Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.1. Nghiên cứu về đất đồi nứi trên thế giới

Tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó 1000 triệu ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đó là nguồn tài nguyên lớn mang tính chiến lƣợc quốc gia của nhiều nƣớc vì giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi sống hàng trăm triệu ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho nhân loại (Nguyễn Thế Đặng & cs (2003))[8].

Diện tích đất đồi núi ở khu vực Đông Nam Á đƣợc phân bố ở tất cả các nƣớc trong khu vực, trong đó nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% tổng diện tích toàn quốc) và ở Lào (chiếm 73% tổng diện tích toàn quốc). Phần lớn diện tích đất đồi núi đƣợc sử dụng cho lâm nghiệp ( bảo tồn rừng tự nhiên hoặc trồng rừng khai thác, rừng sinh thái) cũng nhƣ đƣợc khai thác trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi dạng thung lũng, dốc thấp, bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguyên, cao nguyên (địa hình thấp, khá bằng phẳng hoặc lƣợn sóng, thuận lợi cho canh tác thì đƣợc sử dụng trồng hoa màu lƣơng thực. Đại bộ phận hệ thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nƣớc trời, trừ diện tích lúa nƣớc hai vụ dạng ruộng bậc thang hoặc diện tích trồng rau ven bãi bồi các sông suối là sử dụng nƣớc tƣới.

Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới đƣợc khai phá hoặc đƣợc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc nhiều vào thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật hoặc rừng che phủ hoặc vào dòng chảy của nƣớc mƣa. Đã từ lâu qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, ngƣời ta đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện tƣợng đất bị xói mòn rửa trôi. Vì vậy từ thế kỷ 18 bắt đầu xúc tiến các công trình nghiên cứu các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất dốc (Volni,1870; các giáo sƣ trƣờng Đại học Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958, các nghiên cứu quốc tế của nhiều nƣớc, 1980, chƣơng trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90).

Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn nhƣ đắp bờ, san đất tạo ruộng bậc thang đã đem lại những kết quả giảm và chống xói mòn rõ rệt. Theo Rumbo, (1982)

thì khi đắp bờ, san ruộng độ dốc giảm xuống 2-50

thìxói mòn sẽ giảm 1-3 lần. Thí

nghiệm của trƣờng đại học Naronnero đã cho thấy tạo bờ, san ruộng bậc thang đất đồi thì xói mòn sẽ giảm đi từ 7-10 tấn đất/ha.

Để bảo vệ đất dốc, nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng cây cỏ 3 lá vào hệ thống cây trồng, hoặc đƣa cây đậu tƣơng vào trồng xen với ngô, hoặc trồng theo đƣờng đồng mức.

Từ những năm thập kỷ 80-90, hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hoá cây trồng trên đất đồi núi đã đƣợc thử nghiệm và lan rộng khắp nơi bởi tính ƣu việt về sử dụng đất bền vững và hiệu quả của hệ thống này. Năm 1983, ICRAF đã đƣa ra định nghĩa khá hoàn hảo về hệ thống nông lâm kết hợp: ''Đó là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây nông nghiệp hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy trì sản xuất lâu bền do bảo vệ và tăng cƣờng đƣợc độ màu mỡ đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh những nghiên cứu kỹ thuật về sử dụng hiệu quả và bảo vệ chống suy thoái đất dốc, ngày nay sử dụng đất đồi núi bền vững còn đặc biệt chú trọng đến khía cạnh phát triển kinh tế và xã hội vùng đồi núi nhằm đảm bảo một hệ thống sử dụng đất bền vững cho đất dốc nói riêng và đất vùng đồi núi nói chung. Nhóm công tác về "khung đánh giá đất dốc bền vững (Nairobori, 1991) đã nêu lên quan điểm" Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trƣờng để đồng thời (a) duy trì hoặc nâng cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất), (b) giảm rủi ro sản xuất (an toàn), (c) bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nƣớc (bảo vệ), (d) có hiệu quả lâu dài (lâu bền) và (e) đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)