Nguồn vốn tài chính phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu duy trì và phát triển của con ngƣời và xã hội. Nó thể hiện mức độ giàu nghèo của cá nhân, tổ chức hoặc trên phạm vi của cả một vùng, miền và một đất nƣớc.
Vốn tài chính đƣợc thể hiện qua nông hộ có đủ lƣợng tiền mặt trong sản xuất hay không? Trong sản xuất, khi thiếu tiền mặt, nông hộ có vay Ngân hàng hay không? Vấn đề thiếu nợ của nông hộ nhƣ thế nào? Và những vấn đề tài chính liên quan khác đến hoạt động sản xuất nông hộ.
50
* Vay vốn
Bảng 3.13: Tình hình vay vốn nông hộ
Tình hình vay vốn Trƣớc dự án Năm dự án hỗ trợ Sau dự án
Tần số Cơ cấu (%) Tần số Cơ cấu (%) Tần số Cơ cấu (%)
Có vay 1 5,9 17 100 1 5,9
Không vay 16 94,1 0 0 16 94,1
Tổng 17 100 17 100 17 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)
Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất, nông hộ có kỹ thuật canh tác giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhƣng nếu thiếu vốn thì rất khó có thể thực hiện những dự án, hay quyết định sản xuất có hiệu quả đƣợc dù họ có thể vay đƣợc, nhƣng cũng gặp không ít khó khăn, nhất là những hộ trung bình hay có hoàn cảnh nghèo. Từ tính quan trọng đó, có thể nói vốn là một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong sản xuất - nếu ngƣời dân thiếu vốn sản xuất, đồng nghĩa với họ đã gặp khó khăn trong sản xuất và kết quả dẫn đến thất bại, hay kết quả mang lại không cao là điều không tránh khỏi. Bảng 3.13 thể hiện tất cả các hộ điều tra đều chỉ đƣợc dự án hỗ trợ, lƣợng vay là lƣợng sò giống với thành tiền là 9.924.000 đồng/hộ không tính lãi suất, sau khi thu hoạch chỉ chi trả lại cho Uỷ ban nhân dân xã 40% tiền hỗ trợ ban đầu theo hợp đồng. Trƣớc khi dự án thực hiện và sau dự án, hầu hết ngƣời dân nơi đây hoàn toàn không có vay vốn chiếm tỷ lệ 94,1%, nguyên nhân chính do đất rừng nhận khoán không thể thế chấp ngân hàng để vay vốn sản xuất. Bên cạnh đó ngƣời dân nơi đây đều không tham gia vào tổ chức đoàn thể nào nên không thể vay vốn khi có chƣơng trình hay chính sách hỗ trợ từ các đoàn thể địa phƣơng. Chỉ duy nhất có 1 hộ có vợ làm cán bộ phụ nữ ấp vay vốn tín dụng do tham gia vào Hội phụ nữ và tổ tín dụng địa phƣơng. Vì vậy, nguồn vốn để nuôi sò ngƣời dân phải tự xoay vòng vốn từ các các vụ nuôi trƣớc, nên vốn đầu tƣ khá hạn chế, phụ thuộc hoàn toàn vào lợi nhuận thu hoạch vụ trƣớc. Mà theo ngƣời dân cho biết, nuôi sò huyết có vốn nhiều để đầu tƣ con giống thì lợi nhuận càng nhiều. Từ đó cho thấy nguồn vốn đầu tƣ ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của sò.