Ảnh hưởng của các chủng nấm xanh Ma khác nhau lên hiệu quả gây chết

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 48)

quả gây chết thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.3 Độ hữu hiệu của các chủng nấm xanh Ma trong điều kiện phòng thí nghiệm qua các thời điểm.

T: 30,1oC RH: 75,6%

Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%)và các ngày sau khi chủng (NSKC)

3 5 7 9 11 13 Ma-BD 53,61 a 97,62 a 98,77 a 100 a 100 a 100 Ma-BXN 3,45 b 59,71 b 82,48 b 88,40 b 100 a 100 Ma-SKL 1,15 b 29,15 c 60,02 c 83,06 b 97,33 a 100 Đối chứng 0 b 0 d 0 d 0 c 0 b 0 CV (%) 46,6 9,76 8,04 3,31 5,07 Mức ý nghĩa ** ** ** ** **

Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử DUNCAN

Hiệu lực gây chết thành trùng SKL của các chủng nấm xanh Ma được trình bày ở bảng 3.5. Kết quả cho thấy cả 3 chủng nấm đều có khả năng gây chết thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm và khác biệt thống kê với nghiệm thức đối chứng từ thời điểm 5 NSKC.

Ở thời điểm 3 ngày sau khi chủng nấm, hiệu lực gây chết thành trùng SKL ở các nghiệm thức rất thấp trừ nghiệm thức Ma-BD (53,36%). Hiệu lực gây chết SKL của nghiệm thức Ma-BD cao nhất và khác biệt thống kê với nghiệm thức

Ma-SKL (11,15%), nghiệm thức Ma-BXN (3,45%) ở mức ý nghĩa 1%. Ba nghiệm thức Ma-SKL, Ma-BXN, đối chứng không khác biệt thống kê với nhau ở mức ý nghĩa 1%.

Hiệu lực gây chết thành trùng SKL của các nghiệm thức tăng rất nhanh ở những ngày tiếp theo. Ở thời điểm 7 NSKC, hiệu lực gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức Ma-BD là cao nhất (98,77%), kế đến là nghiệm thức Ma-BXN (82,48%) và nghiệm thức Ma-SKL cho hiệu lực thấp nhất (60,02%). Cả 3 nghiệm thức trên đều khác biệt hoàn toàn qua thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Ở thời điểm 9 NSKC, hiệu lực gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức

Ma-BD đạt độ hữu hiệu 100% và khác biệt thống kê so với nghiệm thức Ma-SKL (83,06%), Ma-BXN (88,04%) ở mức ý nghĩa 1%.

Hiệu lực gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức Ma-BXN đạt 100% ở thời điểm 11 NSKC. Nghiệm thức Ma-SKL cũng đạt hiệu quả tối đa 100% ở thời điểm 13 NSKC.

Tóm lại, kết quả thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy cả 3 chủng nấm đều có khả năng gây chết thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong đó, nấm

Ma-BD cho hiệu quả cao nhất (100% ở thời điểm 9 NSKC). Bên cạnh đó, hiệu lực gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức Ma-BXN cũng khá cao, đạt hiệu quả tối đa (100%) ở thời điểm 9 NSKC. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), ở thời điểm 5 NSKC ĐHH của nấm xanh Ma- BD đạt 98,11% cao hơn các chủng nấm khác (Ma-SKL, Ma-BXN.

Kết quả trên cũng cho thấy Ma-SKL cho hiệu lực gây chết thành trùng sùng khoai lang thấp hơn Ma-BD và Ma-BXN. Nguyên nhân có thể do nguồn Ma- SKL sử dụng trong thí nghiệm này được phân lập từ rầy nâu bị nhiễm nấm xanh trong tự nhiên rồi sau đó tiến hành chủng lên thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm. Do qua nhiều lần phân lập nên hoạt lực sinh học yếu hơn Ma- BD và Ma-BXN được phân lập trực tiếp trên ký chủ thu thập từ tự nhiên

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)