Phương pháp hạch toán kế toán

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn hoa sen tại thành phố cần thơ (Trang 43)

Dựa vào các phương thức do bộ tài chính quy định để tính toán và ghi vào tài khoản, sổ sách thích hợp.

- Niên độ kế toán áp dụng: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.

- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

2.2.3.1 Hình thức kế toán áp dụng

Đối với doanh nghiêp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì có 5 hình thức kế toán sau:

- Hình thức kế toán nhật ký chung; - Hình thức kế toán nhật ký sổ cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: - Hình thức kế toán nhật ký chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính;

2.2.3.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương thức, trình tự, tổ chức, phản ánh các hoạt động nhập, xuất và tồn kho đối với hàng tồn kho.

Có 2 phương kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

a. Phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán.

Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.

Phương pháp này thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị cao như: máy móc, thiết bị hàng có kỹ thuật, chất lượng cao.

b. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, khi nhập, xuất kho vật tư, hàng hóa không phản ánh, theo dõi trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được thực hiện trên tài khoản 611- Mua hàng.

Công tác kiểm kê hàng hóa, vật tư được tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán nhằm xác định giá vật tư hàng tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ làm căn cứ để ghi sổ kế toán trên TK 611- Mua hàng.

Phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng với các đơn vị có nhiều hàng hóa, vật tư với quy cách mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp và xuất kho nhiều và thương xuyên. (Trần Quốc Dũng,2010, trang 25)

2.2.3.3 Phương pháp tính giá xuất kho

Vật tư hàng hóa mỗi lần nhập kho với giá nhập khác nhau và tại thời điểm khác nhau, nên việc tính giá trị thực tế hàng xuất kho được áp dụng một trong các phương pháp sau:

a. Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

= TỔNG GIÁ TRỊ

HÀNG NHẬP +(-)

CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ TỒN KHO CUỐI KỲ VÀ ĐẦU KỲ TRỊ GIÁ HÀNG

b. Phương pháp giá bình quân

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Đơn giá xuất kho =

c. Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

d. Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc sản xuất sau và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Doanh thu hiện tại phù hợp với giá vốn nhất.

Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập

Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là hàng tồn kho cuối kỳ không phù hợp với giá thị trường. Theo phương pháp này, hàng tồn kho hiện tại là giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu.

2.2.3.4 Phương pháp tính thuế GTGT

a. Phương pháp khấu trừ thuế

Áp dụng cho cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

b. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam chưa có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

3.1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

3.1.1.1 Thông tin tập đoàn

Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP

Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương

Điện thoại: +84 650 3790 955 Fax: +84 650 3790 888

Văn phòng đại diện: 94 – 96 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM Điện thoại: +84 8 3910 6910 Fax: +84 8 3910 6913

Website : www.hoasengroup.vn

Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch Hội đồng Quản trị

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Hoa Sen

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn Hoa Sen

3.1.2 Thông tin cơ bản về chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen tại thành phố Cần Thơ

Tên đơn vị: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trụ sở: 143 Khu vực 5, Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 37003814-015 Mã số thuế: 3700381324-015

Điện thoại: 07103.887.581 Fax: 07103 887.580 Địa chỉ Email: hoasentpcantho@gmail.com Biểu tượng :

Giám đốc

Kho P.Kinh Doanh P.Kế toán

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Chuyên doanh các sản phẩm của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen.

Cụ thể gồm các loại sản phẩm:

Nhóm ngành hàng tôn: Tôn kẽm, tôn lạnh, tôn lạnh màu, tôn kẽm màu, tôn đen màu

Nhóm ngành hàng xà gồ C, thép tấm và sắt hộp: Thép đen và mạ kẽm. Nhóm ngành hàng phụ kiện và ống nhựa Hoa Sen.

Nhóm hàng khác.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Hoa Sen Group. Khối phân phối là đơn vị thay mặt Hoa Sen Group quản lý toàn diện, mọi mặt hoạt động của Chi nhánh.

Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành toàn diện các mặt hoạt động về tổ chức nhân sự, sản xuất kinh doanh và kế toán tài chính tại Chi nhánh.

* Giám đốc

Trách nhiệm.

Quản lý trực tiếp, toàn diện mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh theo sự phân công, bổ nhiệm, điều động của Ban TGĐ, Ban GĐ HTPP.

Hoạch định, tổ chức, quản lý các mặt hoạt động về tổ chức nhân sự, tổ chức sản xuất, kinh doanh, bán hàng tiếp thị, kế toán, thu nợ tại Chi nhánh theo các chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. Đảm bảo Chi nhánh hoạt động đúng theo định hướng, chiến lược của Tập đoàn.

Đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh thực hiện có hiệu quả Là đại diện kinh doanh của Tập đoàn trên địa bàn được giao…

Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Công ty về tất cả các vi phạm liên quan đến hoạt động tài chính tại Chi nhánh.

Quyền hạn

Được quyền quyết định kế hoạch sản xuất - kinh doanh tại Chi nhánh.

Được quyền quyết định giá bán, phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, định mức công nợ, biện pháp thu hồi công nợ; phương thức tiếp thị, quảng cáo và ký kết hợp đồng mua, bán trong phạm vi Công ty giao.

Được quyền duyệt thu – chi tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh theo quy định của Công ty.

Đề xuất với Khối phân phối hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các CBCNV công tác tại Chi nhánh.

Ra quyết định đình chỉ công tác, khiển trách, cảnh cáo, phê bình hoặc đề xuất với Khối phân phối, Hội đồng khen thưởng kỷ luật Công ty hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với CBCNV có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến hoạt động tại Chi nhánh.

* Phòng kinh doanh Trách nhiêm

Lập kế hoạch tiếp thị hàng ngày, tuần tháng và triển khai thực hiện, bán hàng, quảng bá thương hiệu của Tập đoàn.

Nắm bắt thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh để có chiến lược kinh doanh các mặt hàng chủ lực.

Phối hợp cùng bộ phận liên quan để phục vụ kinh doanh có hiệu quả.

Đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của nhân viên tiếp thị được thực hiện có hiệu quả.

Tiếp nhận thông tin, giao dịch với khách hàng, tổ chức bán hàng, ghi tài liệu bán hàng theo quy định, báo giá và giới thiệu quy cách sản phẩm, chủng loại hàng hóa, hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng theo yêu cầu khách hàng.

Theo dõi và có kế hoạch thu nợ hàng tuần. Quyền hạn

công tác tiếp thị, thu thập thông tin.

Kiến nghị với Giám đốc Chi nhánh và các Bộ phận Công ty liên quan hỗ trợ thông tin về sản phẩm.

Kiến nghị và đóng góp ý kiến xây dựng và thực hiện chiến lược bán hàng, Marketing của Công ty ngày càng phát triển.

Có nhiệm vụ báo cáo kết quả kinh doanh hàng ngày cho giám đốc và vạch ra phương hướng kinh doanh mới. Mở rộng thị trường và quảng bá thương hiệu của các loại sản phẩm hàng hóa.

* Phòng kế toán

Trách nhiệm

Thực hiện các công tác kế toán đồng thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày.

Phân tích hoạt động kinh tế trong Chi nhánh một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, để có biện pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng.

Quyền hạn

Có quyền quyết định không chi những khoản không phù hợp với chuẩn mực kế toán và quy định của tổng công ty.

Đề xuất với giám đốc xử lý những vi phạm về tài chính kế toán

* Kho

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm chính trong việc nhập - xuất kho và bảo quản hàng hoá tại kho Chi nhánh.

Quản lý các vật tư, hàng hóa bằng cách ghi chép thẻ kho, sổ theo dõi hàng hóa hằng ngày. Mọi hàng hóa khi nhập hoặc xuất đều phải có chứng từ hợp lệ liên quan.

Phối hợp với công nhân trong việc sắp xếp hàng trong xưởng hợp lý, hỗ trợ cắt hàng, giao hàng.

Đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của Thủ kho được thực hiện có hiệu quả. Cuối ngày phải cùng các bộ phận: KT nội bộ, thủ quỹ, tiếp thị kiểm tra chéo về tình hình kinh doanh trong ngày để kịp thời phát hiện sai sót.

Quyền hạn

Yêu cầu các bộ phận khác hỗ trợ trong việc xuất – nhập, giao nhận hàng hóa.

Kiểm tra số lượng, quy cách và chất lượng hàng hoá khi nhập kho.

Từ chối nhập, xuất kho khi phiếu yêu cầu nhập và xuất không đúng thủ tục. Không cho người lạ vào kho.

3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

3.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Hình 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh

* Kế toán trưởng

Trách nhiệm

Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tài chính - kế toán tại Chi nhánh theo đúng Pháp luật và quy định của Công ty.

Thực hiện công tác kiểm soát chi phí, thu – chi, thanh toán nợ, quy trình luân chuyển chứng từ, đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ trong việc thu – chi với các hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng nguyên tắc tài chính – kế toán.

Tổ chức, thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý các khoản chi phí. Thực hiện các báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty

Thực hiện công việc khác theo sự phân công Giám đốc Chi nhánh.

Đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Kế toán được thực hiện có hiệu quả.

Thực hiện các nghiệp vụ theo đúng chế độ kế toán và sự chỉ đạo của Kế toán trưởng Công ty. Kiểm tra chéo với kế toán quản trị, thủ quỹ, tiếp thị, thủ kho về tiền, hàng hóa.

Kế toán trưởng

Thủ quỹ Kế toán nội bộ

Quyền hạn

Yêu cầu các bộ phận thực hiện đúng các quy định về tài chính - kế toán, chế độ báo cáo, thống kê, luân chuyển chứng từ,…

* Kế toán nội bộ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn hoa sen tại thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)