Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng

Tài nguyên rừng trên các loại đất đồi núi có ý nghĩa rất quan trọng. Rừng là nguồn lâm sản dồi dào, biệt dƣợc quý giá và nguồn thực phẩm quan trọng; Rừng tác động tích cực đến tăng thu hoạch mùa màng cho sản xuất nông nghiệp vùng đồi núi; Rừng cải tạo và bảo vệ độ phì của đất đồi núi theo luật tiểu tuần hoàn sinh vật; Rừng điều hoà khí hậu và duy trì chế độ thuỷ văn vùng đồi núi. Rừng giữ nƣớc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi dƣỡng mạch nƣớc ngầm và là kho nƣớc ngọt, góp phần quan trọng giảm rửa trôi xói mòn đất, lũ quét về mùa mƣa, bốc hơi nƣớc về mùa khô, cung cấp nƣớc cho các loại thực vật và sinh vật, con ngƣời; Rừng còn là ngân hàng gien quý giá của thiên nhiên. Hiểu đƣợc vai trò quan trọng đó của rừng, chính quyền huyện Phú Lƣơng rất chú trọng đối với quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong trồng rừng trên địa bàn huyện Phú Lƣơng

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 2.393,35 13,90 2 Đất có rừng trồng sản xuất RST 10.443,49 60,65

3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất RSK 925,95 5,39

4 Đất trồng rừng sản xuất RSM 41,27 0,25

5 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 2.356,24 13,69

6 Đất có rừng trồng phòng hộ RPT 1.018,77 5,92

Tổng 17.223,86 100,00

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Phú Lương)[25]

Qua bảng 3.3 ta thấy diện tích đất rừng trên toàn huyện là 17.233,86 ha chiếm 46,71% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất có rừng trồng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất là 10.443,49 ha, chiếm 60,65% diện tích đất rừng trên toàn huyện. Trong năm 2013, toàn huyện đã trồng đƣợc 1.054ha rừng trồng sản xuất, bằng 113,4% kế hoạch đề ra, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm trƣớc và đã triển khai chƣơng trình trồng cây phân tán đƣợc 75.000 cây keo Tai tƣợng. Đạt đƣợc kết quả trên là do địa phƣơng đã nhận thức đƣợc vai trò của rừng đối với đời sống cũng nhƣ trong sản xuất của con ngƣời, cùng với những quy định, chính sách của Nhà nƣớc, huyện Phú Lƣơng đã thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Hầu hết diện tích đất rừng đƣợc giao cho đối tƣợng là hộ gia đình và cá nhân với diện tích là 15.042,06, chiếm 87,33% diện tích. Bên cạnh đó, hàng năm chính quyền địa phƣơng còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bác Hồ”. Xuân Quý Tỵ năm 2013, tại khu căn cứ quân sự xóm Na Hiên, xã Yên Trạch trồng đƣợc 200 cây trám, sấu, 5.000 cây keo lai.

Song song với hoạt động trồng rừng chính quyền địa phƣơng còn tăng cƣờng công tác quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, nhƣ tiến hành tổ chức kiểm tra, nghiệm thu khai thác lâm sản, thực hiện tuyên truyền, chỉ đạo công tác phòng, chống cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện phú lương, thái nguyên (Trang 61)