Khả năng ký sinh của nấm xanh Ma trong quần thể thành trùng sùng khoa

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 54)

Fabricius) qua các hình thức xử lý khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.5 Khả năng ký sinh của nấm Metarhizium anisopliae lên SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm qua các thời điểm.

T: 30,4oC RH: 73,7%

Nghiệm thức Tỉ lệ (%) sùng chết theo thời gian sau khi xử lý (NSKXL)

3 6 9 12 15 18 21 24 Nấm tươi + rãi 10,67 a 79,11 a 98,67 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Nấm tươi + phun 4,44 ab 49,56 b 87,56 b 97,33 a 100 a 100 a 100 a 100 a Nấm bột khô + rãi 4,89 ab 8,44 c 17,78 c 42,67 b 72,44 b 89,33 b 96,89 b 100 a Nấm bột khô + phun 2,67 b 5,78 cd 15,78 c 32,44 c 57,11 c 82,67 b 96,22 b 100 a Đối chứng 0,89 b 2,67 d 3,78 d 4,67 d 6,67 d 7,78 c 9,33 c 10,67 b CV (%) 6,58 5,55 2,69 2,91 5,96 3,47 1,21 0,36 Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** **

Khả năng ký sinh và gây chết thành trùng SKL của các dạng nấm xanh Ma

qua các hình thức xử lý khác nhau được thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy cả 4 nghiệm thức đều có khả năng gây chết thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Tại thời điểm 3 NSKXL, khả năng gây chết thành trùng SKL ở cả 4 nghiệm thức đều thấp. Nghiệm thức nấm tươi + rãi có khả năng gây chết thành trùng SKL cao nhất, đạt tỉ lệ 10,67%. Ba nghiệm thức còn lại có tỉ lệ gây chết thành trùng SKL rất thấp, nghiệm thức nấm tươi + phun (4,44%), nấm bột khô + rãi (4,89%) và nấm bột khô + phun (2,67%), cả 3 nghiệm thức đều không khác biệt thống kê với nghiệm thức đối chứng ở mức ý nghĩa 1%.

Ở thời điểm 6 NSKXL, khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm tươi + rãi tăng rất nhanh và đạt tỉ lệ 79,11%, cao nhất và khác biệt hoàn toàn với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%. Tỉ lệ gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm tươi + phun cũng khá cao (49,56%). Tại thời điểm này, khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm bột khô + phun vẫn rất thấp (5,78%) và không khác biệt thống kê với nghiệm thức đối chứng ở mức ý nghĩa 1%.

Tại thời điểm 9 NSKXL, tỉ lệ thành trùng SKL chết ở cả 4 nghiệm thức đều tăng. Tăng nhanh ở 2 nghiệm thức nấm tươi + rãi (98,67%) và nấm tươi + phun (87,56%). Tỉ lệ gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức nấm bột khô + rãi và nấm bột khô + phun cũng tăng và đã có sự khác biệt thống kê với nghiệm thức đối chứng nhưng khả năng gây chết thành trùng SKL vẫn còn khá thấp (bột khô + rãi – 17,48%, bột khô + phun – 15,78%).

Thời điểm 12 NSKXL, tỉ lệ gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm tươi + rãi đạt tối đa 100% và không khác biệt thồng kê với nghiệm thức đối chứng ở mức ý nghĩa 1%. Tại thời điểm này, khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm bột khô + rãi và nấm bột khô + phun vẫn còn khá thấp, lần lượt là 42,67% và 32,44%.

Khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm tươi + phun cũng đạt tỉ lệ 100% tại thời điểm 15 NSKXL. Tại thời điểm này tỉ lệ gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức nấm bột khô + phun thấp nhất (57,11%) và khác biệt hoàn toàn qua thống kê với so các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1%.

Tỉ lệ SKL chết ở nghiệm thức nấm bột khô + rãi và nấm bột khô + phun bắt đầu tăng nhanh trong những thời điểm kế tiếp và cùng đạt tỉ lệ tối đa tại thời điểm 24 NSKXL.

Tóm lại, kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy hình thức xử lý bằng nấm tươi + rãi cho khả năng ký sinh gây chết thành trùng SKL tương đối cao hơn các hình thức còn lại (đạt tỉ lệ 100% tại thời điểm 12 NSKXL). Khả năng ký sinh gây chết thành trùng SKL cũng khá cao, đạt tỉ lệ 100% ở thời điểm 15 NSKXL. Kết quả trên một lần nữa cho thấy rằng dạng nấm tươi có hoạt lực sinh học cao hơn dạng bột khô. Bên cạnh đó, kết quả trên cũng cho thấy xử lý bằng hình thức rãi có hiệu quả gây chết thành trùng SKL cao hơn xử lý bằng hình thức phun. Nguyên nhân có thể do khi xử lý bằng hình thức rãi, các cá thể SKL dễ dàng tiếp xúc với bào tử nấm xanh Ma nằm trên bề mặt lớp mụn sơ dừa; còn khi phun, bào tử nấm xanh Ma hòa lẫn vào nước và thấm vào lớp mụn sơ dừa nên khó tiếp xúc với các cá thể thành trùng SKL. Kết quả trên gần giống với nghiên cứu của Trần Nam Dương (2010), trong điều kiện nhà lưới hiệu lực phun chế phẩm nấm tươi đạt 73,3% (ở thời điểm 12 NSKP) cho hiệu quả ký sinh trên rầy đầu vàng cao hơn so với phun nấm bột khô (đạt 55,9% ở thời điểm 12 NSKP).

4 Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Nấm xanh Ma cho hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang cao nhất so với nấm trắng Bb và nấm tím Pae.

Hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang tăng tỉ lệ thuận với nồng độ. Dung dịch nấm Ma ở nồng độ 109 bào tử/ml có hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang cao hơn các nồng độ còn lại (độ hữu hiệu 100% ở thời điểm 5 NSKC). Nồng độ 108 bào tử/ml cũng cho hiệu quả gây chết thành trùng SKL cao (dộ hữu hiệu 100% ở thời điểm 7 NSKC).

Nấm xanh Ma phân lập từ bọ cánh cứng hại (Ma-BD) dừa có hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang cao hơn Ma phân lập từ bọ xít nhãn (Ma-BXN) và sùng khoai lang (Ma-SKL), đạt ĐHH 100% ở thời điểm 9 NSKC.

Khả năng lây lan của thành trùng sùng khoai lang đực đã tiếp xúc với pheromone và nhiễm nấm xanh Ma ở dạng nấm tươi cho hiệu quả cao nhất, đạt độ hữu hiệu 100% ở thời điểm 18 NSKT.

Khả năng ký sinh và gây chết thành trùng sùng khoai lang của chế phẩm nấm xanh dạng nấm tươi và xử lý bằng hình thức rãi cho hiệu quả cao nhất, đạt tỉ lệ chết 100% ở thời điểm 12 NSKXL.

4.2 Đề nghị

Nghiên cứu phân lập các chủng nấm xanh Ma trên nhiều loại côn trùng khác để chọn ra chủng có hiệu lực gây chết sùng khoai lang cao nhất.

Khảo sát khả năng ký sinh của nấm xanh Ma trong quần thể thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) qua các hình thức xử lý khác nhau trong điều kiện nhà lưới.

Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nấm xanh Ma kết hợp với pheromone (đặc biệt ở dạng chế phẩm) để phòng trị sùng khoai lang trong điều kiện ngoài đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Bùi Công Hiển, 2002. Pheromone của côn trùng. Nhà xuất bàn Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 52 - 57.

Bùi Thị Ngọc Liễu, 2010. Khảo sát hiệu quả của pheromone giới tính tồng hợp và nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) trong việc phòng trị sùng khoai lang

(Cylas formicarins Fabricius) ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ, 38.

Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương Thị Mỹ Lộc, 2008. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính của sâu vẽ bùa, Phyllocnistis citrella Stainton. Luận văn tôt nghiệp. Trưởng Đại học cần Thơ, 57.

Đặng Hoàng Xuân, 2009. Đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính (Z)-3- Dodecenyl-(E)-2-Butenoate trong việc quản lý sùng khoai lang, Cylas formicarius Fabricius (Coleoptera: Curculionidae), Luận văn đại học Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, 24.

Đỗ Huy Bích, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II. Nhà xuất bản Khoa học và kỉ thuật Hà Nội, 76-77

Dương Minh, 1999. Giáo trình môn học: Hoa màu, phần Khoai lang. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại học cần Thơ, 43.

Hà Quang Hùng, 2005. Giáo trình dịch học bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 97-98.

Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2010. Đáng giá hiệu quả phòng trị của pheromone giới tính tổng hợp và nấm xanh (Metarhizinm anisopliae Sorokin) đối với sùng khoai lang

(Cylas formicarius Fabricius). Luận án thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ, 3-42. Lâm Tổ Oanh, 2005. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng của nấm

Metarhizium anisopliae Sorok. Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.

Mai Thạch Hoành, 2001. Cây khoai lang các côn trùng gây bệnh và những rối loạn dinh dưỡng chủ yếu, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, 7-9.

Nguyễn Đức Khiêm, 2006. Giáo trình côn trùng học nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 137-140.

Nguyễn Thạch Bích, Vũ Văn Chuyên, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Quỳ, Trịnh Đình Thanh, 1975. Nhừng họ thực vật có hoa. Tập 1. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 482.

Nguyễn Thành Hối, 2010. GT. Cây trồng đại cương. Tủ sách Đại học Cần Thơ, 29-30. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2004. Giáo trình Côn trùng đại cương. Khoa Nông Nghiệp,

trường Đại học Cần Thơ, 125.

Nguyễn Thị Thùy Dương, 2011. Thu thập và định danh các chủng nấm Metarhizium anisopliae và đánh giá hiệu quả đối với sùng khoai lang (Cylas formicarins

Fabricius) và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal), 37.

Nguyễn Thúy Liễu, 2011. Khảo sát một số nấm ký sinh trong phòng thí nghiệm và đánh ứng dụng nấm xanh kết hợp với pheromone giới tính trong quản lý sùng khoai lang (Cylas formicarins Fabricius) tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Luận văn đại học Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, 32-33.

Nguyễn Văn Đĩnh, 2005. Nghiên cứu thành phần sâu hại khoai lang và kỹ thuật mới phòng ngừa bọ hà hại khoai lang (Cylas formicarius F.), Tạp chí bảo vệ thực vật số 5.

Nguyền Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004. Giáo trình côn trùng học nông nghiệp phần B: Côn trùng gảy hại cây trồng chính ở Đồng Bằng Sông Cữu Long. Tủ sách đại học Cần Thơ, 74-76.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen. 2011. Côn trùng gây hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 88-91.

Phạm Thị Thùy, 2004. Công nghệ sinh học trong bào vệ thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 335 trang.

Trần Nam Dương, 2010. Ảnh hưởng của một số nông dược đối vơi nấm xanh

Metarhizium anisopliae Sorokin và hiệu quả của chế phẩm nấm xanh trên rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata hại mía tại huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng,

luận án Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, chuyên ngành Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ, 67 trang.

Trần Văn Hai và ctv., 2008. Ứng dụng chế phẩm sinh học từ nấm có ích để phòng trừ sâu ăn lá, bọ cánh cứng (sùng đất) hại rễ cây trồng cạn cho vùng đất giồng cát tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

Trần Văn Mão, 2002. Sử dụng côn trùng và vi sinh vặt có ích, Tập II, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 300 trang.

TIẾNG ANH

Ames, N.E.J.M. Smit, A.R. Braun, J.N. O’Sullivan, and L.G. Skoglund. 1997. Sweetpotato: Major Pests, Diseases, and Nutritional Disorders. International Potato Center (CIP). Lima, Peru, 152.

Bocias D. G, J. c. Penland and J. p. Latge. 1991. Nonspecific factors involed in attachment of entomopathogenic Deuteromycetes to host insect cuticle. Applied and Environment Microbiology, 54.

Capinera, J. L. 1998. Sweetpotato Weevil, Cylas formicarius (Fabricius) (Insecta: Coleoptera: Brentidae (Curculionidae)). University of Florida.

Health, R. R., J. A. Coffelt, p. E. Sonnet, F. I. Proshoỉd, B. Dueben & J. H. Tumỉinson. 1986. Indentification of sex pheromone pro-ducted by female sweetpotato weevil, Cylas formicarius elegan-tuius (Summer). Journal of Chemical Ecology 12: 1489- 1503.

Jansson, R. J. C. Mason LJ. Heath RR, 1991. Use of sex pheromone for monitoring and managing Cylas formicarius. Pages 97-138. In R.K. Jansson and K.v Raman (eds.). Sweet Potato Pest Management: A Global Perspective. Westview Press, Boulder, Colorado.

Jansson, 1992 Jansson, R. K., L- J. Mason, R. R. Heath, K. A. Sorensen, A. Kenneth, A. M. Hammond and J. V. Robinson (1992), Pheromone-trap monitoring system for sweetpotato weevil (Coleoptera: Apionidae) in the Southern United State: effects of trap type and pheromone dose. Journal of Economic Entomology 85(2), pp. 416-423.

Lagnaoui, A., F. Cisnerros, J. Alcaszar and F. Morales, A sustainable pest management strategy for sweet potato weevils in sweet in Cuba. A suscess story, pp. 3-13. In: Chien-The C., Control of weevil in sweet potato production, Proceedings of the 12th Symposium of the Internationnal Society for Tropical Crops. Tsukubu, Japan.

Milner, R. J., Huppatz R. J., and Swairis S. C., 1991. A new method for assessment of germination of Metarhizium conidia. J. Invertebr. Pathol 57: 121-123.

Miyatakc, T. 2001. Effects of starvation on death-feigning in adults of Cylas fonnicariits (Coleoptera: Brentidae). Annals of the entomological society of America 94 (4), 612-616.

Miyatake, T., K. Kawasaki, T. Kohama, S. Moriya anh K. Shimoji (1995), Dispersal ò male sweetpotato weevil (Coleoptera: Curculionidae) in field with oryctes rhinoceros without sweet potato plants. Environmental entomology 24(5), pp. 1167-1174.

Perron p. 1978. Biological control of insect pests by enthomogenous fungi. Annual Review of Entomology 23, 409 - 442.

Sutherland JA. 1986. Damage by Cylas formicarius Fab. to sweet potato vines and tubers and the effect of infestations on total yield in Papua New Guinea. Tropical Pest Management 32, 316-323 TRANG WEB http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/thuc-vat/25551_Nhung-loai-cay- luong-thuc-chinh-cua-the-gioi.aspx http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?ID=45&LangID=1&tabID=5&NewsI D=947 http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoai_lang

PHỤ LỤC

Bảng 1: Bảng ANOVA độ hữu hiệu của nấm xanh Ma, nấm trắng Bb, nấm tím Pae tại thời điểm 3 ngày sau khi chủng nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Degrees of Sum of Mean

Freedom Squares Square F-value Prob. --- Between 3 2686.172 895.391 118.773 0.0000 Within 8 60.309 7.539 --- Total 11 2746.481 Coefficient of Variation = 11.03%

Số liệu đã được chuyển đổi sang arcsin X% trước khi phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 2: Bảng ANOVA độ hữu hiệu của nấm xanh Ma, nấm trắng Bb, nấm tím Pae tại thời điểm 5 ngày sau khi chủng nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Degrees of Sum of Mean

Freedom Squares Square F-value Prob. --- Between 3 10124.406 3374.802 333.336 0.0000 Within 8 80.995 10.124 --- Total 11 10205.400 Coefficient of Variation = 7.55%

Số liệu đã được chuyển đổi sang arcsin X% trước khi phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 3: Bảng ANOVA độ hữu hiệu của nấm xanh Ma, nấm trắng Bb, nấm tím Pae tại thời điểm 7 ngày sau khi chủng nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Degrees of Sum of Mean

Freedom Squares Square F-value Prob. ---

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)