơ sở của công bằng, lẽ phải đã được thừa nhận phổ biến và thể chế hóa trong pháp luật.

Cùng với việc thay đổi nhận thức của các lãnh đạo, đảng bộ địa phương. Cũng cần quán triệt tư tưởng đề cao vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người trong nội bộ toàn Đảng, thông qua việc nâng cao nhận thức về quyền tư pháp, chức năng của tư pháp và mối quan hệ giữa thực hiện quyền tư pháp với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thứ hai, giáo dục người dân tôn trọng và coi trọng hoạt động xét xử của

tòa án. Bời vì chỉ khi nào người dân tin tưởng vào sự công bằng, vô tư, khách quan của các phán quyết của tòa án, họ mới nghiêm túc và thực hiện một cách đầy đủ. Đồng thời cũng tôn trọng quá trình xét xử, không tìm cách để tác động đến hoạt động xét xử nhằm có được những phán quyết có lợi cho mình. Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan báo chí và truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của hoạt động xét xử đối với công lý, quyền con người. Cùng với việc phân tích những vụ việc cụ thể, những khía cạnh tích cực của hoạt động xét xử để người dân thấy được những ý nghĩa của hoạt động xét xử đối với việc bảo vệ các quyền con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)