Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Thực trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp

Bên cạnh việc sử dụng đất đồi núi trong phát triển trồng rừng. Hiện nay, khả năng mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp ở vùng đồi núi đang có những triển vọng và bƣớc tiến mới do Đảng, Nhà nƣớc ta và địa phƣơng đã và đang có những thể chế mới trong công tác quản lý đất vùng đồi núi theo Luật Đất đai. Tại chân các sƣờn đồi, Phú Lƣơng triển khai cho ngƣời dân sản xuất các loại hoa màu cạn, trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi và các loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm nhƣ chè (Đặc sản của Thái Nguyên) và các loại cây ăn quả.

Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 49,52 0,73

2 Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 47,17 0,70

3 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 4.450,44 65,84

4 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 178,39 2,64

5 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 2.034,21 30,09

Tổng 6.759,73 100,00

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)[25]

Đất đồi núi sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có diện tích là 6.759,73 ha, chiếm 18,32% tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện, Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi có diện tích 49,52 ha chiếm 0,73%. Phần lớn gia súc đƣợc nuôi để lấy sức kéo và mổ thịt nên số lƣợng còn ít.

- Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác có diện tích là 47,17ha chiếm 0,70%. Cây trồng chủ yếu trên đất là lạc,mía, đậu tƣơng và sắn.

- Đất chiếm diện tích lớn nhất là đất trồng cây công nghiệp lâu năm, với diện tích là 4.450,44ha chiếm 65,84%. Trong đó, chè là cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện, đây là cây có giá trị hàng hoá lớn và đang là cây có tốc độ phát triển khá cả về diện tích và năng suất. Ngƣời dân hiểu đƣợc gía trị của cây chè và đang chú ý đầu tƣ cho nó. Năm 2013, toàn huyện có 4417 ha đất trồng chè, năng suất cả năm ƣớc đạt 105,3 tạ/ha bằng 100,9% so với kế hoạch và bằng 104% so với cùng kỳ sản lƣợng chè búp tƣơi ƣớc đạt 42.400 tấn/42.400 tấn kế hoạch, bằng 100% kế hoạch, bằng 102,6% cùng kỳ; trồng mới, trồng lại đƣợc 266ha giống chè mới (trồng mới đƣợc 40ha, trồng lại đƣợc 226ha).

- Đất trồng cây ăn quả lâu năm chỉ chiếm 2,64% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là vải, nhãn, xoài. Ngoài ra, đia phƣơng đang trồng thử nghiệm một số cây ăn quả mới nhƣ bƣởi Diễn, thanh long ruột đỏ, chuối tây.

- Bên cạnh các loại hình sử dụng đất trên, Phú Lƣơng còn có 2.034,21 ha đất trồng cây lâu năm khác, chiếm 30,09 % đất sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)