Một số quan điểm nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 63)

quyền con người ở Việt Nam

Thứ nhất, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con

phát huy nhân tố con người. Ở Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản nói chung, quan điểm về quyền con người và phát huy nhân tố con người nói riêng, đó chính là kim chỉ nam cho mọi hành động của nhà nước. Cho nên, việc nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người cũng phải được xây

dựng trên cơ sở của các quan điểm này, đó là: “Con người được giải phóng khỏi

áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” [7]. Phương

hướng chủ yếu của các chính sách xã hội là nhằm phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân,… Tòa án thông qua hoạt động xét xử đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển các quyền con người, không những chống lại những hành vi xâm hại quyền con người, mà còn là điểm tựa xây dựng niềm tin của xã hội vào công lý, công bằng của pháp luật và nhà nước. Để thực hiện được điều này, việc cải cách tư pháp nói chung, cải cách hệ thống tòa án nói riêng phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người, đồng thời hoạt động xét xử phải hiện thực hóa được các chủ trương, chính sách đó vào trong đời sống xã hội.

Thứ hai, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người

gắn với Chiến lược cải cách tư pháp Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu của

chiến lược này là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,

nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [10]. Để làm được điều này, cần phải nâng cao vai trò của tư pháp

trong việc bảo vệ quyền con người bằng cách xây dựng một hệ thống tòa án trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý và đề cao nhiệm vụ phục vụ nhân dân, đồng thời cũng phải tiến hành đồng bộ việc nâng cao vai trò của các cơ quan tư pháp khác (cơ quan điều tra, viện kiểm sát) trong việc bảo vệ các quyền con người.

Thứ ba, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người

gắn chặt với việc bảo đảm tính độc lập của tư pháp. Đây là một yêu cầu cấp thiết trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, bởi tư pháp độc lập được coi là điều kiện không thể thiếu của nhà nước pháp quyền, nếu không có cái thứ nhất thì sẽ không có cái thứ hai. Tư pháp độc lập không những bảo vệ các quyền con người khỏi sự xâm phạm từ các chủ thể cả ở khu vực nhà nước (hành pháp và lập pháp) và khu vực phi nhà nước, tư pháp độc lập còn giúp bảo vệ các quyền con người từ chính các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bởi vì nó đòi hỏi các cơ quan này trong quá trình hoạt động phải tuân thủ và làm đúng theo những quy trình, thủ tục hoặc cách thức nghiêm ngặt do pháp luật quy định.

Ở nước ta, quyền lực được quan niệm là thống nhất và có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện các quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sự độc lập của tư pháp, hoạt động xét xử của tòa án dễ bị chi phối bởi quyền lực của lập pháp và hành pháp. Cho nên, việc cải cách tư pháp cần nhìn nhận lại cách hiểu về tư pháp độc lập, đồng thời với việc cải cách bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo sự độc lập trong xét xử của tòa án, tránh nguy cơ gây oan sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân, đến niềm tin của xã hội vào vai trò của tòa án.

Thứ tư, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người

gắn liền với việc xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, nền dân chủ mà chúng ta đang hướng tới nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, phát huy bằng pháp luật và hoạt động quyền lực của nhà nước; các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức được bảo đảm bằng pháp luật và được bảo vệ bởi quyền lực nhà nước. Như vậy, có thể thấy bảo vệ quyền con người bằng tư pháp và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đều có mục đích phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của người dân. Cho nên, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người phải được gắn liền với đổi mới hệ thống

chính trị, đồng thời không ngừng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, đảm bảo mở rộng các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Thứ năm, nâng cao vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con

người gắn liền với quá trình giao lưu, hội nhập giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế về quyền con người. Ngày nay, việc bảo vệ các quyền con người không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia, mà nó đòi hỏi cần có sự phối, kết hợp giữa các nước cũng như nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế. Đồng thời, với việc tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về quyền con người yêu cầu các quốc gia phải cải cách các hệ thống thiết chế, trong đó có tư pháp nhằm tương thích với xu hướng phát triển chung của thế giới trong việc bảo vệ các quyền con người.

Một phần của tài liệu Vai trò của tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam (Trang 63)