1.4.1 Nguồn gốc, phân loại, phân bố
Trong những năm từ 1885-1890, tại các trung tâm nuôi tầm ở Pháp, nhà khoa học Louis Paster đã phát hiện ra những loài vi sinh vật gây bệnh tầm vôi là nấm Beauveria bassiana (Phạm Thị Thùy, 2004).
Xếp theo hệ thống phân loại của G.C. Anisworth 1996; 1970; 1971 thì nấm
Beauveria bassiana thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn (Deutermycetes) giống Beauveria. Loài Beauveria bassiana là loài điển hình trong chi nấm bạch cương Beauveria (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.4.2 Đặc điểm
Nấm Beauveria bassiana hay còn được gọi là nấm bạch cương có sợi từ màu trắng đến màu kem pha một ít màu đỏ, da cam, đôi khi pha một ít màu lục. Nấm có thể tiết vào môi trường sắc tố màu vàng, màu đỏ nhạt hoặc màu xanh da trời. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn ngang, chiều dài khoảng từ 3-5 µm phát triển dày đặc trên môi trường, về sau xuất hiện chi chít các cuống sinh bào tử. Đặc điểm của loài nấm này là có sợi xốp, cuống bào tử trần đứng riêng rẽ hay tụ lại thành từng đám. Sợi nấm có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh, hình ống hoặc hình bình với chiều dài không đều nhau. Trên cuống có những nhánh nhỏ mang bào tử trần (Phạm Thị Thùy, 2004).
Năm 1969, Hamill và ctv. đã xác định được độc tố diệt côn trùng của nấm
Beauveria bassiana và đặt tên cho độc tố này. Butt và Copping, (2000) đã xác định bản chất là vòng peptide có sắc tố màu vàng tenelin và basianin, những sắc tố này có thể là do hydroxylat progesteron và những phần tách nhỏ ra từ testosteron sinh ra (trích dẫn Bùi Thị Ngọc Liễu, 2010).
Nấm Beaưveria bassiana (Hypocreales, Clavicipitaceae) có rất nhiều chủng và phổ ký chủ của nó rất rộng. Sự khác nhau về độ độc của một chủng Beaưveria bassiana đối với những loài côn trùng khác nhau thì không nhiều hơn so với sự khác nhau về quần thể Beauveria bassiana bên trong một loài côn trùng đơn độc.
Beauveria bassiana không lựa chọn ký chủ chuyên biệt chính xác, nó có thể được sử dụng như một loại nấm ký sinh côn trùng phổ rộng trong việc chống lại nhiều loài côn trùng gây hại (Uma Devi et al., 2008 trích dẫn từ Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2010).
1.4.3 Cơ chế tác động
Những bào tử nấm bạch cương khi dính vào cơ thể côn trùng, gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua vỏ kitin. Chúng phát triển ngay trong cơ thể côn trùng cho đến khi xuất hiện các tế bào nấm đầu tiên có dạng chuỗi ngắn như nấm men. Lúc này, côn trùng huy động hết tế bào bạch huyết (lympho-cyte) nhưng nấm bạch cương đã tiết ra độc tố beauvericin,
proteaza và một số chất khác làm cho tế bào bạch huyết của côn trùng lần lượt bị huỷ diệt. Khi đó, côn trùng chết, cơ thể bị cứng lại là do các sợi nấm đan xen lại với nhau (Phạm Thị Thùy, 2004).