3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Các nghiên cứu về quản lý đất đai
Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không những dừng lại ở bƣớc thống kê số lƣợng và chất lƣợng đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đề xuất sử dụng đất hợp lý phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững [10].
Có nhiều quan điểm, trƣờng phái đánh giá đất khác nhau đƣợc hình thành ở một số nƣớc trên thế giới, trong đó đáng chú ý là các trƣờng phái nhƣ: Liên Bang Nga (Liên Xô cũ), Hoa Kỳ, Anh, Canada, Ấn độ, Châu Phi. Tuỳ theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai của đất nƣớc mình nhƣng nhìn chung theo hai khuynh hƣớng: Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng cụ thể; Đánh giá đất đai về mặt hiệu quả kinh tế trên một loại sử dụng đất nhất định.
Đến năm 1976, phƣơng pháp đánh giá đất của FAO (Framework for land Evaluation, FAO) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới. Cơ sở khoa học của đánh giá đất theo FAO dựa vào phân hạng thích hợp đất đai trên cơ sở so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lƣợng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trƣờng để lựa chọn phƣơng án sử dụng đất tối ƣu.
Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hƣớng dẫn khác nhau về đánh giá khả năng thích hợp đất đai cho từng đối tƣợng: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời (1983), đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tƣới (1985), đánh giá đất cho mục tiêu phát triển (1990), đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (1991), đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (1992).
Điểm nổi bật của phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất. Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng nhƣ trong từng Quốc gia riêng rẽ và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở Việt Nam, phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO cũng đã đƣợc nhiều tác giả áp dụng và có những đóng góp quan trọng nhƣ: Bùi Quang Toản (1986) đã bƣớc đầu nghiên cứu phân hạng đất đai Việt Nam; Vũ Cao Thái (1989) đánh giá phân hạng đất cho một số cây trồng ở Tây Nguyên; Trần An Phong và Nguyễn Văn Nhân (1991) sử dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất của FAO nghiên cứu vùng đất phèn Thanh Hoá và vùng đất mặn Vĩnh Lợi ở đồng bằng sông Cửu Long; Phạm Quang Khánh (1994) đã nghiên cứu đất và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ…