Khả năng lây lan của các dạng nấm xanh Ma trong quần thể thành trùng sùng

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 50)

Fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bảng 3.4 Khả năng lây lan của các dạng nấm xanh Ma đối với thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm qua các thời điểm.

T: 29,71oC RH: 83,3%

Nghiệm thức Tỉ lệ (%) sùng chết theo thời gian sau khi thả sùng (NSKT)

3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 Nấm tươi 9,89 a 32,26 a 56,77 a 78,92 a 97,42 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Dung dịch 6,67 ab 17,42 b 33,55 b 64,09 b 94,24 a 94,84 a 98,28 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Bột khô 3,87 bc 6,88 c 10,32 c 14,19 c 19,35 b 24,95 b 29,03 b 33,12 b 40,00 b 60,42 b 80,00 b 99,5 7 a Đối chứng 2.37 c 4,30 c 4,73 d 7,53 d 10,11 c 13,76 c 16,99 c 19,78 c 23,23 c 24,73 c 27,10 c 28,17 b CV (%) 8,88 3,31 2,12 3,59 3,35 2,71 0,42 1,07 1,44 1,61 1,15 1,79 Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** ** Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% qua phép thử DUNCAN

Kết quả khả năng lây lan của các dạng nấm xanh Ma trong điều kiện phòng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3. Kết quả cho thấy cả 3 dạng nấm đều cho hiệu quả lây lan và gây chết thành trùng SKL khá cao từ thời điểm 9 NSKT.

Ở thời điểm 3 NSKT, khả năng gây chết thành trùng SKL của các nghiệm thức còn khá thấp, cao nhất ở nghiệm thức dạng nấm tươi có tỉ lệ sùng chết là 9,89%, thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng dạng bột khô (3,87%) không khác biệt thống kê với nghiệm thức đối chứng ở mức ý nghĩa 1%.

Tỉ lệ thành trùng SKL chết dần theo thời gian ở tất cả các nghiệm thức, đặc biệt tăng nhanh ở nghiệm thức dạng nấm tươi và dạng dung dịch. Tại thơi điểm 9 NSKT tỉ lệ gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức sử dạng dụng nấm tươi đạt cao nhất 56,77%, kế dến là dạng dung dịch 33,55%. Tại thời điểm này cả 3 nghiệm thức đều hoàn toàn khác biệt với nhau và với nghiệm thức đối chứng qua thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tuy có khác biệt thống kê so với nghiệm thức đối chứng nhưng khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức sứ dụng nấm dạng bột khô vẫn rất thấp (10,32%).

Tại thời điểm 15 ngày sau khi chủng nấm, tỉ lệ gây chết thành trùng SKL ở nghiệm thức sử dụng dạng nấm bột khô vẫn khá thấp, đạt 19,35%. Khi đó tỉ lệ thành trùng SKL của nghiệm thức dạng nấm tươi là 97,42% và dạng dung dịch là 94,24%, không khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

Ở thời điểm 18 NSKT, tỉ lệ gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức sử dụng nấm tươi đạt tối đa 100%, khác biệt hoàn toàn qua thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức sử dụng dạng dung dịch (94,84%), bột khô (24,95%)

Khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức sử dụng dạng dung dịch cũng đạt tỉ lệ 100% ở thời điểm 24 NSKT, lúc này tỉ lệ gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức dạng nấm bột khô vẫn chưa cao (33,12%).

Khả năng gây chết thành trùng SKL của nghiệm thức sử dụng dạng nấm bột khô bắt đầu có hiệu quả cao từ thời điểm 27 NSKT. Tỉ lệ gây chết thành trùng SKL tại thời điểm 27 NSKT là 40%, 30 NSKT là 60,43%, 33 NSKT là 80% và

36 NSKT là 99,57%. Tại thời điểm 36 NSKT, khả năng gây chết thành trùng SKL của cả 3 nghiệm thức sử dụng nấm đều không khác biệt với nhau về ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%,

Tóm lại, việc sử dụng kết hợp pheromone với 3 dạng nấm xanh Ma đều có hiệu quả gây chết SKL trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nguyên nhân là do quần thể SKL sử dụng trong thí nghiệm được chọn ngẫu nhiên không phân biệt đực cái nên khả năng lây nhiễm theo kiểu bắt cầu có thể xảy ra (Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2010). Hiệu quả gây chết của nghiệm thức sử dụng dạng nấm tươi là cao nhất do có thời gian gây chết 100% thành trùng SKL nhanh nhất (18 ngày), kế đến là nghiệm thức sử dụng dạng dung dịch nấm (21 ngày) và nghiệm thức sử dụng dạng nấm bột khô cho hiệu quả thấp nhất. Điều này có thể là do dạng nước thiếu tính bám dính và cơ thể thành trùng sùng khoai lang nhẵn bóng nên bào tử nấm có trong dung dịch sẽ dễ bị trôi hơn so với dạng nấm tươi. Còn ở nghiệm thức sử dụng dạng dung dịch nấm xanh Ma, do ở dạng dung dịch thiếu chất bám dính và cơ thể SKL nhẵn bóng nên bào tử khó bám vào da và tấn công theo cơ chế bám dính không chuyên biệt thông qua tính kỵ nước của vách tế bào (Bocias

et al., 1991). Đối với chế phẩm nấm xanh Ma dạng nấm tươi, bào tử nấm đang phát triển mạnh trên nền cơ chất gạo sau 15 ngày nuôi cấy nên dễ dàng bám dính vào cơ thể thành trùng SKL khi sùng đực tiếp xúc với pheromone và rơi xuống đáy hộp chứa các hạt gạo phủ đầy bào tử nấm xanh Ma bên ngoài. Dạng bột khô có thể dễ dàng tiếp xúc với bề mặt SKL nhưng do cơ thể thành trùng SKL cũng khô nên rất khó bám dính. Hơn thế nữa dạng bột khô trong quá trình sấy khô và nghiền mịn có thể làm lẫn một số tạp chất, nấm tạp làm suy giảm hoạt lực của nấm nên khả năng gây chết chậm hơn dạng dung dịch và dạng nấm tươi.

Hình 3.3 Thành trùng SKL chết do sự lây lan của nấm xanh Ma

Từ đây có thể nhận thấy rằng, việc sử dụng pheromone kết hợp với chế phẩm nấm xanh cho hiệu quả gây chết SKL rất cao. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất chế phẩm nấm xanh dạng tươi tương đối đơn giản, dễ dàng, chi phí thấp, dễ dàng sản xuất với số lượng lớn.

Như vậy, sử dụng pheromone hấp dẫn SKL đực cho tiếp xúc với chế phẩm nấm xanh Ma dạng nấm tươi rất có triển vọng trong phòng trị SKL ở điều kiện ngoài đồng.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)