Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn hoa sen tại thành phố cần thơ (Trang 35)

2.1.5.1 Phân tích doanh thu

a. Ý nghĩa của phân tích doanh thu.

Phân tích doanh thu nhằm đánh giá một cách chính xác, toàn diện khách quan tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trên các mặt tổng giá trị cũng như kết cấu thời gian, không gian, đơn vị trực thuộc để từ đó đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Phân tích doanh thu nhằm xem xét mục tiêu doanh thu đặt ra đạt được đến đâu, rút ra những tồn tại xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến doanh thu và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Phân tích nhằm cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính kinh tế tài chính làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh.

Tóm lại, mục tiêu duy nhất của phân tích doanh thu là giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả thể hiện qua việc doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.

b. Nội dung phân tích

* Phân tích tình hình doanh thu thực tế so với kế hoạch, và biến động qua các năm

Phân tích tình hình doanh thu thực tế so với kế hoạch là so sánh số tiền và tỷ lệ của doanh thu thực tế và kế hoạch nhằm xác định mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp.

Phân tích biến động doanh thu qua các năm là so sánh thực hiện doanh thu với mục đích để đánh giá tính quy luật về sự biến động doanh thu qua các năm nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn, đồng thời đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.

Dùng phương pháp so sánh thông qua so sánh định gốc, so sánh liên hoàn để phân tích.

* Phân tích doanh thu theo kết cấu mặt hàng

Phân tích theo từng mặt hàng là dựa trên so sánh tỷ trọng từng loại mặt hàng giúp doanh nghiệp xác định được đâu là mặt hàng chủ lực, mặt hàng nào bán ít để từ đó có doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh để kinh doanh có hiệu quả nhất.

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối kết cấu để tính ra tỷ trọng và số tiền chênh lệch.

* Phân tích doanh thu theo phương thức bán

Nhằm xem xét tỷ trọng doanh thu của doanh nghiệp theo từng hình thức bán từ đó có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa theo phương thức gì cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiêp.

* Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu bán hàng được xác định theo công thức G = ∑QiPi

Qi :Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loai i Pi :Giá bán loại i

i = 1,n ; n : số loại sản phẩm doanh nghiệp bán

Ta thấy Qi và Pi đều có ảnh hưởng đến doanh thu vì vậy một trong Qi hoặc Pi thay đổi đều làm doanh thu thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi giữa chúng rất khác nhau:

- Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu vì vậy khi khối lượng hàng tăng lên doanh thu cũng tăng và ngược lại khi khối lượng hàng giảm xuống thì doanh thu cũng giảm. Sự thay đổi của khối lượng là yếu tố chủ quan vì doanh nghiệp có thể tự quyết định và kiểm soát lượng hàng hóa dịch vụ bán ra tùy theo chiến lược kinh doanh là ngắn, trung hay dài hạn.

- Cũng như khối lượng hàng, giá bán cũng có quan hệ tỷ lệ thuận với doanh thu nghĩa là với một khối lượng hàng hóa bán ra nhất định khi giá bán tăng lên thì doanh thu cũng tăng lên và ngược lại. Giá bán được xem là yếu tố khách quan vì chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.

- Cung cầu hàng hóa trên thị trường: yếu tố này tác động mạnh mẽ đến giá cả hàng hóa. Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả sẽ giảm xuống nhưng khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ tăng lên, giá cả chỉ tương đối ổn định khi cung cầu cân bằng.

- Các chính sách của nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến sức mua đồng tiền làm sức mua đồng tiền giảm và có thể dẫn đến lạm phát làm cho đồng tiền mất giá khi đó giá cả hàng hóa sẽ tăng rất nhanh.

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc doanh nghiệp có sản phẩm thay thế vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải điều chỉnh giá cả xuống thấp.

Để hiểu rõ về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên nên sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích.

2.1.5.2 Phân tích chi phí

a. Ý nghĩa của phân tích chi phí

Chi phí luôn là một chỉ tiêu song song với doanh thu, một chỉ tiêu doanh thu được thực hiện thì phải có một phần chi phí tương xứng bỏ ra. Chi phí còn là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả kinh doanh, ngoài ra nó là công cụ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn trong kinh doanh nhằm tăng doanh số, tạo thêm lợi nhuận cho công ty. Vì vậy việc phân tích để xác định chi phí đúng đắn rất có lợi cho doanh nghiệp hiện nay.

b. Nội dung phân tích

* Phân tích tình hình thực hiện chi phí thực tế so với kế hoạch và biến động qua các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích tình hình thực hiện chi phí thực tế so với kế hoạch là so sánh tính ra số tiền và tỷ lệ chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch

Phân tích chi phí qua các năm là so sánh để biết được sự biến động qua các năm để biết được tình hình tăng giảm chi phí.

* Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo kết cấu từng mặt hàng

So sánh tỷ trọng chi phí của từng mặt hàng trong tổng số mặt hàng bán ra để có biện pháp điều chỉnh hợp lý.

* Phân tích tình hình chi phí theo phương thức bán

Giúp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh chi phí hợp lý theo từng phương thức bán.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Lợi nhuận thuần = Lãi gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN - -

Lãi gộp = Doanh thu

thuần - hàng bán Giá vốn

2.1.5.3 Phân tích lợi nhuận

a. Ý nghĩa của phân tích lợi nhuận

Phân tích lợi nhuận giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan), để từ đó đưa ra được các biện pháp để khai thác tối đa khả năng tiềm tàng của các nhân tố có tác động tích cực đồng thời hạn chế được các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp

b. Nội dung phân tích

* Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế với kế hoạch và biến động qua các năm

Qua so sánh để biết được mức độ hoàn thành kế hoạch cũng như sự tăng giảm lợi nhuận của năm này so với năm trước từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

* Phân tích cơ cấu lợi nhuận, đặc biệt là tỷ trọng lợi nhuận hoạt động bán hàng trong tổng mức lợi nhuận và đánh giá sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ

Xác định tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động bán hàng trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp để thấy rõ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp có hiệu quả hay không

* Phân tích cơ cấu lợi nhuận theo cơ cấu từng mặt hàng và đánh giá sự biến động của nó qua các kỳ

Thông qua phân tích doanh nghiệp thấy được tỷ trọng lợi nhuận trên từng mặt hàng từ đó có chiến lược điều chỉnh cụ thể cho từng mặt hàng.

* Phân tích cơ cấu lợi nhuận theo từng phương thức bán

Giúp doanh nghiệp thấy được phương thức bán hàng nào là tối ưu nhất và rút ra chiến lược kinh doanh lâu dài.

2.1.5.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần

Trong các doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là yếu tố chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng.

Lợi nhuận bán hàng chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: lãi gộp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trong đó:

Lãi gộp của doanh nghiệp được quyết định bởi doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán do đó sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa bán ra và kết cấu hàng hóa. Mức chênh lệch lãi gộp giữa năm trước và năm nay được xác định như sau:

0

1 Lg

Lg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lg  

Lg1 : mức lãi gộp năm nay Lg0: mức lãi gộp năm trước

- Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ: đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp. Nhìn chung, mức tăng giảm của lợi nhuận tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Mức ảnh hưởng của khối lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định theo công thức sau:

0 0 1 )* ( GKH Lg KL M M P Lg   

M1GKH: doanh thu năm nay điều chỉnh theo giá bán năm trước M0: doanh thu năm trước

PLg0: tỷ suất lãi gộp năm trước

- Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ: đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lãi gộp của doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm, hàng hóa có tỷ suất lãi gộp khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ thì tỷ suất lãi gộp nói chung cũng thay đổi. Mức ảnh hưởng của kết cấu hàng hóa được xác định như sau:

GKH Lg GKH Lg KC P P M Lg ( 1  0)* 1 

PLg1GKH: tỷ suất lãi gộp năm nay điều chỉnh theo giá bán năm trước PLg0: tỷ suất lãi gộp năm trước

Với: 0 0 0 M Lg PLg GKH GKH GKH Lg M Lg P 1 1 1 

đến lãi gộp và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả ở đây bao gồm cả giá bán sản phẩm, hàng hóa và giá vốn hàng bán ra. Ảnh hưởng của nhân tố giá cả hàng hóa được tính theo công thức sau:

) ( ) ( 1 1 1 0 1 1 1 0 2 Gb Gb Gv Gv GH M M M M Lg     

M1Gb1: doanh thu năm nay

M1Gb0: doanh thu năm nay điều chỉnh theo giá bán năm trước M1Gv1: giá vốn năm nay

M1Gv0: giá vốn năm nay điều chỉnh theo giá vốn năm trước

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận.

2.1.5.5 Phân tích các chỉ số tài chính

a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Cho ta biết được cứ môt đồng tài sản đưa vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. (Nguyễn Thị Lương, 2010, trang 13)

b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (ROE)

Tỷ số cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, phản ánh một đồng vốn dùng vào sản xuất thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. (Nguyễn Thị Lương, 2010, trang 13)

c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số cho ta thấy cứ một đồng doanh thu trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Doanh thu

Tổng lợi nhuận sau thuế

(%)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn =

Vốn chủ sở hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng lợi nhuận sau thuế

(%)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Tổng lợi nhuận sau thuế

nhuận.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. (Nguyễn Thị Lương, 2010, trang 12)

2.1.6 Ý nghĩa việc phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh

Phân tích không chỉ là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý.

Bất kỳ loại hình hoạt đông kinh doanh nào cũng tồn tại những khả năng, rủi ro tiềm ẩn vì vậy chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế. Phân tích giúp doanh nghiệp thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc phát sinh và từ đó có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 7)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

Với đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen tại Thành phố Cần Thơ”

người viết thu thập số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp. Đối với nguồn số liệu bên trong doanh nghiệp, người viết tìm hiểu trong quá trình thực tập như đọc số liệu trên các báo cáo tài chính, sổ cái, các chứng từ hóa đơn liên quan. Bên cạnh người viết tham khảo sách, báo, tạp chí kinh tế, tài liệu tham khảo, internet thông qua các trang web liên quan trong khoảng thời gian giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để thu thập số liệu bên ngoài.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp kế toán để đánh giá thực trạng công tác kế toán của chi nhánh.

Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối và phân tích tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, suy luận để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

a. Khái niệm

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 17)

b. Lựa chọn gốc so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:

Tài liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Dựa vào mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 17)

c. Điều kiện so sánh

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh doanh cần quan tâm là về không gian và thời gian.

Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt sau:

- Phải cùng phản ảnh một nội dung kinh tế phản ảnh chỉ tiêu. - Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

- Phải cùng một đơn vị tính.

Về không gian: Các chỉ tiêu cần phải quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. (Phạm Văn Dược, 2008, trang 18)

d. Kỹ thuật so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn hoa sen tại thành phố cần thơ (Trang 35)