Đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh sản xuất và đầu tư xây dựng thịnh vượng (Trang 76)

Để tránh sự tác động của việc tăng, giảm giá nguyên vật lệu trên thị trƣờng ảnh hƣởng đến giá bán sản phẩm, Công ty cần có kế hoạch và phƣơng pháp dự trữ nguyên vật liệu phù hợp. Hiện nay, hệ thống kho tàng, bến bãi của Công ty phần lớn chƣa đủ tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật cho phép để bảo quản nguyên vật liệu nên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu không đảm bảo, Công ty sản xuất nguyên vật liệu đến đâu thì ra thị trƣờng mua nguyên vật liệu đến đấy nên giá bán sản phẩm chịu sự tác động rất lớn của giá nguyên vật liệu trên thị trƣờng và có khi xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn, vì vậy Công ty cần xây dựng lại hệ thống kho đủ tiêu chuẩn để đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất, đủ số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu.

77

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.2KẾT LUẬN

Công tác tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng, để tồn tại trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay đòi hỏi các DN phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ: từ nghiên cứu thị trƣờng đến áp dụng hệ thống phân phối, tố chức bán hàng, quảng cáo khuyến mại…Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tƣ Xây dựng Thịnh Vƣợng là một công ty hạch toán độc lập đến nay Công ty đã đạt đƣợc một số kết quả đáng kể: tổng doanh thu năm 2012 là 92.102,04 triệu đồng, và 6 tháng đầu năm 2013 là 48.714,17 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 3.500.000đồng/tháng.

Công tác tiêu thụ của Công ty trong những năm qua khá ổn định, Công ty luôn quan tâm đến chất lƣợng, giá cả, mẫu mã…các sản phẩm của mình. Do đó, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ của Công ty tăng qua các năm, bình quân 3 năm 2010-2012 tăng 12,60%, từ 437.637 đôi năm 2010 tăng lên 554.740 đôi năm 2012, và trong 6 tháng đầu năm 2013 số lƣợng tiêu thụ tăng 6,97% so với 6 tháng đầu năm 2012 tƣơng ứng với tăng từ 267.627 đôi lên 286.290 đôi.

Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Công ty luôn cố gắng đầu tƣ sản xuất cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng, phục vụ đúng, đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thƣơng trƣờng.

6.3 KIẾN NGHỊ

Một vài kiến nghị đối với Nhà nƣớc nhƣ sau:

-Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế cạnh tranh hiện nay các cơ quan Nhà nƣớc nên có sự thống nhất phối hợp để ban hành một số chính sách về thuế, hải quan, thƣơng mại hoàn chỉnh và đồng bộ để phù hợp thực tế hơn.

-Chính phủ cần có các biện pháp thực thi khác nhau để giúp đỡ, hổ trợ, hƣớng dẫn các doanh nghiệp khi xảy ra các tranh chấp thƣơng mại quốc tế, các vụ kiện.

-Hỗ trợ về mặt thủ tục giúp các Công ty thuận lợi trong hợp tác với khách hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ việc cử cán bộ đi khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài

-Cung cấp thông tin về thị trƣờng cho các doanh nghiệp nên đi sâu vào phân tích bản chất một cách có hệ thống. Vì hiện nay phần lớn thông tin về thị trƣờng chỉ đề cập đến hiện tƣợng (biến động giá cả, sản lƣợng tiêu thụ…) mà chƣa đi sâu vào phân tích hệ thống (nguyên nhân của hiện tƣợng tiêu thụ, dự đoán khả năng và các ngƣỡng của các yêu cầu…)

78

-Ban lãnh đạo Thành phố cần tổ chức thƣờng xuyên các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.

-Để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nƣớc, đề nghị Nhà nƣớc có biện pháp hữu hiệu, kiên quyết hơn nữa để ngăn chặn hàng nhập lậu từ Trung Quốc, hiện đang cạnh tranh bất bình đẳng về giá cả với các sản phẩm trong nƣớc.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

--------

1. Phạm Văn Dƣợc và Đặng Thị Kim Cƣơng. Phân tích hoạt động kinh

doanh, NXB thống kê, TP.HCM.

2. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB thống kê.

3. Trần Đình Hảo, 2000. Marketing căn bản, NXB thống kê.

4. Phùng Thị Thanh Thủy. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000.

5. Đỗ Thị Tuyết và Trƣơng Hòa Bình. Quản trị doanh nghiệp. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

80 PHỤ LỤC 1 -Q0 là số lƣợng tiêu thụ năm 2010 ở bảng 4.1 -Q1 là số lƣợng tiêu thụ năm 2011 ở bảng 4.1 -P0 là giá bán năm 2010 ở bảng 4.3 -P1 là giá bán năm 2011 ở bảng 4.3 - Q1P0 = Q1 x P0

-TR0 = Q0P0: Doanh thu tiêu thụ năm 2010 ở bảng 4.4 -TR1 = Q1P1: Doanh thu tiêu thụ năm 2011 ở bảng 4.4

- Q = Q1P0 - Q0P0: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010

- P = Q1P1 – Q1P0: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá bán đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010

- TR = Q + P = TR1 - TR0: Chênh lệch giá trị tuyệt đối của doanh thu tiêu thụ giữa năm 2011 và năm 2010 ở bảng 4.4.

81 PHỤ LỤC 2 -Q1 là số lƣợng tiêu thụ năm 2011 ở bảng 4.1 -Q2 là số lƣợng tiêu thụ năm 2012 ở bảng 4.1 -P1 là giá bán năm 2011 ở bảng 4.3 -P2 là giá bán năm 2012 ở bảng 4.3 - Q2P1 = Q2 x P1

-TR1 = Q1P1: Doanh thu tiêu thụ năm 2011 ở bảng 4.4 -TR2 = Q2P2: Doanh thu tiêu thụ năm 2012 ở bảng 4.4

- Q’ = Q2P1 – Q1P1: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011

- P’ = Q2P2 – Q2P1: Mức độ ảnh hƣởng của nhân tố giá bán đến doanh thu tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010

- TR’ = Q’ + P’ = TR2 – TR1: Chênh lệch giá trị tuyệt đối của doanh thu tiêu thụ giữa năm 2012 và năm 2011 ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh sản xuất và đầu tư xây dựng thịnh vượng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)