3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng
3.5.1. Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lương
Trong giai đoạn tới, huyện Phú Lƣơng có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh và mạnh, diện tích đất đồi núi trên địa bàn huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn này cần phải xác định rõ các quan điểm phát triển nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, tập trung khai thác thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai... tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển xã hội.
Vì vậy, quan điểm khai thác, sử dụng đất đồi núi, đặc biệt là diện tích sử dụng vào mục đích nông nghiệp luôn gắn liền với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng cụ thể.
- Sử dụng đất phải đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời lao động, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ, cải tạo đất, tăng tỷ lệ che phủ đất.
- Sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển theo hƣớng tập trung đầu tƣ thâm canh, tăng cƣờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Phƣơng hƣớng sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế nông hộ và nông trại là con đƣờng cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các nông hộ khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động và vốn của chính họ.
3.5.2. Định hướng sử dụng đất đồi núi từ 5 - 10 năm tới
- Để đạt đƣợc mục tiêu trên trong khi xu hƣớng đất nông nghiệp sẽ bị chuyển dần sang đất phi nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy, định hƣớng sử dụng đƣa đất đồi núi vào sửu dụng để phát triển nông nghiệp của huyện trong thời kỳ này nhƣ sau:
+ Đất đồi núi sử dụng sản xuất nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học và đƣa các loại giống mới vào sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị sản lƣợng trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phát huy lợi thế khai thác tiềm năng vốn có để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn lƣơng thực trên địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về rau quả, các loại thực phẩm sạch và chất lƣợng cao cho nhân dân trong huyện, phục vụ cho thị trƣờng thành phố và các vùng phụ cận. Hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo đồng thời phát triển mạnh công nghiệp - xây dựng, du lịch và các ngành dịch vụ.
Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại lựa chọn đƣợc các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu để từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất thích hợp trên địa bàn nghiên cứu một cách hợp lý và có hiệu quả cao.
+ Đất đồi núi sử dụng vào mục đích lâm nghiệp: Tăng cƣờng công tác quản lý giống từ khâu ƣơm giống, thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh về quản lý
giống cây lâm nghiệp.
Tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình trồng rừng sản xuất năm 2014. Thực hiện tốt chức năng thẩm định, trình cấp phép khai thác gỗ đối với việc khai thác từ các loại rừng do UBND huyện cấp phép. Thực hiện tuyên truyền, chỉ đạo công tác phòng, chống cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản
Phấn đấu trồng mới 997 ha rừng sản xuất.
- Định hƣớng sử dụng đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện phú lƣơng
Bảng 3.14: Biến động đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2009 - 2013
Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích năm 2013
So với năm 2012 So với năm 2009 Diện tích Tăng(+) giảm(-) Diện tích Tăng(+) giảm(-) Đất chƣa sử dụng CSD 578,00 616,01 -38,01 616,04 -38,04 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 142,31 144,46 -2,15 144,49 -2,18
Đất đồi núi chƣa sử dụng
DCS 146,36 182,22 -35,86 182,22 -35,86
Núi đá không có rừng cây
NCS 289,33 289,33 289,33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng 3.14 ta thấy một thực trạng đáng quan tâm là diện tích đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có diện tích là 578 ha chiếm 1,57 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó lƣu ý nhất là đất đồi núi chƣa sử dụng là 146,36 ha chiếm 24,62 % và đất núi đá không có rừng cây có diện tích là 289,33ha chiếm 50,58 % tổng diện tích chƣa sử dụng. Hiện trạng khi điều tra tại khu cho thấy đại bộ phận đất đồi núi chƣa sử dụng là đất trông đồi núi trọc, độ phì tiềm tàng giảm sút và nhiều nơi quá trình thoái hóa đang diễn ra. Đây là một thách thức lớn trong quá trình cải tạo và sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhận xét ở khía cạnh khác, đây cũng là tiềm năng lớn cho mở rộng diện tích sản xuất của địa phƣơng.
Qua bảng ta cũng thấy đƣợc từ 2009 đến 2013 huyện Phú Lƣơng đã tiến hành cải tạo và sử dụng 38,01 ha đất chƣa sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp.
* Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng:
+ Phải đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất.Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất lựa chọn.
+ Các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. + Phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phƣơng: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi
+ Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hoá của địa phƣơng để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.
+ Phải bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất. Đây là nguyên tắc rất đƣợc chú trọng trong đánh giá đất cũng nhƣ trong việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của mỗi địa phƣơng. Nếu không chú trọng nguyên tắc này rễ dẫn đến việc chỉ tính đến lợi dụng trƣớc mắt mà sẽ dẫn đến làm thoái hoá đất, huỷ hoại môi trƣờng và ngƣời sử dụng đất trong tƣơng lai phải gánh chịu hậu quả đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Định hƣớng sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng dựa trên các căn cứ sau: - Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đã có triển vọng.
- Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020. - Khả năng cải tạo hệ thống tƣới tiêu của huyện
- Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Từ những đặc điểm thực tế của địa phƣơng và từ những quan điểm định hƣớng nêu trên tôi đề xuất một số kiểu sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
3.6.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất
- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
- Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch nông nghiệp phục vụ công tác đổi điền dồn thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh.
3.6.2. Giải pháp về chính sách
- Tham mƣu BCĐ thực hiện Nghị quyết TW 7 huyện tập trung chỉ đạo các xã thực hiện các tiêu chí theo đề án nông thôn mới; thực hiện đề án phát triển sản xuất đã đƣợc phê duyệt. Tiếp tục tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, tham quan học tập kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc của ngành trên các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc BVTV... Kịp thời xử lý các vi phạm, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, tổ chức tập huấn định kỳ, tập huấn nâng cao cho cán bộ khuyến nông cơ sở nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
3.6.3. Giải pháp kỹ thuật
- Cần mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣa thêm nhiều cây trồng mới để tạo ra giá trị hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị cao.
- Tập trung phát triển cây chè coi đây là cây mũi nhọn của huyện, trong đó đẩy mạnh việc áp dụng KHKT vào các khâu sản xuất, chế biến chè. Phấn đấu năng suất đạt 108 tạ/ha, sản lƣợng đạt 43.200 tấn. Tiếp tục triển khai trồng mới, trồng lại 270 ha để thay thế những diện tích chè già cỗi bằng các giống chè mới, chè nhập nội có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... quy hoạch vùng chè nguyên liệu để thúc đẩy phát triển sản xuất, tiến tới từng bƣớc hình thành thƣơng hiệu chè Phú Lƣơng, phát triển sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đối với cây trồng lâm nghiệp: Tăng cƣờng công tác quản lý giống từ khâu ƣơm giống, thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh về quản lý giống cây lâm nghiệp .Tổ chức thực hiện tốt chƣơng trình trồng rừng sản xuất năm 2014. Thực hiện tốt chức năng thẩm định, trình cấp phép khai thác gỗ đối với việc khai thác từ các loại rừng do UBND huyện cấp phép.
- Với phƣơng châm sử dụng điều kiện sẵn có ở các cơ sở nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phƣơng, ứng dụng các thành tựu khoa học về giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trƣờng.
- Đƣa các giống ngô, đậu tƣơng, có năng suất cao, chất lƣợng tốt, chịu đƣợc nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.
- Thực hiện chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ, đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các nguồn giống đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tăng cƣờng liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trƣờng đại học trong nƣớc, ứng dụng tiến bộ công nghệ các ngành nhƣ chế biến nông sản, kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng.
- Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đƣa chƣơng trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trƣờng phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành tài nguyên và môi trƣờng cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lƣu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hoá học trong sản xuất rau màu của ngƣời dân.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân đặc biệt là các lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật gieo cấy chăm sóc lúa, sản xuất chè an toàn, chăn nuôi, thuỷ sản…Xây dựng các mô hình về ứng dụng KHKT mới trong sản xuất; áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, theo dõi chặt chẽ các mô hình để đánh giá chính xác hiệu quả và tổ chức hội thảo nhân rộng.
3.6.4. Giải pháp về vốn
+ Có chế độ đãi ngộ đối với những ngƣời làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phƣơng công tác.
+ Củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tƣ, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lƣới khuyến nông, khuyến lâm..., nhằm đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển ngành nghề truyền thống, thƣơng mại và dịch vụ,...
+ Xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ƣu tiên các chƣơng trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
3.6.5. Giải pháp tiêu thụ
- Trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp chế biến chè và trên 6.500 cơ sở chế biến chè quy mô hộ gia đình. Sản lƣợng chè búp khô chế biến đạt 8.316 tấn trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chế biến tại các doanh nghiệp chiếm khoảng 10%, còn lại là chế biến thủ công tại hộ gia đình.
- Trên địa bàn huyện hiện có 197 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản (tăng 70 sơ sở so với cùng kỳ), các cơ sở này chủ yếu là sơ chế gỗ dạng nguyên liệu.
Ƣớc đạt tổng nhập 32.000 m3, tổng xuất 30.000 m3.
- Một số doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả cao nhƣ doanh nghiệp chè Thanh Thanh Trà; doanh nghiệp sản xuất nấm Nhật Sơn, hàng năm sản xuất đƣợc: 60 tấn nấm sò, 1 tấn nấm Linh chi, 24 tấn nấm mộc nhĩ với doanh thu từ 4,5 – 4,7 tỷ đồng/năm...
- Xúc tiến thƣơng mại: Chỉ đạo ngành chuyên môn tham gia gian hàng hội thảo xúc tiến đầu tƣ tại huyện nhằm quảng bá và giới thiệu các mặt hàng thế mạnh của địa phƣơng nhƣ chè, lúa, nếp vải, chuối tây, cây dƣợc liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Phú Lƣơng là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích
tự nhiên là 368.81km2, số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn.
Phú Lƣơng là nút giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn và về thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 38 km đƣờng quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện.