quần thể thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius) qua các hình thức xử lý khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Mục tiêu: nhằm khảo sát hiệu quả và khả năng ký sinh gây chết thành trùng sùng khoai lang của nấm xanh Ma ở những dạng khác nhau.
Khảo sát khả năng ký sinh của nấm xanh Ma trong quần thể sùng khoai lang được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức Thành phần
A Dạng nấm tươi + rãi (2g/hộp)
B Dạng nấm tươi hòa vào nước + phun (10
8
bào tử/ml, phun 20 giây, tương đương 5ml)
C Dạng bột khô + rãi (1g/hộp)
D Dạng bột khô hòa vào nước + phun (10
8
bào tử/ml phun 20 giây, tương đương 5ml)
ĐC Nước cất thanh trùng + phun
Cách tiến hành: tùy theo từng nghiệm thức mà tiến hành rãi hoặc phun các dạng nấm khác nhau vào lớp mụn sơ dừa đã thanh trùng bằng Autoclave ở 121oC trong 30 phút được nén chặt trong đáy hộp nhựa kích thước (15x15x24 cm) nhằm giữ ẩm và tạo môi trường tương tự trong tự nhiên, bên trên để một miếng khoai lang làm thức ăn. Sau đó cho vào hộp 30 con sùng khỏe mạnh không bị nhiễm nấm thoát ra từ củ khoai.
Cách lấy chỉ tiêu: theo dõi và đánh giá khả năng ký sinh của các dạng nấm xanh Ma thể hiện qua tỉ lệ sùng chết do bị nhiễm nấm xanh Ma theo thời gian. Ghi nhận chỉ tiêu vào các ngày: 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 và 24 sau khi xử lý nấm. Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN