Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh một thành viên tm xd và dv trương phi (Trang 59)

thành viên TM-XD và DV Trương Phi

- Nhận thấy được vai trò quan trọng của quản lý, Công ty đã xây dựng riêng cho mình một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt. Các phòng ban được sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý kinh doanh. Phòng tài chính kế toán với chức năng thực hiện công tác kế toán tài chính của Công ty đã không ngừng đổi biến cả về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc nó từng bước được hoàn thiện nhằm cung cấp những thông tin tài chính chính xác để các cấp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn về quản lý, điều động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức công tác kế toán của Công ty luôn mau chóng hoà hợp với hệ thống kế toán mới, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận có liên quan. Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty đối với toàn bộ hoạt động quản lý đảm bảo chất lượng thông tin cung cấp nhiều và đầy đủ.

- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên Công ty cần phải lựa chọn một hình thức kế toán thích hợp, bên cạnh Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hạch toán nhất là kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, giúp cho Ban lãnh đạo Công ty đánh giá đúng tình hình tài chính của Công ty mà kịp thời đề ra chính sách chiến lược kinh doanh thích hợp.

- Công ty có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp Đồng Bằng Sông Cửu Long với đa dạng hoá các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã sử dụng chứng từ, sổ sách theo đúng chế độ kế toán quy định.

- Bộ máy kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng giúp cho công tác kế toán diễn ra thuận tiện và liên tục. Bên cạnh đó, việc tin học hoá công tác kế toán tại Công ty giúp cho việc tổ chức hạch toán xử lý các nghiệp vụ kế toán đơn giản hơn, nhanh chóng, dễ dàng theo dõi, đồng thời lại chính xác và tiết kiệm được nhân lực.

- Các nhân viên kế toán có phong cách làm việc nghiêm túc, hăng say, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Mỗi kế toán viên có một chức vụ riêng nhưng vẫn phối hợp và hỗ trợ cho nhau rất đồng bộ, nhịp nhàng, cung cấp kịp thời những thông tin kế toán.

47

4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ KHOẢN PHẢI THU

4.2.1 Đánh giá tổng quát qua bảng cân đối kế toán

Bảng 4.1 Bảng cân đối kế toán chênh lệch qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ Công ty)

* Về tài sản

Qua bảng chênh lệch cân đối tài sản (bảng 4.1) cho thấy tổng tài sản của Công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 743,5 triệu đồng tương đương 110,5 %. Năm 2012 so với 2011 tăng 1.503,3 triệu đồng tương đương 119,2 % điều này chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng nhiều. Để có thể biết tình hình tăng lên có hợp lý hay không cần phải đi sâu vào xem xét sự biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản.

-Đối với các khoản phải thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 167%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 89,6 %, tăng ít hơn năm 2011 so với 2010 nhưng cũng rất nhiều là do quy mô của Công ty phát triển, số lượng sản phẩm bán ra nhiều, khách hàng ngày càng đông nên việc bán chịu ngày càng nhiều làm cho khoản phải thu tăng lên.

Khoản mục 2010 2011 2012 2011so 2010(%) 2012so 2011(%) TÀI SẢN A. TS Ngắn hạn 4.798,9 5.452,7 6.712,5 113,6 123,1 I. Tiền 2.783,1 2.556,3 3.195,6 91,8 125

II. Các khoản phải thu 1.434,5 2.395,8 2.145,7 167 89,6

III. Hàng tồn kho 130.8 250,8 105.8 191,7 42,2

IV. Tài sản lưu động 450,5 500,6 1.265,4 111,1 252,8

B. TS Dài hạn 2.296,9 2.386,6 2.630,1 103,9 110,2

I. Tài sản cố định 2.784,4 2.851,8 2.908,5 102,4 102 II. Chi phí xây dựng dở dang 512,5 534,8 721,6 104,3 134,9

TỔNG TÀI SẢN 7.095,8 7.839,3 9.342,6 110,5 119,2 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 534,2 915,3 1.068,4 171,3 116,7 I. Nợ ngắn hạn 290.9 580,7 700,6 199,6 120,6 II. Nợ dài hạn 243,3 334,6 367,8 137,5 109,9 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.561,6 6.924 8.274,2 105,5 119,5 I. Nguồn vốn KD 4.591,2 4.963,5 5.984,5 108,1 120,6 II. Nguồn kinh phí 1.970,4 1.960,5 2.289,7 99.5 116,8

48

-Đối với hàng tồn kho của năm 2011 so với năm 2010 tăng 191,7% là do Công ty mới phát triển nên phải dự trữ một lượng hàng rất lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, để củng cố địa vị của mình và tạo lòng tin cho nhiều khách hàng. Nhưng đến năm 2012 so với 2011 tăng 42,2 % tăng ít hơn 2011 so với 2010 vì Công ty đã dự trữ được một lượng hàng rất lớn ở 2011.

-Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 tăng 111,1 %. Năm 2012 so với 2011 tăng 252,8 % một con số khá lớn là do Công ty phát triển mạnh, mở rộng thêm một bãi mua bán cát đá ở gần Công ty, phải mua thêm nhiều phương tiện khác nên tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên vượt bậc.

-Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn qua các năm tăng rất ổn định cụ thể là năm 2011 so với năm 2010 tăng 102,4%. Năm 2012 so với 2011 tăng 102% điều này thể hiện Công ty đã mua thêm tài sản cố định để đàp ứng tốt việc kinh doanh của mình.

*Về nguồn vốn

Phần này phản ánh những nguồn vốn mà Công ty quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Về mặc kinh tế, khi xem phần nguồn vốn các nhà quản trị Công ty thấy được thực trạng tài chính của Công ty đang quản lý và sử dụng. Về mặc pháp lý, nhà quản trị thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành như: vốn chủ hữu, vay ngân hàng và các đối tượng khác: các khoản phải trả, phải nộp vào ngân sách, các khoản phải thanh toán với công nhân viên…

- Đối với nợ phải trả:

Đây là số vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn. Loại vốn này doanh nghiệp chỉ được dùng trong một thời gian nhất định với thời hạn phải trả lại cho chủ nợ .

Qua bảng chênh lệch cân đối nguồn vốn (bảng 4.1) cho thấy nợ phải trả của năm 2011 tăng so với năm 2010 là 381,1 triệu đồng tương đương 171,3%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 153,1 triệu đồng tương đương 116,7% trong đó chủ yếu nợ ngắn hạn tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Công ty không ngừng mở rộng quy mô, cần phải tập trung nguồn vốn lớn nên Công ty phải vay ngân hàng.

-Vốn kinh doanh: Được hình thành như vốn pháp định, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, quỹ và dự trữ, lợi tức chưa phân phối.

49

tương đương 105,5%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.350,2 triệu đồng tương 119,5%. Tuy nhiên để phục vụ cho việc mở rộng quy mô kinh doanh Công ty phải đi vay, nhưng phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn phần nợ phải trả rất nhiều, chứng tỏ Công ty có khả năng tự chủ về tài chính, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ.

4.2.2 Đánh giá các tỷ số tài chính

4.2.2.1 Đánh giá chỉ tiêu thanh toán

Đánh giá khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của Công ty tốt hay xấu. Phân tích chỉ số thanh toán hiện thời là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Bảng 4.2 Bảng đánh giá các chỉ số về khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ Công ty)

-Về tỷ số thanh toán hiện thời

Tỷ số thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là cao hay thấp. Nó chỉ ra phạm vi, vi mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trãi bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn trả nợ.

Qua bảng 4.2 ta thấy ở thời điểm năm 2010 tài sản lưu động của Công ty có khả năng thanh toán gấp 1,5 lần số nợ cần thanh toán, tức một đồng nợ có 1,5 đồng vốn của Công ty đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán hiện thời năm 2011 là 0,8 lần giảm nhiều so với năm 2010 giảm 0,7 lần vào năm 2012 tỷ số thanh toán tăng trở lại với mức 1,8 lần tăng nhanh và nhiều hơn năm 2010, 2011. Cho ta thấy được tỷ số thanh toán hiện thời của Công ty là lớn hơn 1 và tỷ số này có chiều hướng tăng bền vững. Điều này có nghĩa là tài sản lưu động của

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 2011 2012

1. Tài sản lưu động Triệu đồng 450,5 500,6 1.265,4

2. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 290.9 580,7 700,6

3. Hàng tồn kho Triệu đồng 130.8 250,8 105.8

4. Tỷ số thanh toán hiện

thời (4)=(1)/(2) Lần 1,5 0,8 1,8

5. Tỷ số thanh toán

50

Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này tăng là do Công ty mở rộng quy mô cần phải gia tăng tài sản lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

-Về tỷ số thanh toán nhanh

Qua bảng 4.2 ta thấy năm 2010, khả năng thanh toán của Công ty là 1,1 lần tức một đồng nợ có 1,1 đồng vốn đảm bảo. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0,4 lần. Tuy nhiên vào năm 2012 thì tỷ số này tăng trở lại 1,6 lần. Từ đây cho ta thấy vào năm 2011 tình hình thanh toán nợ của Công ty là rất xấu, vốn để đảm bảo cho các khoản nợ không cao, một đồng nợ chỉ có 0,4 đồng vốn được đảm bảo. Sang năm 2012 tỷ số này được gia tăng lên 1,6 lần. Lúc này cho ta thấy được rằng tình hình vốn của Công ty đã được gia tăng và đủ để đảm bảo cho các khoản nợ khi đến hạn. Tỷ số này tăng là do Công ty thực hiện chính sách nới lỏng hàng tồn kho, cụ thể là hàng tồn kho vào năm 2012 giảm một lượng khá lớn, tương đương 145 triệu đồng so với năm 2011. Mặt khác là do Công ty mở rộng quy mô nên cần phải có tài sản lưu động nên khoản mục này tăng cao vào năm 2012 làm cho tỷ số này tăng trở lại.

Nhìn chung tình hình thanh toán của Công ty là rất tốt Công ty cần duy trì tình hình hoạt động này để đem lại hiệu quả cao cho Công ty. Tuy nhiên công ty cũng nên hạn chế bớt các khoản nợ ngắn hạn để làm tăng các chỉ số thanh toán.

51

4.2.2.2 Đánh giá vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân quân

Bảng 4.3 Bảng đánh giá tỷ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ Công ty)

-Về vòng quay các khoản phải thu

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy tình hình thu hồi nợ của Công ty là rất tốt. Tuy nhiên vào năm 2011 thì chính sách bán hàng trả chậm cũng như tình hình thu hồi nợ của Công ty có chiều hướng giảm, cụ thể:

Vào năm 2010 vòng quay khoản phải thu của Công ty là 4,6. Điều này cho ta thấy rằng trong kỳ kinh doanh nó phải quay 4,6 vòng để đạt được doanh thu là 7.125,6 triệu đồng. Nhưng vào năm 2010 thì tỷ số vòng quay khoản phải thu này giảm xuống còn 2,7 vòng. Đến năm 2012 thì tỷ số này tăng lên trở lại với mức là 4 vòng. Từ đây cho thấy chính sách bán hàng trả chậm và tình hình thu hồi nợ của Công ty có chiều hướng được cải thiện.Trước tình hình trên cho ta thấy tình hình bán hàng và thu hồi nợ của Công ty là khá tốt. Công ty cần tiếp tục duy trì để tạo được doanh thu cao hơn.

-Về kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này đo lường khả năng thu hồi các khoản phải thu của Công ty là nhanh hay chậm. Nhìn từ bảng 4.3 ta thấy tỷ số này tăng, giảm không ổn định, cụ thể:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2010 2011 2012

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 7.125,6 6.908,1 7.739,6

2. Khoản phải thu ĐK Triệu đồng 1.446,5 2.496,7 1.899,4 3. Khoản phải thu CK Triệu đồng 1.622,3 2.602,5 1.991,8 4. Khoản phải thu BQ

(4) = [(2) + (3)]/2 Triệu đồng 1.534,4 2.549,6 1.945,6

5. Vòng quay các khoản

phải thu (5)=(1)/(4) Vòng 4,6 2,7 4

6. Kỳ thu tiền bình quân

52

Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 78 ngày, tức là Công ty phải mất 78 ngày để thu hồi một khoản phải thu. Vào năm 2011 tỷ số này là 133 ngày tăng rất cao so với năm 2010, tức tăng 55 ngày. Sang năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 90 ngày thấp hơn năm 2011 là 43 ngày , nhưng còn cao hơn năm 2010 là 12 ngày. Điều này cho thấy Công ty đã cố gắng thu hồi các khoản nợ, nhưng tỷ số này vẫn còn cao, sẽ gây nhiều khó khăn cho Công ty trong việc sử dụng vốn lưu động. Do đó Công ty cần đẩy mạnh tốc độ thanh toán với người mua, đây cũng là cơ sở để tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

4.2.3 Đánh giá công tác kế toán vốn bằng tiền *Về chứng từ *Về chứng từ

- Mẫu hóa đơn chứng từ được sử dụng đúng theo quy định, tất cả các chứng từ dùng ghi sổ kế toán trong Công ty đều đã được kiểm tra đảm bảo tính pháp lý, có tính trung thực và độ tin cậy cao.

- Trình tự luân chuyển chứng từ: Các nghiệp vụ phát sinh được ghi chép vào sổ sách của từng bộ phận có liên quan, sau đó được đưa qua bộ phận kế toán để hạch toán vào sổ sách và được lưu tại phòng kế toán. Việc luân chuyển chứng từ thực hiện rất nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng, từng bộ phận.

* Về tài khoản

- Khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, đơn vị đã sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ tài chính về nội dung và phương pháp của từng tài khoản.

- Công ty không sử dụng tài khoản 113 – Tiền đang chuyển trong khi việc thanh toán của Công ty cho khách hàng hầu hết điều thông qua chuyển khoản và tiền mặt.

* Về sổ sách

-Về sổ chi tiết TK 111 kế toán sử dụng cùng “sổ quỹ” với thủ quỹ để theo dõi tiền mặt.

- Về sổ tổng hợp thì Công ty sử dụng “sổ cái” để theo dõi cho từng tài khoản vốn bằng tiền.

*Về báo cáo

- Về báo cáo thì Công ty chỉ sử dụng “Báo cáo tài chính” vào cuối mỗi năm. Báo cáo tài chính gồm:

53 + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Ngoài ra Công ty sử dụng sổ quỹ

4.2.4 Đánh giá công tác kế toán các khoản phải thu * Về chứng từ * Về chứng từ

- Chứng từ sử dụng đúng mẫu theo quy định ban hành của Bộ tài chính.

* Về tài khoản

- Về các khoản phải thu của Công ty chỉ có tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng và tài khoản 138 – Phải thu khác.

- Công ty không sử dụng tài khoản 136 – Phải thu nội bộ vì Công ty không có cửa hàng và đại lý bán lẽ trực thuộc Công ty.

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty tnhh một thành viên tm xd và dv trương phi (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)