NẤM TÍM (Paecilomyces sp.)

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 29)

1.5.1 Nguồn gốc, phân loại, phân bố

Năm 1983, Riley phát hiện một loại nấm ký sinh trên côn trùng họ Ngài đêm ở Bắc Mỹ và đặt tên là Botrytis rileyiSpicaria rileyi. Năm 1903, Maublanc cho rằng chúng không giống 2 chi trên và Nomura đặt tên mới là Nomuraea. Ông chia ra 2 loài trong chi này là Nomuraea rileyi có khuẩn lạc màu xanh, cuốn bào tử mọc đơn, bào tử hình bầu dục dài hoặc hình ống; và loài

Nomuraea atypicola có cuốn bào tử đa bào, có khuẩn lạc màu tím, bào tử hình ống hơi cong. Nấm này có thể gây bệnh cho các loài côn trùng bộ cánh vẩy (trích dẫn từ Trần Văn Mão, 2002).

Nấm Paecilomyces sp. được phân lập trên thân côn trùng ngủ nghỉ trong đất dễ dàng tìm thấy ở đất tơi xốp, phân hữu cơ và thức ăn, xác bã hừu cơ, dư thừa thực vật. Trên thế giới, nấm Pacilomyces sp. có rất nhiều loài với sự phân bố rất rộng trên rất nhiều loài thuộc bộ cánh cứng, cánh nửa cứng, cánh màng và cánh vẩy (Trần Văn Mão, 2002).

1.5.2 Đặc điểm

Nấm Paecilomyces sp. có khuẩn lạc dạng thảm nhung, bó sợi, màu trắng, hồng nhạt đến tím đinh hương, có khi màu nâu vàng và nâu xám, thỉnh thoảng có màu lục nhạt. Cuống bào tử phân sinh phân nhánh, mức độ phân nhánh lớn, gốc cuống dạng phình to, phía trên nhỏ và uốn cong. Cuống bình sắp xếp dạng vòng hoặc không đồng đều. Bào tử phân sinh đơn bào, không màu, mọc thành chuỗi, hình bầu dục, bề mặt nhẵn hoặc có gai (Trần Văn Mão, 2002). Theo Phạm Thị Thuỳ (2004), Stalhers xác định nấm Paecilomyces sp. thích hợp ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ 80-90%. Trong quá trình phát triển, nấm Paecilomyces sp. cần nhiều dưỡng chất, nếu chất dinh dưỡng bị thiếu sẽ làm hạn chế khả năng gây bệnh của nấm đối với côn trùng.

1.5.3 Cơ chế tác động

Cách xâm nhiễm của nấm Paecilomyces sp. vào cơ thể côn trùng cũng tương tự như nấm Metarhizium anisopliae và nấm Beauveria bassiana. Các loài nấm này xâm nhập vào cơ thể côn trùng thông qua áp lực cơ giới và nhờ tác dụng của các enzyme để phân giải và chọc thủng biểu bì của côn trùng làm cho côn trùng chết. Những enzyme phân giải gồm protease, lipoase và chitinase (Stathers

et al, 1999 trích dẫn Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2010).

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)