Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả bằng tài sản ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Phản ánh việc công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Qua số liệu của bảng 4.17 cho biết, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2011 tốt hơn năm 2010, cụ thể là năm 2010 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 83 đồng tài sản ngắn hạn và sang năm 2011 thì 100 đồng nợ ngắn hạn thì đƣợc đảm bảo 114 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 31 đồng so với 2010, nguyên nhân là do năm 2011 nợ ngắn hạn của công ty thấp hơn so với năm 2010 và tài sản ngắn hạn cao hơn dẫn đến khả năng thanh toán tốt hơn.
Sang năm 2012, khả năng thanh toán của công ty giảm xuống còn 103 đồng, giảm 11 đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn so với năm 2011 và nợ ngắn hạn thì tăng, do đó khả năng thanh toán bị giảm so với năm 2011 nhƣng ở mức này, công ty vẫn đảm bảo khả năng trả nợ của mình.
Hệ số thanh toán nhanh
Phản ánh việc công ty có thể thanh toán đƣợc các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Số liệu tính toán ở bảng 4.17 cho thấy khả năng thanh toán nhanh giảm qua các năm, năm 2010 khả năng thanh toán nhanh của công ty trên 100 đồng nợ ngắn hạn là 70 đồng, nhƣng sang năm 2011 chỉ còn 45 đồng, tức giảm 30 đồng, khả năng thanh toán này tiếp tục giảm và chỉ còn 33 đồng trong năm 2012, giảm 12 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của tình trạng này là do hàng tồn kho qua các năm đều tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn, khi chúng ta tính toán hệ số thanh toán nhanh thì không cộng hàng tồn kho vào tài sản ngắn hạn, do đó tài sản ngắn hạn qua các năm sẽ giảm xuống và khả năng thanh toán của công ty sẽ giảm theo.
Tóm lại, qua phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cho thấy, khả năng thanh toán của công ty năm 2010 không tốt, vì hệ số thanh toán ngắn hạn phải lớn hơn một (>1) mới đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán, sang năm 2011 và năm 2012 thì khả năng thanh toán nợ của công ty đƣợc đảm bảo hơn nhƣng mức đảm bảo chƣa vẫn thấp. Bên cạnh đó thì hệ số thanh toán nhanh của công ty rất thấp và giảm qua các năm, điều này chứng tỏ trong tài sản ngắn hạn của công ty thì hàng tồn kho bị ứ đọng rất cao, do đó những năm tới công ty cần có chính sách bán hàng tốt hơn để giải phóng hàng tồn kho bị ứ đọng quá nhiều trong kho để khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo hơn.
Bảng 4.18: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Tài sản ngắn hạn (1) 1000.đồng 3.197.438 3.958.304 3.570.604 Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho (2) 1000.đồng 2.683.376 1.556.759 1.149.633 Nợ ngắn hạn(3) 1000.đồng 3.831.595 3.483.894 3.459.499 Hệ số thanh toán ngắn hạn (4)=(1)/(3) Lần 0,83 1,14 1,03 Hệ số thanh toán nhanh (5)=(2)/(3) Lần 0,70 0,45 0,33
4.5.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động
4.5.3.1 Các chỉ số về hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
Qua số liệu tính toán ở bảng 4.18 cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho qua các năm đều giảm, cụ thể năm 2010 số vòng quay là 2,26 lần, sang năm 2011 số vòng quay giảm xuống còn 1,97 lần và năm 2012 con số này lại tiếp tục giảm và chỉ còn 1,2 lần. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng nhiều và tăng qua các năm, vì vậy đã ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của công ty, do đó công ty cần có chính sách thúc đẩy việc bán hàng tốt hơn.
Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Do số vòng quay hàng tồn kho trong năm thấp, do đó dẫn đến số ngày dự trữ hàng tồn kho cao. Cụ thể năm 2010 số ngày dự trữ hàng tồn kho là 159,37 ngày, có nghĩa là công ty phải mất gần 160 ngày mới xuất bán đƣợc hàng, sang năm 2011 tăng lên 183,07 ngày, công ty mất khoảng 183 ngày mới xuất hàng, số ngày dự trữ hàng tiếp tục tăng cao và đạt 313,04 ngày trong năm 2012, điều này cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho là không tốt.
4.5.3.2 Các tỷ số về các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu
Kết quả tính toán ở bảng 4.18 cho thấy, số vòng quay các khoản phải thu tăng qua các năm, chính sách thu tiền của công ty ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng số vòng quay này vẫn chƣa cao, có nghĩa là các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền chậm. Nguyên nhân của tình trang này là do các khoản thu năm 2010 và 2011 cao hơn năm 2012 dẫn đến số vòng quay các khoản phải thu cũng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010, số vòng quay các khoản phải thu là 1,05 lần, nhƣng sang năm 2011 con số này đƣợc cải thiện lên 2,46 lần và năm 2012 là 3,90 lần.
Số ngày thu tiền bán hàng bình quân
Do số vòng quay các khoản phải thu tăng nên số ngày thu tiền các khoản bán chịu cũng đƣợc rút ngắn qua các năm, từ 343,54 ngày trong năm 2010 mới thu đƣợc các khoản bán chịu cho khách hàng thì sang năm 2011 đã đƣợc cải thiện còn 146,12 ngày, số ngày thu tiền tiếp tục đƣợc rút ngắn lại vào năm 2012 và chỉ còn mất 92,23 ngày để thu tiền khách hàng. Điều này cho thấy chính sách bán hàng và thu tiền của công ty ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng
vẫn chƣa thật sự có hiệu quả vì thời gian thu tiền vẫn cao so với nhu cầu vốn của công ty.
4.5.3.3 Số vòng quay của tài sản
Số vòng quay của tài sản là một thƣớc đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho biết cứ một đồng đầu tƣ vào tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
Số liệu tính toán đƣợc ở bảng 4.18 cho thấy, công ty đã đầu tƣ quá lớn vào tài sản để tạo ra doanh thu. Năm 2010, số vòng quay tài sản là 0,28 lần, tức là 100 đồng đầu tƣ vào tài sản thì thu đƣợc 28 đồng doanh thu, sang năm 2011 số vòng quay đã đƣợc cải thiện tốt hơn và đạt 0,54 lần, tức là 100 đồng đầu tƣ vào tài sản công ty thu đƣợc 54 đồng doanh thu, tăng 26 đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, số vòng quay tài sản đã giảm xuống còn 0,40 lần, tức là công ty chỉ thu đƣợc 40 đồng doanh thu khi đầu tƣ vào tài sản 100 đồng. Nguyên nhân làm dẫn đến số vòng quay tài sản năm 2010 thấp là do doanh thu thuần thấp, sang năm 2011 và năm 2012 thì doanh thu thuần tăng lên rất nhanh so với năm 2010 nhƣng do tổng tài sản cũng tăng nên số vòng quay tài sản cũng đƣợc cải thiện không đáng kể.
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty
Chỉ Tiêu ĐVT
Năm
2010 2011 2012
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Giá vốn hàng bán (1) 1000.đồng 1.161.246 2.866.775 2.777.425 Hàng tồn kho bình quân (2) 1000.đồng 514.062 1.457.804 2.411.258 Doanh thu thuần (3) 1000.đồng 2.241.257 4.362.218 3.309.384 Các khoản phải thu (4) 1000.đồng 2.138.801 1.770.545 847.840 Tổng tài sản bình quân (5) 1000.đồng 7.877.791 8.047.128 8.180.155 Số vòng quay HTK (6)= (1)/(2) Lần 2,26 1,97 1,15 Số ngày dự trữ HTK (7)=360 ngày/(6) Ngày 159,37 183,07 313,04 Số vòng quay các khoản PT (8)=(3)/(4) Lần 1,05 2,46 3,90
Số ngày thu tiền bình quân
(9)=360 ngày/(8) Ngày 343,54 146,12 92,23
Số vòng quay của tài sản
(10)=(3)/(5) Lần 0,28 0,54 0,40
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Kiên Hà năm 2010- 2012)
Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 và quý I, II năm 2013 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không đồng đều qua các năm, lợi nhuận năm 2011 (686 triệu đồng) cao hơn năm 2010 (441 triệu đồng) nhƣng giảm mạnh và lỗ 48
triệu đồng trong năm 2012. Bƣớc sang năm 2013, lợi nhuận đã tăng trở lại và đạt 91 triệu đồng trong quý I, II năm 2013.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty chƣa đƣợc đảm bảo tốt qua các năm (< 1), hàng tồn kho qua các năm còn tồn đọng cao ( năm 2010 là 514 triệu đồng, năm 2011 là 2.401 triệu đồng và năm 2012 là 2.157 triệu đồng), hiệu quả sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả.
Các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh:
Yếu tố bên trong: Phòng kinh doanh của công ty hoạt động chƣa hiệu quả, chƣa chủ động tìm kiếm hợp đồng san lấp làm cho kết quả của ngành nghề bị giảm. Bên cạnh đó, khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng thân quen, nằm trên cùng địa bàn dẫn đến thị trƣờng tiêu thụ hẹp. Công tác quản lý chi phí của công ty chƣa hiệu quả.
Yếu tố bên ngoài: Nguyên liệu dùng để sản xuất ngày càng khan hiếm, công ty phải đi mua lại của công ty khác làm cho chi phí giá vốn tăng cao. Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành khác làm cho thị trƣờng bị chia nhỏ. Giá cả trên thị trƣờng ngày càng tăng dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng lên.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KIÊN HÀ
5.1 XÂY DỰNG MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI
Dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012, quý I, II năm 2013 và điều kiện của công ty, tình hình kinh tế xã hội và đối thủ cạnh tranh, công ty đặt mục tiêu cho kỳ kinh doanh tiếp theo:
Lợi nhuận đạt 120 triệu trong quý III, IV năm 2013.
Phát triển đồng bộ các ngành nghề kinh doanh của công ty.
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, công ty có một số giải pháp sau:
Qua phân tích cho thấy, hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng quá nhiều dẫn đến doanh thu bị hạn chế, do đó muốn tăng doanh thu thì công ty phải đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách:
Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng, bên cạnh đó tìm kiếm những khách hàng mới.
Áp dụng mức giá ƣu đãi với những khách hàng thân thiết, chiết khấu thƣơng mại đối với những hợp đồng có giá trị lớn.
Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của công ty, tăng cƣờng công tác quáng bá sản phẩm đến khách hàng.
Qua phân tích cũng cho thấy đƣợc nguyên nhân làm cho kết quả kinh doanh của công ty không đạt hiệu quả là do sự giảm sút ngành nghề san lấp mặt bằng, do đó trong thời gian tới, công ty cần tập trung phát triển ngành nghề này bằng cách khai thác khách hàng tại địa bàn huyện Kiên Lƣơng, nhất là tại thị trấn Ba Hòn, vì nơi đây đang có nhiều công trình đƣợc xây nhƣ nhà máy nhiệt điện, khu đô thị mới, nhu cầu san lấp là rất cần thiết, vì thế công ty nên tập trung vào đối tƣợng khách hàng này.
Mở rộng thêm các ngành nghề khác nhƣ: Sản xuất vật liệu xây dựng, tận dụng xe dùng san lấp mặt bằng để làm dịch vụ vận tải.
Kết quả phân tích cho thấy, tốc độ tăng chi phí qua các năm thƣờng cao hơn tốc dộ tăng doanh thu, do đó công ty cần có biện pháp giảm chi phí nhƣ là:
Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào dây chuyền sản xuất của công ty để tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí nhân công từ đó sẽ giảm đƣợc giá vốn hàng bán và năng suất sản xuất sẽ cao hơn.
Do nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất ngày càng cạn kiệt nên công ty phải đi mua nguyên liệu của công ty khác, dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao, do vậy công ty nên tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để hƣởng đƣợc mức giá ƣu đãi, nguyên vật liệu đảm bảo chất lƣợng nhằm làm giảm giá vốn.
Qua phân tích cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm đều rất cao, do đo công ty phải giảm chi phí không cần thiết nhƣ: chi phí xăng cho việc đi lại, sử dụng điện hợp lý, giảm chi phí tiền điện thoại, chi phí tiếp khách và hội họp.
Công ty nên có chính sách thu tiền bán chịu cho khách hàng để sử dụng hiệu quả vốn bằng cách chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán các khoản nợ sớm và trƣớc thời hạn.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó xem xét, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh, kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả.
Qua phân tích kết quả họat động kinh doanh tại Công ty TNHH Kiên Hà, ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty không đồng đều, tăng cao năm 2011 nhƣng giảm mạnh vào năm 2012, sang đầu năm 2013, do công ty có biện pháp khắc phục nên kết quả kinh doanh đã đƣợc cải thiện.
Những năm gần đây, do tình hình kinh tế không ổn định, giá cả thị trƣờng luôn tăng công với sự quản lý chi phí chƣa có hiệu quả làm cho công ty phải gánh chịu chi phí đầu vào cao dẫn đến lợi nhuận thu đƣợc bị giảm xuống. Mặc khác, do phòng kinh doanh của không ty làm việc chƣa đạt hiêu quả cao, không tìm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ mới mà chỉ dựa vào những khách hàng thân quen, điều này làm cho hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng nhiều trong khi quy mô sản xuất của công ty đang đƣợc mở rộng.
Qua phân tích các chỉ số tài chính thì ta thấy, công ty chƣa sử dụng vốn hiệu quả, khả năng thanh toán còn thấp.
Mặc dù kết quả kinh doanh không thực sự tốt nhƣng trong điều kiện kinh tế bất ổn nhƣ hiện nay, chịu sự canh tranh của các công ty cùng ngành khác mà công ty vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của công ty trƣớc những khó khăn trên.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiên Hà, tiếp xúc đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cộng với kiến thức đã học, từ đó em xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
6.2.1 Đối với công ty
Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt kết quả cao hơn nữa thì công ty phải:
Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân, nhân viên kinh doanh, nhằm nâng cao năng suất lao động.
Mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động.
6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang
Trong nền kinh tế thị trƣờng thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi, do vậy để tạo cho các công ty, doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, lành mạnh thì ủy ban tỉnh Kiên Giang cần có những quy định pháp lý rõ ràng và bảo vệ quyền lợi của công ty, doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.
Hiện nay thì nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao, giá cả tăng cao, do đó sở công thƣơng cũng nhƣ cơ quan thuế cần có chính sách hỗ trợ các công ty để không lâm vào tình trạng khó khăn và phá sản nhƣ: Hổ trợ về giá, hổ trợ về