Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 41)

Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc năm 2013 của UBND xã Thuận Hòa, tổng giá trị sản xuất là 585.023.000.000 đồng, đạt 102,9% kế hoạch, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,7% và đạt 120% Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu ngƣời là 30.365.000 đồng/ngƣời/năm. Cơ cấu Ngƣ - Nông - Lâm nghiệp chiếm 77,2%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 11,8% và Thƣơng mại và Dịch vụ chiếm 11%. a. Về thủy sản

Tổng sản lƣợng thủy sản là 10.915,78 tấn, đạt 106% kế hoạch, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lƣợng nuôi đạt 10.331, 33 tấn, chiếm 94,6% tổng sản lƣợng. Trong đó:

- Đối với khu vực tôm lúa: Diện tích thu hoạch tôm là 4.219 ha, năng suất 345 kg/ha. Tôm quảng canh cải tiến diện tích 91 ha, năng suất bình quân 420 kg/ha. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp là 3 ha, xen canh cua có năng suất 250 kg/ha.

- Đối với khu vực chuyên nuôi trồng thủy sản: Diện tích thu hoạch tôm 620 ha với năng suất bình quân 220 kg/ha, diện tích thu hoạch cua 400 ha với năng suất bình quân 190 kg/ha, diện tích thu hoạch sò 620 ha với năng suất bình quân 3500 kg/ha.

- Khu vực tán rừng phòng hộ: Diện tích thu hoạch tôm 921 ha với năng suất bình quân 220 kg/ha, diện tích thu hoạch cua 921 ha với năng suất bình quân 180 kg/ha, diện tích thu hoạch sò 390 ha với năng suất bình quân 3.500 kg/ha.

- Khu vực bãi bồi ven biển: đã tiến hành giao khoán đƣợc 880 ha, chủ yếu là nuôi hến 505 ha với năng suất bình quân 3.400 kg/ha. Nuôi sò giống, sò thƣơng phẩm là 375 ha với năng suất bình quân 2.800 kg/ha.

Về khai thác thủy sản: Toàn xã có 36 phƣơng tiện khai thác thủy sản, trong đó có 6 phƣơng tiện khai thác xa bờ, tổng công suất trên 2.000 CV với tổng sản lƣợng khai thác các loại ƣớc đạt 461,4 tấn.

25

b. Về nông nghiệp: Diện tích thực hiện đƣợc 2.460/2.812 ha, đạt 87,5% kế hoạch, năng suất bình quân ƣớc đạt 3.600 kg/ha, sản lƣợng đạt 8.856 tấn, đạt 82,9% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, ngƣời dân còn trồng thêm hoa màu trên bờ ao với diện tích toàn xã ƣớc đạt 25 ha.

c. Lâm nghiệp: Tập trung chỉ đạo, phối hợp với các lực lƣợng tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ và phát triển rừng, bằng nhiều biện pháp ngăn chặn có hiệu quả việc chặt phá rừng phòng hộ ven biển, đồng thời xử lý nghiêm các trƣờng hợp cố tình vi phạm chặt phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Mặt khác đã triển khai Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 28/07/2011 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành, quy định về trồng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển. Công tác phòng chống chặt phá rừng đƣợc tập trung chỉ đạo tốt, phối hợp ban quản lý bảo vệ rừng và trạm kiểm lâm lên kế hoạch truy quét phòng chống chặt phá rừng. d. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 6.420 con, trong đó gia súc là 1.690 con, gia cầm 4.730 con. Trong năm đã phối hợp đƣợc với các ngành chuyên môn tổ chức tiêm phòng các loại bệnh nhƣ: cúm H5N1, LMLM, Tai xanh, Tủ trùng huyết,…

e. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thƣơng mại và Dịch vụ

Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 69.060.000.000 đồng, đạt 118,2% kế hoạch, tăng 14,3% so với năm 2012 các ngành chủ yếu là xay sát, sản xuất nƣớc đá, mộc dân dụng, cƣa xẻ gỗ và sửa chữa cơ khí nhỏ,… Thƣơng mại và Dịch vụ đạt 64.595.000.000 đồng, đạt 88,9% kế hoạch, giảm 1,9% so với năm 2012.

26

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP 2.1 Phƣơng tiện

2.1.1 Địa điểm thực hiện

Ấp 9A, xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

2.1.2 Thời gian thực hiện

Từ 08/2014 đến 12/2014

2.1.3 Trang thiết bị và tài liệu

- Bản đồ hành chính xã Thuận Hòa

- Phiếu điều tra ảnh hƣởng của dự án GIZ Kiên Giang đến sinh kế nông hộ xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án GIZ Kiên Giang của UBND xã Thuận Hoà.

- Tài liệu “Cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển bị ảnh hƣởng bởi BĐKH” của dự án GIZ Kiên Giang.

2.1.4 Các phương tiện hỗ trợ khác

Các phần mềm hỗ trợ nhƣ Microsoft Word, Microsoft Excel.

2.2 Phƣơng pháp

2.2.1 Phương pháp tiếp cận

Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả của mô hình nuôi sò huyết dƣới tán rừng phòng hộ ở xã Thuận Hoà, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đến sinh kế nông hộ từ chƣơng trình cải thiện sinh kế đƣợc thực hiện bởi dự án GIZ Kiên Giang. Trong đó, khung sinh kế là một công cụ đƣợc xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau nhƣ thế nào trong bối cảnh cụ thể.

27

Hình 2.1: Sơ đồ cách tiếp cận nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các báo cáo và tài liệu của UBND xã Thuận Hoà, tài liệu của dự án GIZ Kiên Giang, luận văn tốt nghiệp, các thông tin từ internet để tổng hợp dữ liệu và số liệu bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân dƣới tán rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” của UBND xã Thuận Hoà.

- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu “Cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển bị ảnh hƣởng bởi BĐKH” của dự án GIZ Kiên Giang.

Xử lý và phân tích số liệu Thu thập số liệu

Sơ cấp Thứ cấp

Đánh giá thực trạng sản xuất của mô hình

nuôi sò huyết

Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính của mô hình dự án

và hiện tại

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình dựa vào khung

sinh kế

Thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất

28

* Thu thập số liệu sơ cấp

Để xác định đƣợc hoạt động kinh tế hiện nay của ngƣời dân vùng ven biển có diện tích rừng phòng hộ và ảnh hƣởng của BĐKH đến sinh kế nông hộ cần thực hiện điều tra nông hộ.

Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ đƣợc dự án thực thi chƣơng trình sinh kế. Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm:

- Những thông tin tổng quát về nông hộ (gồm tuổi, học vấn, nghề nghiệp,…của từng thành viên trong nông hộ).

- Hoạt động sản xuất của nông hộ khi đƣợc dự án hỗ trợ và triển khai (Diện tích, lƣợng con giống thả, tiền giống, thời gian nuôi, sản lƣợng thu hoạch, tổng chi phí lao động, tổng thu nhập, lợi nhuận thu đƣợc).

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của mô hình sản xuất. - Hoạt động sản xuất hiện tại của nông hộ.

- Tình hình tài sản nông hộ (gồm diện tích đất đƣợc nhận khoán, diện tích đất đƣợc sử dụng, diện tích đất hiện tại của gia đình đang có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa, phƣơng tiện phục vụ sản xuất, phƣơng tiện sinh hoạt, giao thông, điện, nƣớc sử dụng, hệ thống thuỷ lợi tự nhiên phục vụ sản xuất,…)

- Quan hệ xã hội và sự ảnh hƣởng của các tổ chức đoàn thể đến đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân.

- Các chính sách cho vay, tín dụng cho sản xuất nông nghiệp.

- Một số đề xuất để phát triển sản xuất cũng nhƣ bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đƣợc giao theo hợp đồng.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin thu thập đƣợc tổng hợp và tính toán tổng số, tỷ lệ phần trăm, trị trung bình bằng phần mềm Excell.

- So sánh nguồn vốn trong phát triển sinh kế ở vùng nghiên cứu bằng phƣơng pháp phân tích khung sinh kế bền vững của DIFD (2001) với sự tập trung vào 5 nguồn vốn: nhân lực, xã hội, vật chất, tự nhiên, tài chính.

29

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1 Thực trạng mô hình “Cải thiện thu nhập cho ngƣời dân dƣới tán rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” của dự án GIZ Kiên Giang hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết” của dự án GIZ Kiên Giang đến sinh kế nông hộ

Với vị trí và điều kiện tự nhiên sẵn có, xã Thuận Hòa xác định tiềm năng và lợi thế của phát triển nuôi trồng thủy sản nên đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng Ngƣ - Nông - Lâm nghiệp; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Thƣơng mại và dịch vụ. Trong đó, xác định ngƣ nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn tạo bƣớc đột phá cho công tác phát triển kinh tế - xã hội của xã. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc năm 2010 của UBND xã Thuận Hòa, cơ cấu Ngƣ - Nông - Lâm nghiệp chiếm 81,1%; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,7%; Thƣơng mại và Dịch vụ chiếm 8,2%. Tổng sản lƣợng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là 6.001,7 tấn đạt 113,5% kế hoạch, giá trị sản xuất đạt 173.800.000.000 đồng, tăng 9,6% so với năm 2009. Trong đó, tỷ trọng nuôi thủy sản chiếm 92,5% và khai thác chiếm 7,5%. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản đƣợc 6.478 ha (diện tích bãi bồi là 400 ha) chiếm 78,56% tổng diện tích tự nhiên của xã với sản lƣợng 5.550,2 tấn. Cụ thể, diện tích Tôm - Lúa là 4.312 ha chiếm 66,56% diện tích nuôi trồng thủy sản với năng suất bình quân 280 kg/ha; diện tích nuôi sò các vùng là 1118,8 ha chiếm 17,27% diện tích nuôi trồng thủy sản, năng suất bình quân là 3.000 kg/ha (vùng đa canh các loại thủy sản là 521,8 ha, dƣới tán rừng 347 ha và vùng bãi bồi ven biển là 250 ha); sản lƣợng thu hoạch Cua từ các vùng đạt 726,5 tấn; các loại thủy sản khác sản lƣợng đạt 15,5 tấn (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc năm 2010 của UNBD xã Thuận Hòa, 2010).

3.1.1 Lý do đề xuất mô hình

Rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn huyện An Minh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyến đê biển, bảo vệ sản xuất cho vùng sau đai rừng phòng hộ, có diện tích là 3.028 ha, đã thực hiện giao khoán cho 728 hộ với diện tích 2.166,15 ha. Việc phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của cộng đồng dân cƣ sống trong khu vực này đƣợc quan tâm thƣờng xuyên thông qua các chính sách về giao đất rừng, chính sách hƣởng lợi, v.v..

Song, tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật đã làm cho cuộc sống của ngƣời giữ rừng càng thêm khó khăn, từ đó áp lực cuộc sống phụ thuộc vào rừng ngày càng gia tăng, hộ nhận khoán không thiết tha và ít tích cực quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật để hộ dân đầu tƣ vào sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống, làm giảm áp lực chặt phá rừng là rất cần thiết. Mô hình đƣợc

30

triển khai trên 34 hộ nhận khoán với diện tích nuôi thủy sản là 39,29 ha, diện tích rừng cần phải bảo vệ và nâng cao chất lƣợng là 82,81 ha. Đây là mô hình đang đƣợc thực hiện có hiệu quả tại vùng này và đƣợc đề xuất hỗ trợ nhằm góp phần làm giảm suy thoái rừng thông qua ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trong khu vực. Bên cạnh đó giúp cải thiện thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng lên đến 30% so với nhu thu nhập hiện tại thông qua việc nuôi trồng thủy sản dƣới tán rừng phòng hộ ven biển có hiệu quả trong năm 2010.

3.1.2 Khái quát về mô hình

* Các sản phẩm và đầu ra chính của mô hình

- Cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhiễm mặn trong khu vực. - Thu nhập nông dân đƣợc tăng lên ít nhất 30% so với thu nhập hiện nay. - Tăng thêm cơ hội việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

- Kiến thức nông dân đƣợc tăng lên về sử dụng đất nhiễm phèn. - Thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm mô hình đƣợc cải thiện.

- Tài liệu phổ cập về chọn cá giống, thức ăn và thuốc phòng trừ sâu bệnh. - Nâng cao vai trò lao động nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình. - Thiết lập đƣợc lƣới cộng tác viên các chƣơng trình là ngƣời địa phƣơng. - Góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh cho ngƣời dân trên địa bàn.

* Các hoạt động đề xuất

- Tổ chức hai lớp tập huấn kiến thức nuôi sò huyết.

- Tổ chức tập huấn về phƣơng pháp cải tạo, xử lý vuông nuôi.

- Hội thảo đầu bờ về chuyển giao kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. - Tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Soạn và in 300 cuốn tài liệu tuyên truyền về chọn giống và xử lý nƣớc và đất. - Tổ chức triển khai mô hình nuôi sò huyết trên diện tích của các hộ gia đình. - Tổ chức hai lớp tập huấn quản lý và chăm sóc mô hình và phòng trừ sâu bệnh.

* Đầu tư mô hình đề xuất

Đơn vị trực tiếp tham gia mô hình là 34 hộ dân thuộc ấp 9A, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang và Hội Nông dân xã Thuận Hòa. Với sự tham gia gián tiếp từ Ban quản lý rừng, trạm Khuyến nông - Khuyến ngƣ hỗ trợ thực hiện mô hình cùng

31

nguồn nhân lực dự kiến giúp triển khai mô hình từ các chuyên gia của dự án GIZ Kiên Giang, UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông - khuyến ngƣ huyện, Tổ kinh tế - kỹ thuật xã.

Điều kiện địa phƣơng và hiện trạng đất đai tại vùng đƣợc đề xuất mô hình đều thuận lợi. Tất cả các hộ gia đình sẵn sàng tham gia triển khai mô hình và thành lập nhóm. Diện tích đất đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện mô hình. Mô hình đƣợc sự hỗ trợ từ địa phƣơng là ban lãnh đạo ấp 9A, xã Thuận Hòa về chính sách và định hƣớng chính sách cùng với hỗ trợ của dự án GIZ Kiên Giang thông qua và cấp vốn theo yêu cầu của mô hình. Vốn này đƣợc đơn vị chủ quản tổ chức cho vay tín dụng. Các điều kiện về cho vay cũng nhƣ quản lý vốn vay áp dụng quy định của nhà nƣớc Việt Nam hiện hành đối với các vốn cho vay.

* Hoạch toán hiệu quả kinh tế

Chi phí sản xuất:

- Con giống: 39,29 ha x 625 kg/ha x 40.000 đồng/kg = 982.250.000 đồng (loại 1.000 con/kg, thả nuôi 625 kg/ha, mật độ 625 con/10 m2

). - Xây dựng cơ sở hạ tầng - vật tƣ, hóa chất:

+ Đào ao bằng cơ giới: 15.000.000 đồng/ha x 39,29 ha = 589.350.000 đồng. + Xây cống cấp nƣớc: 34 cống (34 hộ) x 2.000.000 đồng/cống = 68.000.000 đồng. + Vật dụng, lƣới rào: 2.000.000 đồng/ha x 39,29 ha = 78.580.000 đồng.

+ Vôi: 100 kg/ha x 39,29 ha x 1.500 đồng/kg = 5.893.500 đồng.

+ Phân bón: 50 kg phân DAP /ha x 39,29 ha x 15.000 đồng/kg = 29.476.500 đồng. - Chi phí lao động(trong năm làm việc tập trung, 30 ngày /tháng):

+ 60 ngƣời x 30 ngày x 70.000 đồng/ngày = 126.000.000 đồng

+ 4 cán bộ kỹ thuật (quản lý) x 1.000.000 đồng/tháng x 12 tháng = 48.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)