Mối quan hệ giữa quyền tư pháp với việc bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 31)

Tư pháp trong nhà nước pháp quyền nhằm bảo đảm công lý, tính đúng đắn của pháp luật, đồng thời đó cũng là bảo vệ các quyền và tự do của con

người, thông qua sự độc lập của tư pháp, nguyên tắc xét xử công bằng và đúng

thời hạn – một trong những nền móng của xã hội tôn trọng pháp quyền. Trên

phương diện lý thuyết, tính độc lập của tư pháp và bảo vệ quyền con người có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người thường được giao cho tòa án (nơi cuối cùng để phân xử hoặc giải quyết các tranh chấp), và để thực hiện được nhiệm vụ này, tính độc lập của tòa án là một điều kiện không thể thiếu. Chỉ có vậy thẩm phán mới được tự do trong việc xét xử để có thể ra được những quyết định một cách vô tư, không thiên vị, bảo đảm công lý và quyền lợi của các bên.

Về nội dung của nguyên tắc xét xử công bằng gồm có:

Tất cả mọi người đều được bình đẳng trước tòa án và có quyền bảo đảm tối thiểu xét xử công bằng; Mọi người có quyền được xét xử công bằng và công khai, do đó dân chúng công khai được chứng kiến việc xét xử; Mọi người bị kết tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được sự phạm tội theo đúng quy trình quy định của pháp luật; Mọi người đều có quyền được xét xử kịp thời; Mọi người đều được có quyền có mặt khi xét xử; Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc thông quan trợ giúp pháp lý được lựa chọn, anh ta phải được thông báo về quyền này, trong trường hợp không đủ khả năng chi trả bị cáo sẽ được trợ giúp miễn phí; Bị cáo có quyền thẩm vấn nhân chứng chống lại anh ta và có quyền tiến hành thẩm vấn nhân chứng vì quyền lợi của mình. Bị cáo có quyền không bị ép buộc nhận tội; Bị cáo có quyền nhận sự trợ giúp miễn phí của phiên dịch, nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ mà tòa án sử dụng; Bị cáo không thể bị buộc phạm tội hình sự do bất kỳ hành vi hay sai sót nào không cấu thành tội phạm tại thời điểm sự việc xảy ra; bị cáo cũng không thể chịu hình phạt nặng hơn hình phạt tại thời điểm xảy ra vụ việc [21]. Nguyên tắc xét xử công bằng cũng yêu cầu mọi sự can thiệp có thể gây ảnh hưởng đến quyền và tự do của công dân phải được tiến hành theo những thủ

tục tố tụng hết sức nghiêm ngặt. Chẳng hạn như “nhà ở của mọi công dân không

thể bị khám xét mà không có lệnh chỉ rõ nguyên nhân chính của việc khám xét; không ai có thể bị bắt nếu không có lệnh viết của người có trách nhiệm khẳng định một cách dứt khoát có vi phạm;…” [6, tr.149-150].

Trong hoạt động xét xử, các nguyên tắc xét xử phải được tuân thủ.

Nguyên tắc suy đoán vô tội cho phép bị cáo được suy đoán là chưa có tội, chưa

có quyền giữ im lặng, mời luật sư để bảo vệ cho mình. Điều này đảm bảo sự ngang bằng, bình đẳng trước pháp luật của các bị can, bị cáo trước sức mạnh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Người buộc tội phải có trách nhiệm chứng minh tội phạm theo quy định của pháp luật. Sở dĩ vậy, bởi bên buộc tội (các cơ quan thực thi pháp luật) có đủ các phương tiện, công cụ đặc quyền của nhà nước (như cảnh sát, nhà tù, tòa án,…), còn bị can, bị cáo không có một thứ quyền lực nào, cũng như dụng cụ nào có thể tương đương, họ chỉ còn một cách duy nhất là

trông chờ vào sự vô tư, khách quan của các thẩm phán. Nguyên tắc tranh tụng

đảm bảo cho các bên (buộc tội và gỡ tội) trình bày quan điểm của mình, đưa ra các chứng cứ trước phiên tòa. Thẩm phán chỉ căn cứ vào các chứng cứ được đưa ra trước phiên tòa và quá trình tranh tụng tại phiên tòa để ra phán quyết. Như vậy, công lý được bảo đảm một cách bình đẳng đối với tất cả mọi người, bất cứ ai cho rằng quyền lợi của mình bị vi phạm, đều có thể khiếu nại ra tòa, khi đó tòa án với vai trò là người bảo vệ pháp luật đảm bảo xét xử một cách công minh và độc lập trước mọi sự tác động hay can thiệp.

Nguyên tắc xét xử công bằng cũng giúp cho việc bảo vệ hàng loạt các quyền con người trong quá trình thực hành công lý, từ lúc nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật cho đến khi thực hiện bản án, nó có tác dụng ngăn chặn sự phân biệt, bảo đảm cả quyền tiếp cận bình đẳng với tòa án và quyền được xét xử bình đẳng trước tòa án, ngay từ giai đoạn tiền xét xử – tiền đề để bảo đảm các quyền con người trong các giai đoạn sau của hoạt động xét xử.

Còn nguyên tắc xét xử đúng hạn không chỉ bao gồm thời gian xét xử phải

nhanh chóng, không được chậm trễ, mà còn bao gồm thời gian của toàn bộ quá trình tố tụng, từ quá trình điều tra cho đến việc kháng cáo lên các tòa án cấp cao

hơn. Nguyên tắc này được thể hiện rất sâu sắc trong câu thành ngữ công lý đến

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 31)