Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, những năm gần đây nền kinh tế của huyện Phú Lƣơng đã tạo đƣợc phát triển khá. Chăn nuôi, trồng trọt đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho bà con nông dân. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, chiếm tỷ trọng 21-23% GDP. Hoạt động thƣơng mại dịch vụ đƣợc mở rộng tới tận các xã vùng sâu vùng xa, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt đƣợc trong năm 2013 nhƣ sau[24]: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP): 9%. (theo giá 1994)

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: 85,9 tỷ đồng (113% kế hoạch). - Sản xuất nông - lâm nghiệp:

+ Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt: 39.896 tấn (101% kế hoạch). + Diện tích rừng trồng mới: 854,47 ha (131,5% kế hoạch).

+ Diện tích chè trồng mới, trồng lại: 85 ha (100% kế hoạch). - Thu ngân sách trên địa bàn: 23,67 tỷ đồng (137,8% kế hoạch) - Chi ngân sách trên địa bàn: 177,13 tỷ đồng, (154,1% kế hoạch) - GDP bình quân đầu ngƣời đạt 10,1 triệu đồng/ngƣời/năm.

3.1.2.2. Dân số và lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5% 3,29% 4,0% 8,05% 4,5% 54,2% 21,1%

Kinh Tày Nùng Sán Chày

Dao Sán Dìu Dân tộc khác

Hình 3.2. Cơ cấu dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013

Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lƣơng năm 2013

STT Tên xã, thị trấn Diện tích (Km2) Số thôn (bản, tổ nhân dân) Dân số trung bình (Ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/Km2) 1 Thị trấn Đu 2,13 6 3.987 1.873 2 Thị trấn Giang Tiên 3,81 8 3.480 913 3 Xã Sơn Cẩm 16,82 19 12.125 721 4 Xã Cổ Lũng 16,97 18 8.838 521 5 Xã Phấn Mễ 25,31 26 10.499 415 6 Xã Vô Tranh 18,38 25 8.238 448 7 Xã Tức Tranh 25,59 24 8.607 336 8 Xã Phú Đô 22,59 25 5.318 235 9 Xã Yên Lạc 42,88 23 6.843 160 10 Xã Động Đạt 39,89 23 10.000 251 11 Xã Ôn Lƣơng 17,24 10 3.118 181 12 Xã Phủ Lý 15,49 12 2.853 184 13 Xã Hợp Thành 8,99 10 2.493 277 14 Xã Yên Đổ 35,61 17 6.488 182 15 Xã Yên Ninh 47,19 16 6.345 134 16 Xã Yên Trạch 30,07 12 6.018 200 Tổng số 368,95 274 105.250 285

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số thƣờng trú trên địa bàn huyện Phú Lƣơng là 105.250 ngƣời, trong đó ngƣời Kinh chiếm 54,2%, ngƣời Tày chiếm 21,1%, ngƣời Nùng 4,5%, ngƣời Sán Chày chiếm 8,05%, ngƣời Dao 4,04%, ngƣời Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác nhƣ Thái, Hoa, Mông. Tỷ lệ các dân tộc đƣợc thể hiện qua hình 3.2. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Mật độ dân số bình quân chung là 285 ngƣời/km2.. Số ngƣời đang trong độ tuổi lao động là 61.732 ngƣời, chiếm 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lƣợng lao động xã hội chiếm 89,9%. Số hộ nghèo hiện còn 5.278 hộ nghèo, chiếm 19,6 % tổng số hộ của huyện. Trình độ dân trí nói chung ở phía Nam của huyện có trình độ văn hoá cao hơn phía Bắc.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống đƣờng giao thông: Huyện có 38km đƣờng quốc lộ 3 đi qua, chạy dài theo chiều dài của Huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự giao lƣu, trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm của huyện. Toàn huyện có 136km đƣờng liên xã và 448km đƣờng liên thôn, các tuyến đƣờng đã và đang đƣợc đầu tƣ, nâng cấp thành đƣờng nhựa và đƣờng bê tông hoá theo tiêu chuẩn đƣờng nông thôn cấp 6.

- Điện lƣới: huyện Phú Lƣơng có 100% xã có điện và tỷ lệ gia đình dùng điện sinh hoạt đạt 95%. Trong vài năm gần đây nhân dân trong vùng đang sử dụng điện tham gia tích cực vào chƣơng trình Nhà nƣớc và cùng làm để đầu tƣ xây dựng các trạm điện, các đƣờng dây mới nên cơ bản huyện đã cải tạo đƣợc hệ thống điện trong vùng.

- Hệ thống thuỷ lợi, kênh mƣơng nội đồng: Do đặc điểm địa hình miền núi chia cắt bởi nhiều thung lũng và đồi núi với những cánh đồng nhỏ hẹp nên việc tƣới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Huyện có 29 trạm bơm điện, ngoài ra còn có các trạm bơm dầu, các máy bơm nhỏ của gia đình và các hồ, đập chứa nƣớc đảm bảo tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp [16].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 51)