Đánh giá mô hình nuôi sò huyết

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 52)

Thuận Hòa là một xã ven biển thuộc huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những xã khó khăn của huyện, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh bắt cá, tôm tự nhiên. Do sản lƣợng phụ thuộc vào thiên nhiên, nên nguồn thu nhập không ổn định và phụ thuộc theo mùa, và sẽ sớm cạn kiệt do dân số gia tăng. Biến đổi khí hậu gây ra khó khăn cho ngƣời dân địa phƣơng, vì các phƣơng pháp mà họ sử dụng không thích hợp trong khai thác tự nhiên. Theo đó, việc gia tăng sinh kế thông qua việc đa dạng các lựa chọn về thu nhập cho ngƣời dân sống trong khu vực này là yêu cầu bức thiết. Nuôi sò huyết dọc theo khu vực rừng phòng hộ ở huyện An Minh đƣợc xây dựng và tài trợ bởi dự án GIZ Kiên Giang. Hội liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, phòng Nông – Ngƣ nghiệp và chính quyền địa phƣơng chịu trách nhiệm thực hiện dự án nuôi sò huyết. Có ít nhất 3 chƣơng trình tập huấn ngắn hạn đƣợc tiến hành bao gồm: (i) Chỉ dẫn kỹ thuật trong việc chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và kĩ thuật trƣớc khi thả con giống; (ii) tập huấn về quan sát các thông số chất lƣợng nƣớc nhƣ pH, nhiệt độ, độ mặn...; (iii) đánh giá tác động môi trƣờng của việc nuôi sò huyết và giải pháp.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sò huyết đã đƣợc ngƣời dân nơi đây nuôi trƣớc khi dự án đƣợc thực hiện. Điều đó cho thấy ngƣời dân địa phƣơng đã có kinh nghiệm đối với việc nuôi sò. Để đảm bảo cho sự thành công của dự án nuôi sò huyết, những ngƣời có kinh nghiệm của tỉnh đã tham gia vào dự án và có trách nhiệm chính là hỗ trợ kỹ thuật bao gồm chuẩn bị trƣớc khi thả giống, chọn giống, theo dõi ao nuôi và đánh giá tác động của môi trƣờng. Bên cạnh đó, tất cả hộ đều tham dự đầy đủ các khóa huấn luyện và công nhận rằng các khóa tập huấn này thực sự có ích đối với hoạt động chăn nuôi của họ. Nhƣng, ba lớp tập huấn ngắn hạn thì không đủ để giúp ngƣời dân đạt đƣợc thành công nhƣ mong đợi, mà nó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ kỹ thuật trong toàn bộ quá trình nuôi. Mỗi hộ dân khác nhau sẽ có kinh nghiệm khác nhau trong việc nuôi sò huyết và ao nuôi khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau về bùn đáy và chất lƣợng nƣớc, nhƣng điều kiện cần cho sự sống của sò huyết thì hoàn toàn giống nhau. Do đó, các hƣớng dẫn kỹ thuật cho mỗi hộ dân cần phải giống nhau. Theo nhƣ ngƣời dân địa phƣơng, các chỉ số quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển của sò huyết là nhiệt độ, độ pH, độ mặn. Trong đó, sự thay đổi độ mặn có tác động tiêu cực nhất đối với tỷ lệ sống của sò, và trong trƣờng hợp độ mặn không thích hợp (cao hơn hoặc thấp hơn) có thể gây ra tỷ lệ thất thu lên đến 70% - 80%. Một số biện pháp thích ứng đã đƣợc đƣa ra nhƣ nạo vét đáy ao, kiểm soát mực nƣớc và thay nƣớc trong ao sau mƣa lớn. Tuy nhiên, ngƣời dân nơi đây đều không có các thiết bị cơ bản nhƣ nhiệt kế, máy đo độ mặn, bộ thử độ pH để áp dụng các biện pháp khắc phục đƣợc đề ra.

36

Tại ấp 9A, những hộ gia đình tham gia vào dự án nuôi sò huyết bắt đầu thả con giống lần một vào cuối tháng 01 năm 2010 và lần thứ hai vào tháng 06 năm 2010. Nên chú ý rằng sò giống nên đƣợc thuần từ 7 - 10 ngày trƣớc khi thả vào ao nuôi. Sò có thể đƣợc thu hoạch sau 8 - 10 tháng nuôi tùy thuộc vào kích cỡ sò giống và điều kiện nuôi. Sò giống kích cỡ lớn và điều kiện nuôi tốt hơn thì có thể thu hoạch sớm hơn. Do việc mua giống kéo dài, ngƣời dân không biết chính xác nguồn gốc giống, họ lo lắng về chất lƣợng của sò giống. Các hộ dân đƣợc khảo sát cho biết họ không biết bất cứ nơi cung cấp sò giống nào khác ngoài nguồn sò từ Bến Tre và Thái lan. Có nhiều yếu tố cần đƣợc xem xét về sò giống nhƣng yếu tố quan trọng nhất là nguồn gốc và giới tính. Nguồn gốc đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của việc nuôi sò. Nguồn gốc sò liên quan đến khả năng sống và thích ứng với điều kiện mới nhƣ độ mặn, lớp bùn đáy và những yếu tố khác của môi trƣờng. Giới tính của sò giống cũng quyết định tỷ lệ phát triển của sò. Sò cái thƣờng phát triển nhanh hơn sò đực. Những đặc điểm trên cần đƣợc chú ý cho việc chọn sò giống (Báo cáo đánh giá mô hình nuôi sò huyết ấp 9A của UBND xã Thuận Hòa, 2011).

Trong nuôi sò huyết, thời gian thu hoạch giao động từ 8 - 10 tháng, khi đó kích thƣớc của sò đạt từ 90 - 120 con/kg. Sò với kích thƣớc này có giá khoảng 44.000 đồng/kg. Bởi mức độ phát triển của từng con sò là khác nhau, nên việc thu hoạch đƣợc thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau, do đó, không thể tính toán đƣợc tổng lƣợng tiền thu đƣợc. Phân tích về khía cạnh chi phí, mặc dù đã cố gắng tách biệt chi phí đầu tƣ từ dự án và của hộ dân nhƣng điều đó là không thể vì ngƣời dân không có bất kỳ ghi chép nào về các hoạt động mà họ thực hiện. Do đó, rất khó khăn trong việc hoạch toán kinh tế để biết đƣợc chính xác đƣợc lợi nhuận từ sò của dự án mang lại.

Thuận lợi là hầu hết ngƣời nuôi đều cho rằng việc nuôi sò không khó và điều kiện tự nhiên cũng thuận lợi. Họ chỉ việc thả sò giống vào ao và kiểm soát nguồn nƣớc trong và ngoài, sau đó chờ thu hoạch. Điều đó có thể đúng trong giai đoạn đầu do điều kiện môi trƣờng vẫn còn thuận lợi. Trƣớc kia, ngƣời dân lấy giống từ địa phƣơng nên không cần thuần sò giống trƣớc khi thả, nguồn thức ăn cho sò dồi dào. Nhƣng bất lợi là một khi số hộ nuôi sò tăng lên, nguồn giống tự nhiên, điều kiện tự nhiên sẽ bị chia nhỏ, môi trƣờng tự nhiên sẽ bị quá tải, dẫn đến hệ quả là môi trƣờng bị xuống cấp không thể hỗ trợ cho việc nuôi sò. Ngoài ra, dịch hại của sò cũng là một vấn đề đáng đƣợc quan tâm.

Theo báo cáo đánh giá về nuôi sò huyết ấp 9A của UBND xã Thuận Hòa năm 2011, việc nuôi sò huyết không chỉ tạo thêm việc làm cho những ngƣời nông dân địa phƣơng mà còn cho cả những lao động thời vụ. Từ khi ngƣời nông dân đƣợc đầu tƣ vốn, việc hoạt động sò huyết đã đƣợc gia tăng. Qua điều tra thực tế cho thấy rằng nuôi sò huyết

37

cần nhiều sức lao động không chỉ cho ngƣời dân địa phƣơng mà còn cả thuê mƣớn nhân công. Hoạt động nuôi sò đã đƣợc đẩy mạnh khi có đƣợc sự đầu tƣ tài chính. Ngƣời dân cũng chia sẽ rằng nuôi sò thì đơn giản, ít rủi ro và có lợi nhuận cao, giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Theo khảo sát thấy rằng lợi nhuận từ nuôi sò huyết phụ thuộc nhiều vào việc đầu tƣ ban đầu và kinh nghiệm của ngƣời nuôi. Do đó, đầu tƣ lớn và kinh nghiệm nhiều thì ngƣời dân sẽ thu kết quả tốt hơn.

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế dự án mang lại có khoảng trên 50% hộ lãi khá từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng/vụ, có khoảng 40% hộ có lãi từ 5.000.000 - 8.000.000 đồng/vụ, còn lại khoảng 10% hộ hoà vốn. Một số nguyên nhân dẫn đến lãi không cao: - Sò giống của 20 hộ thả giống đợt 1 (tháng 01 năm 2010) mua từ Thái Lan về thả ngay, do thời tiết nhiệt độ nóng, sò bị sốc nhiệt nên tỷ lệ sò hao hụt rất cao, 7 - 10 ngày sau khi thả kiểm tra thì tỷ lệ sò sống rất thấp còn khoảng 60 -70%, chủ bán sò giống phải mua sò giống bổ sung cho các hộ.

- Sò giống của 13 hộ thả đợt 2 (ngày 26 tháng 06 năm 2010) là giống sò địa phƣơng nên con giống không đều, dẫn đến quá trình sinh trƣởng và phát triểu không đều, vì vậy khi thu hoạch đa số là phải thu hoạch làm hai lần, thậm chí có hộ ba lần.

- Trong giai đoạn chuyển mùa từ mùa nắng sang mùa mƣa. Các trận mƣa đầu mùa làm thay đổi môi trƣờng nên sò giống bị ảnh hƣởng, một số hộ thu hoạch xong thả con giống đợt tiếp theo đã bị chết 30%. Vì vậy các hộ nuôi cần chủ động nƣớc và các thiết bị đo đếm môi trƣờng để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)