Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 62)

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Một số quan điểm nhằm nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

3.1.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người quyền con người

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa đã xác

định việc “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do

nhân dân và vì nhân dân” [7]. Điều này đòi hỏi nhà nước phải không ngừng

hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước, đặc biệt là hoạt động bảo vệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động bảo vệ pháp luật ở đây chủ yếu là hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan tư pháp, mà tòa án là trung tâm, nhằm đảm bảo một xã hội thượng tôn pháp luật, và xét cho cùng cũng chính nhằm bảo đảm cho các quyền con người được tôn trọng, thực hiện trong đời sống xã hội. Tòa án thông qua hoạt động xét xử độc lập, không những có quyền xét xử hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức, mà còn có quyền xét xử cả những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan, chủ thể quyền lực nhà nước. Chính bởi vậy, yêu cầu cải cách, nâng cao vai trò của tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử, nhằm bảo vệ các quyền con người trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một điều cần thiết, để cho cơ quan tư pháp thật sự trở thành chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật.

Trong những năm vừa qua, hoạt động xét xử của tòa án luôn nhận được những sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn rất nhiều những hạn chế khiến cho vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của dân chúng vào công lý và công bằng bị sụt giảm. Cùng với đó, sự phát triển của xã hội ngày càng khiến cho các mâu thuẫn, tranh chấp cần giải quyết có xu hướng gia tăng, tính chất phức tạp, đòi hỏi sự hiện diện của công lý trong xã hội ngày càng cao. Theo thống kê của ngành tòa án, tỷ lệ án được tòa thụ lý trong hai năm 2010 và 2011 tăng đều khoảng 12% mỗi năm, năm 2012 giảm xuống 9%. Tình hình khiếu nại, tố cáo cũng tăng nhanh và có xu hướng phức tạp. Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ, từ năm 2008 đến 2011, số vụ việc khiếu nại, tố cáo tăng 26,4%, số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người tăng 64,5%. Cho nên, vấn đề cần thiết được đặt ra là thiết lập được các chế định dân chủ, công bằng và hữu hiệu để giải quyết các mâu thuẫn, đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, sự quản lý xã hội yếu kém của nhà nước, tình trạng tham nhũng đang dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội. Việc lợi dụng vị thế, quyền lực, quan hệ và các phương thức phi pháp khác nhằm chiếm dụng các giá trị và tài sản của nhà nước, cũng như các cơ hội tốt dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội, đồng thời gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, nguy cơ xâm hại tới các quyền con người. Bởi vậy, cần phải xây dựng một hệ thống nhằm bảo vệ công lý, các quyền con người, góp phần giúp xã hội ổn định và phát triển.

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 62)