thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Bảng 3.2 Độ hữu hiệu của nấm xanh Ma ở 4 nồng độ khác nhautrong điều kiện phòng thí nghiệm qua các thời điểm.
T: 30,2oC RH: 75,5%
Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) vào các ngày sau khi chủng (NSKC)
3 5 7 9 11 13 15 Ma-109 80,46 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Ma-108 50,57 b 92,45 b 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Ma-107 36,78 b 93,68 ab 94,77 a 97,33 a 98,67 a 98,67 a 98,67 a Ma-106 22,99 c 53,51 c 78,03 b 85,59 b 86,87 b 88,21 b 88,21 b Đối chứng 0 d 0 d 0 c 0 c 0 c 0 c 0 c CV (%) 9,52 9,69 8,17 7,84 6,74 5,97 5,97 Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử DUNCAN
Sau 3 NSKC, hiệu lực gây chết thành trùng SKL tăng tỉ lệ thuận với nồng độ, cự thể: ĐHH của nghiệm thức Ma-106 là 22,99%, kế đến là nghiệm thức Ma- 107 là 36,78%, nghiệm thức Ma-108 là 50,57% và cao nhất là ở nghiệm thức Ma- 109 là 80,46%. Ở thời điểm này, cả 4 nghiệm thức đều hoàn toàn khác biệt với nhau và khác biệt với nghiệm thức đối chứng qua thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Ở thời điểm 5 NSKC, hiệu lực gây chết thành trùng SKL ở cả 4 nghiệm thức đều tăng. Trong đó, tăng nhanh nhất là nghiêm thức Ma-109 (100%), kế đến là nghiệm thức Ma-108 (93,68%), Ma-107 (92,45%) và thấp nhất là ở nghiệm thức Ma-106 (53,51%). Tại thời điểm này, nghiệm thức Ma-107 và nghiệm thức
Ma-108 không có khác biệt thống kê, nghiệm thức Ma-107 và nghiệm thức Ma- 109 cũng không có khác biệt thống kê. Tuy nhiên, cả 3 nghiệm thức trên đều khác biệt hoàn toàn qua thống kê với nghiệm thức Ma-106 ở mức ý nghĩa 1%.
Ở thời điểm 7 NSKC, hiệu lực gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức
Ma-108 cũng đạt ĐHH 100%, hiệu lực gây chết thành trùng SKL thấp nhất vẫn là ở nghiệm thức Ma-106 (78,03%). Ba nghiệm thức Ma-109, Ma-108, Ma-107 không khác biệt nhau về ý nghĩa thông kê và khác biệt với nghiệm thức Ma-106 ở mức ý nghĩa 1%.
Sau 7 ngày, ĐHH ở 2 nghiệm thức Ma-107, Ma-106 vẫn tiếp tục tăng. Đến ngày thứ 15, ngày lấy chỉ tiêu cuối cùng, hiệu lực gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức Ma-106 vẫn thấp nhất (88,21%) và khác biệt thống kê ở mức 1% so với 3 nghiệm thức Ma-109, Ma-108, Ma-107. Ba nghiệm thức Ma-109, Ma-108,
Ma-107 không có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Hình 3.2 Thành trùng sùng khoai lang bi nhiễm nấm xanh M. anisopliae
nồng độ 109 bào tử/ml
Tóm lại, cả 4 nồng độ đều có khả năng gây chết thành trùng SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hiệu quả gây chết thành trùng SKL tăng tỉ lệ thuận với nồng độ. Nồng độ 109 bào tử/ml cho hiệu quả cao nhất do gây chết hoàn toàn thành trùng SKL chỉ sau 5 NSKC, thời gian ngắn hơn các nghiệm thức còn lại. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc Linh (2010) và Nguyễn Thúy Liễu (2011). Tuy nhiên, hiệu lực gây chết thành trùng SKL của nấm xanh Ma ở nồng độ 108 bào tử/ml vẫn rất cao và không khác biệt thống kê với nghiệm thức nấm xanh Ma ở nồng độ 109 bào tử/ml ở thời điểm 7 NSKC. Bên cạnh đó, việc sản xuất các dạng nấm xanh Ma có nồng độ 108 bào tử/ml dễ dàng, đơn giản và kinh tế hơn. Do đó, trong các thí nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng nên sử dụng các dạng nấm xanh ở nồng độ 108 bào tử/ml.