3.1.1 Lịch sử hình thành
- Công ty được thành lập ngày 26 tháng 01 năm 2009, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1500731384 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp. Với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng.
- Mã số thuế: 1500731384. - Giám đốc: Lê Thái Trương - Ngành nghề kinh doanh:
+Kinh doanh vật liệu và trang trí nội thất +San lấp mặt bằng
+Vận tải hàng hóa đường sông và đường bộ
+Đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường, cơ sở hạ tầng khu dân cư.
-Số điện thoại: 0703.890127
3.1.2 Quá trình phát triển Công ty
Công ty TNHH MTV TM-XD và DV Trương Phi mặc dù mới thành lập được hơn bốn năm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu Công ty gặp không ít khó khăn nhưng với quyết tâm phấn đấu vươn lên dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty luôn đưa ra những phương thức hoạt động ngày càng quy mô và phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Công ty góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông ở địa phương.
Công ty sau một thời gian hoạt động chưa lâu nhưng đã tạo ra được niềm tin, sự tín nhiệm của đối tác. Ngoài ra, Công ty còn tham gia xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho việc đi lại của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số địa phương khác.
15
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Trong đó:
Quan hệ trực tiếp Quan hệ chức năng
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
*Giám đốc: Là người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong Công ty, là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty trước cơ quan pháp luật, các tổ chức có thẩm quyền.
*Phó giám đốc kỹ thuật: Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách.
*Phó giám đốc kinh doanh: Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty và là người trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc Kỹ thuật Giám đốc Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán
Đội thi công công trình giao thông
Đội thi công công trình dân dụng - công nghiệp
Đội thi công cơ giới
16
*Phòng kỹ thuật: Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình.
*Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý kho vật tư.
*Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm giúp ban giám đốc có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
*Phòng tài chính - kế toán: Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.
*Các đội thi công: Trực tiếp thi công các công trình
3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán thuế Kế toán TSCĐ và chi phí Kế toán thanh toán ngân hàng Kế toán nợ phải trả Kế toán nợ phải thu Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán vật tư và tạm ứng Kế toán hàng hóa và thành phẩm
17
3.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ máy kế toán tại Công ty. Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty, cùng với Kế toán tổng hợp lập báo cáo báo tài chính, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như trong việc ghi chép hạch toán các nghiệp vụ. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và nhà nước về mặt pháp lý tài chính. Trên triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của Nhà nước.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ khóa sổ và tính toán giá thành toàn bộ, xác định kết quả kinh doanh. Lập bảng cân đối tài khoản, lập bảng cân đối kế toán, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính khác, phân tích hoạt động sản xuất.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản thu, chi tiền mặt báo cáo tình hình biến động của quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng.
Kế toán TSCĐ: Tổng hợp các số liệu, chứng từ của các thành phần kế toán, theo dõi tình hình mua bán tài sản. Các khoản chi phí phát sinh năm, mở thẻ theo dõi chi tiết từng sản phẩm và lập bảng phát sinh trong năm.
Kế toán Thuế: Phải lập tờ khai nộp thuế, xác định các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Phải mở sổ chi tiết cho từng tài khoản liên quan, đến cuối năm phải đối chiếu với đội thuế để định khoản thuế và được khấu trừ và các khoản thuế còn phải nộp cho nhà nước.
Kế toán thanh toán ngân hàng: Trực tiếp giao dịch với ngân hàng, chịu trách nhiệm mở tài khoản, theo dõi và ghi vào sổ để đối chiếu với ngân hàng, giám sát chặt chẽ các số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, vay ngắn hạn, dài hạn ở ngân hàng.
Kế toán nợ phải thu: Theo dõi tình hình bán, tiêu thụ hàng hóa, tình hình thanh toán của người mua để căn cứ ghi vào sổ kế toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ với người mua để theo dõi các khoản nợ phải thu.
Kế toán nợ phải trả: Theo dõi tình hình mua hàng, tình hình thanh toán với người bán để ghi vào sổ kế toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ với người bán nhằm để theo dõi các khoản nợ phải thu.
Kế toán lương và BHXH: Có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về lao động và quỹ lương. Trên cơ sở tính toán các khoản trích theo lương, tính toán tiền phụ cấp, tiền thưởng cho công nhân viên, cung cấp số liệu về tình hình quỹ lương cho kế toán trưởng.
18
Lập bảng lương cần thanh toán cung cấp cho thủ quỹ, kế toán tính giá thành làm cơ sở trả lương cho công nhân viên.
Kế toán vật tư và tạm ứng: Theo dõi tình hình biến động, nhập xuất vật tư hàng ngày theo yêu cầu thực tế tại công xưởng thông qua phiếu đề nghị xuất vật tư để phản ánh chính xác kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.
Từ phiếu nhập, xuất vật tư kế toán có trách nhiệm ghi vào thẻ kho và sổ chi tiết vật tư để theo dõi biến động từ loại vật tư.
Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo vật liệu khi cần thiết. Đồng thời, kiểm kê giám sát tài khoản tạm ứng để nguồn vốn của Công ty được quản lý tốt hơn.
Kế toán hàng hóa thành phẩm: Phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình luân chuyển hàng hóa, phản ánh đúng giá vốn nhập kho, xuất kho và giá vốn hàng hóa tiêu thụ.
Lập sổ chi tiết bán hàng: Từ phiếu xuất hàng hóa kế toán ghi vào sổ chi tiết hàng hóa để theo dõi từng loại hàng hóa. Công ty áp dụng giá xuất kho theo phương pháp FIFO.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về quá trình mua hàng, bán hàng hóa, xác định kết quả bán hàng, theo dõi tình hình tồn kho, giám sát hàng hóa để báo cáo kịp thời sản phẩm, hàng hóa tồn kho.
Cung cấp chứng từ có liên quan cho kế toán công nợ và kế toán phải trả.
3.3.2 Hình thức kế toán tại Công ty
Để phù hợp với quy mô, đặc điểm và tổ chức của Công ty, phòng kế toán đã áp dụng hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Phương pháp kế toán nguyên liệu, vật liệu là phương pháp. Nhập trước- Xuất trước.
Hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành tại Công ty không có gì thay đổi với hệ thống tài khoản đã học.
Là Công ty xây dựng, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nên Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
19
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Trong đó:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Quan hệ hỗ trợ
*Trình tự sử dụng và luân chuyển chứng từ
Hằng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các đơn vị trực thuộc Công ty lập các chứng từ và chuyển lên phòng kế toán. Vì có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên từ chứng từ gốc phải lên Bảng tổng hợp chứng từ gốc,
Chứng từ gốc
Sổ quỹ - Thẻ kho
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái
20
sau đó lập chứng từ ghi sổ. Nếu nghiệp vụ phát sinh trong tháng thì sẽ căn cứ vào chứng từ gốc để ghi trực tiếp vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ vào sổ cái. Sau khi số liệu kiểm tra trùng khớp với nhau thì bảng cân đối số phát sinh dùng làm cơ sở lập báo cáo kế toán.
Đối với các tài khoản có mở sổ hoặc sổ kế toán chi tiết, chúng được dùng để làm căn cứ lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua Bảng cân đối số phát sinh.
Cuối tháng, kế toán trưởng cân đối tất cả các số liệu xong sẽ căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối để lập báo cáo kế toán.
*Chế độ kế toán áp dụng:
- Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Niên độ kế toán: theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (đồng).
- Ngôn ngữ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiếng Việt Nam.
- Công ty đã tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
3.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.4.1 Chức năng của Công ty 3.4.1 Chức năng của Công ty
- Công ty hoạt động theo định hướng phát triển của nhu cầu con người, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Công ty nhận thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, san mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số địa phương khác.
- Lãnh đạo Công ty luôn nghiên cứu những phương thức mới nhằm nâng cao quá trình thi công, đảm bảo chất lượng cho các công trình.
3.4.2 Nhiệm vụ của Công ty
- Tổ chức điều hành kế toán sản xuất kinh doanh của đơn vị thực thi tiến độ phân kỳ của kế hoạch. Đồng thời, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính thống kê theo quy định của pháp luật.
- Về công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình cũng được thực hiện theo đúng quy định của Công ty.
- Khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh. - Mở rộng quan hệ đối tác trong nước và ngoài nước.
21
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp các khoản nguồn thu cho ngân sách nhà nước, không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
3.5 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bảng 3.1 Bảng kê thành tích đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung 2010 2011 2012 2011 so 2010 2012 so 2011 Tiền % Tiền % Doanh thu 7.139,1 6.920,5 7.758,6 (218,6) (3,06) 838,1 12,1 Chi phí 6.373,8 6.202,7 6.834,6 (171,1) (2,68) 631,9 10,2 Lợi nhuận 765,3 717,8 924 (47,5) (6,2) 206,2 28,7
(Nguồn: nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010- năm2012 tại phòng kế toán tài vụ Công ty)
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế khó khăn cả trong và ngoài nước. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, một lĩnh vực. Nhờ tình hình kinh doanh của Công ty rất tốt, thu được lợi nhuận cao và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh nên Công ty đã dứng vững trên thi trường, mặc dù vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này đua nhau mọc lên với máy móc trang thiết bị hiện đại, lại thêm sự biến động của nền kinh tế thị trường, vật giá leo thang khiến hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều gặp khủng hoảng khó khăn, không ngoại trừ bản thân Công ty, để giữ chân khách hàng Công ty đã đầu tư, nghiên cứu tìm ra nhiều sản phẩm mới, cung cấp vật liệu ngành xây dựng với chất lượng tốt nhất do đó làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp vẫn giữ được ở mức độ tương đối ổn định. Cụ thể:
Qua bảng 3.1 ta thấy: Doanh thu bán hàng năm 2011 so với 2010 giảm 218,6 triệu đồng tương đương giảm 3,06%. Năm 2012 so với 2011 tăng lên 838,1 triệu đồng tương đương 12,1%.Về lợi nhuận năm 2011 so với 2010 giảm 47,5 triệu đồng, năm 2012 so với 2011 tăng lên 206,2 triệu đồng. Tuy doanh thu năm 2011 có giảm nhưng về lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn cao qua các năm, điều này cho thấy Công ty hoạt động rất tốt.
22
Bảng 3.2 Bảng kê thành tích đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 6tháng 2013 so 6 tháng 2012 Tiền % Doanh thu 3.829,3 4.819 989,7 25,8 Chi phí 3.352,3 4.224,1 871,8 26 Lợi nhuận 477 594,9 117,9 24,7
(Nguồn: nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2013 tại phòng kế toán của Công ty.)
Qua bảng 3.2 ta thấy doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 989,7 triệu đồng tương đương 25,8% về lợi nhuận cũng tăng, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 117,9 triệu đồng tương đương 24,7%, Công ty cần giữ vững tình hình hoạt động này và phát huy thế mạnh của mình nhiều hơn nữa.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi 3.6.1 Thuận lợi
Về đường thủy lẫn đường bộ phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh.
Đa số cán bộ công nhân viên Công ty còn trẻ, có sự năng nổ sáng tạo và đầy lòng nhiệt quyết về sự phát triển của Công ty, biết nắm bắt kịp thời các công nghệ mới và đưa ra những ý tưởng mới.
Đoàn kết tin tưởng vào định hướng phát triển của Công ty nên toàn thể công nhân viên chung sức chung lòng xây dựng thương hiệu Công ty ngày