Thí nghiệm 1: khảo sát hiệu lực của nấm xanh Ma, nấm trắng Bb và nấm

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 37)

và nấm tím Pae đối với thành trùng sùng khoai lang (Cylas formicarius

Fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Mục tiêu: xác định chủng nấm có hiệu lực cao đối với thành trùng sùng khoai lang trong điều kiện phòng thí nghiệm làm cơ sở ứng dụng phòng trị sùng khoai lang ở điều kiện ngoài đồng.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lặp lại quan sát 30 cá thể thành trùng và 4 nghiệm thức như sau:

Nghiệm thức Thành phần

A Dung nấm trắng Bb (108 bào tử/ml) B Dung dịch nấm tím Pae (108 bào tử/ml) C Dung dịch nấm xanh Ma (108 bào tử/ml)

Cách tiến hành: cho khoảng 50 thành trùng sùng khoai lang vào đĩa petri có chứa 10ml dung dịch nấm trắng Bb, sau 20 giây tiến hành vớt sùng ra chọn 30 cá thể khỏe bò ra ngoài cho vào 30 hộp nhựa nhỏ. Mỗi hộp sẽ bao gồm một mẫu giấy thấm nước để giữ ẩm, một miếng khoai lang nhỏ để làm thức ăn và một thành trùng sùng khoai lang đã được chủng nấm. Thực hiện tương tự đối với các nghiệm thức khác (đối chứng thay bằng nước cất).

Hình 2.5 Bố trí thí nghiệm 1

Cách lấy chỉ tiêu: theo dõi và ghi nhận tỉ lệ sùng chết vào các ngày 3, 5, 7, 9, 11, 13, và 15 sau khi chủng nấm. Nhiệt độ, ẩm độ trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm.

Hiệu lực của nấm ký sinh được tính theo công thức Abbott dựa vào tỉ lệ sùng chết. Độ hữu hiệu (%) = C T C x 100

Trong đó: C: tỷ lệ (%) thành trùng SKL sống ở nghiệm thức đối chứng T: tỷ lệ (%) thành trùng SKL sống ở nghiệm thức có xử lý nấm Xử lý số liệu: số liệu ghi nhận được nhập vào phần mềm Excel để tính độ hữu hiệu, sau đó phân tích thống kê bằng chương trình MSTATC.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiệu lực của nấm xanh (metarhizium anisopliae sorokin) trên sùng khoai lang (cylas formicarius fabricius) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 37)