Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.2. Nghiên cứu về đất đồi núi tại Việt Nam

Nhƣ chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nƣớc ta chiếm gần 3/4 diện tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi ( Nguyễn Thế Đặng & cs (2003))[8].

Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập quán xa xƣa lạc hậu là du canh du cƣ, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nƣơng, hoa màu ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh chóng (đến nay có khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự thoái hoá đất (đất bị bạc màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng phục vụ sinh thái của rừng là điều hoà khí hậu và bảo vệ nguồn nƣớc. Đã có lúc diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha.

Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nƣớc ta đã và đang đƣợc đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhƣỡng Việt Nam đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều tra, phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trƣng của vùng nhiệt đới nóng ẩm nhƣ quá trình Feralit, Lateritic, Alit, Magalit-Feralit... Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dầy tầng đất và độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất nhƣ Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà, 1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu Đình Hoàng,1976; Nguyễn Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chƣơng trình IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế Đặng, 1991 - 2000...).

Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chƣơng trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô hình sản xuất nhƣ hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vƣờn ao chuồng rừng (VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vƣờn đồi....

Các chƣơng trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo về vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có ngƣời dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trƣờng nông thôn, ngân hàng và tín dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.

Tuy nhiên cũng chƣa có 1 tài liệu nào tập hợp và đề cập đầy đủ về đất đai vùng đồi núi, nhất là đồi núi phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, các thông tin đƣợc tập hợp trong quá trình này sẽ là căn cứ quan trọng cho các hoạch định chính sách và các nhà khoa học sử dụng cho hoạt động của mình, với mục tiêu là để sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 42)