Khái quát về mô hình

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 47)

* Các sản phẩm và đầu ra chính của mô hình

- Cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhiễm mặn trong khu vực. - Thu nhập nông dân đƣợc tăng lên ít nhất 30% so với thu nhập hiện nay. - Tăng thêm cơ hội việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

- Kiến thức nông dân đƣợc tăng lên về sử dụng đất nhiễm phèn. - Thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm mô hình đƣợc cải thiện.

- Tài liệu phổ cập về chọn cá giống, thức ăn và thuốc phòng trừ sâu bệnh. - Nâng cao vai trò lao động nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình. - Thiết lập đƣợc lƣới cộng tác viên các chƣơng trình là ngƣời địa phƣơng. - Góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh cho ngƣời dân trên địa bàn.

* Các hoạt động đề xuất

- Tổ chức hai lớp tập huấn kiến thức nuôi sò huyết.

- Tổ chức tập huấn về phƣơng pháp cải tạo, xử lý vuông nuôi.

- Hội thảo đầu bờ về chuyển giao kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình. - Tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Soạn và in 300 cuốn tài liệu tuyên truyền về chọn giống và xử lý nƣớc và đất. - Tổ chức triển khai mô hình nuôi sò huyết trên diện tích của các hộ gia đình. - Tổ chức hai lớp tập huấn quản lý và chăm sóc mô hình và phòng trừ sâu bệnh.

* Đầu tư mô hình đề xuất

Đơn vị trực tiếp tham gia mô hình là 34 hộ dân thuộc ấp 9A, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang và Hội Nông dân xã Thuận Hòa. Với sự tham gia gián tiếp từ Ban quản lý rừng, trạm Khuyến nông - Khuyến ngƣ hỗ trợ thực hiện mô hình cùng

31

nguồn nhân lực dự kiến giúp triển khai mô hình từ các chuyên gia của dự án GIZ Kiên Giang, UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm Khuyến nông - khuyến ngƣ huyện, Tổ kinh tế - kỹ thuật xã.

Điều kiện địa phƣơng và hiện trạng đất đai tại vùng đƣợc đề xuất mô hình đều thuận lợi. Tất cả các hộ gia đình sẵn sàng tham gia triển khai mô hình và thành lập nhóm. Diện tích đất đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện mô hình. Mô hình đƣợc sự hỗ trợ từ địa phƣơng là ban lãnh đạo ấp 9A, xã Thuận Hòa về chính sách và định hƣớng chính sách cùng với hỗ trợ của dự án GIZ Kiên Giang thông qua và cấp vốn theo yêu cầu của mô hình. Vốn này đƣợc đơn vị chủ quản tổ chức cho vay tín dụng. Các điều kiện về cho vay cũng nhƣ quản lý vốn vay áp dụng quy định của nhà nƣớc Việt Nam hiện hành đối với các vốn cho vay.

* Hoạch toán hiệu quả kinh tế

Chi phí sản xuất:

- Con giống: 39,29 ha x 625 kg/ha x 40.000 đồng/kg = 982.250.000 đồng (loại 1.000 con/kg, thả nuôi 625 kg/ha, mật độ 625 con/10 m2

). - Xây dựng cơ sở hạ tầng - vật tƣ, hóa chất:

+ Đào ao bằng cơ giới: 15.000.000 đồng/ha x 39,29 ha = 589.350.000 đồng. + Xây cống cấp nƣớc: 34 cống (34 hộ) x 2.000.000 đồng/cống = 68.000.000 đồng. + Vật dụng, lƣới rào: 2.000.000 đồng/ha x 39,29 ha = 78.580.000 đồng.

+ Vôi: 100 kg/ha x 39,29 ha x 1.500 đồng/kg = 5.893.500 đồng.

+ Phân bón: 50 kg phân DAP /ha x 39,29 ha x 15.000 đồng/kg = 29.476.500 đồng. - Chi phí lao động(trong năm làm việc tập trung, 30 ngày /tháng):

+ 60 ngƣời x 30 ngày x 70.000 đồng/ngày = 126.000.000 đồng

+ 4 cán bộ kỹ thuật (quản lý) x 1.000.000 đồng/tháng x 12 tháng = 48.000.000 đồng. - Chi phí hành chính:

+ Hội thảo: 2 cuộc x 7.000.000 đồng/cuộc = 14.000.000 đồng. + Tập huấn: 6 cuộc x 4.000.000 đồng/cuộc = 24.000.000 đồng.

+ Tổ chức học tập rút kinh nghiệm: 01 đợt x 4.000.000 đồng/đợt = 4.000.000 đồng. - Chi phí khấu hao trang thiết bị: 10.000.000 đồng.

- Lợi nhuận sau một năm thực hiện mô hình: Tỷ lệ sống đạt 80%, kích cỡ thu hoạch 80 con/kg, giá bán bình quân 18.000 đ/kg, năng suất 6,25 tấn/ha.

32

- Tổng thu: 6,25 tấn/ha x 18.000.000 đồng/tấn x 39,29ha = 4.420.125.000 đồng.

- Lợi nhuận: 4.420.125.000 đồng - 1.979.550.000 đồng = 2.440.575.000 đồng.

* Những người được hưởng lợi từ dự án

- Trực tiếp là 34 hộ tham gia thực hiện mô hình.

- Gián tiếp là chính quyền địa phƣơng (huyện, xã, ấp), Ban quản lý rừng.

* Quy trình triển khai thực hiện

- Bƣớc 1: Khảo sát 34 hộ trên kênh thứ 9 thuộc ấp 9 A, xã Thuận Hòa có diện tích đất rừng và diện tích nuôi trồng thủy sản đang canh tác nuôi sò huyết giống mô hình đề xuất.

- Bƣớc 2: Chia nhóm: gồm có hai nhóm nuôi sò huyết và hai nhóm trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Mỗi nhóm bầu ra một thành viên đại diện làm nhóm trƣởng.

- Bƣớc 3: Mở lớp tập huấn kiến thức nuôi sò huyết (chia làm hai đợt tập huấn: đợt một tập huấn về phƣơng pháp cải tạo, xử lý vuông nuôi, kỹ thuật chọn giống; đợt hai tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch) và tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Bƣớc 4: Chọn giống, nguồn gốc giống, xem xét điều kiện giống (sò huyết).

- Bƣớc 5: Thực hiện mô hình theo các quy trình, thời vụ thả giống theo đối tƣợng vật nuôi, cây trồng.

* Giám sát và đánh giá mô hình

- Giám sát: Mô hình đƣợc Ban quản lý Dự án GIZ Kiên Giang, chính quyền địa phƣơng (huyện, xã, ấp) trực tiếp giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện; tổ chức họp và báo cáo mỗi quý qua đó đánh giá tiến độ triển khai, kết quả thực hiện mô hình, đánh giá mức độ hiệu quả để nhân rộng.

- Rủi ro: Để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro, các hộ dân thực hiện mô hình phải tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, chọn giống, cải tạo,… tuân thủ quy trình kỹ thuật. Cán bộ quản lý mô hình phải có chuyên môn, kinh nghiệm; đồng thời thƣờng xuyên xuống địa bàn, theo dõi, kiểm tra tình hình sinh trƣởng và phát triển đối tƣợng nuôi, cây trồng; kiểm tra môi trƣờng nuôi.

33

3.1.3 Kết quả thực hiện dự án “Cải thiện thu nhập cho người dân dưới tán rừng phòng hộ ven biển huyện An Minh bằng nghề nuôi sò huyết”

Thời gian thực hiện dự án là 11 tháng (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2010). Dự án đầu tƣ tập trung hỗ trợ kỹ thuật, vật tƣ và con giống bao gồm những nội dung chính sau đây:

* Tập huấn nâng cao năng lực

Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Kiên Giang hợp đồng với trung tâm khuyến nông, khuyến ngƣ, tổ chức tập huấn 3 lần:

- Lần 1: hƣớng dẫn về kỹ thuật dọn dẹp vệ sinh xử lý ao nuôi, con giống, và kỹ thuật nuôi sò huyết vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 tại ấp 9A, xã Thuận Hoà cho 34 nông hộ.

- Lần 2: hƣớng dẫn cách lấy mẫu và theo dõi môi trƣờng trong suốt quá trình nuôi vào ngày 01 tháng 02 năm 2010 tại ấp 9A, xã Thuận Hoà cho 34 nông hộ.

- Lần 3: theo dõi diễn biến môi trƣờng và cách xử lý môi trƣờng khi có ảnh hƣởng của môi trƣờng tới quá trình nuôi vào ngày 09 tháng 06 năm 2010 tại ấp 9A, xã Thuận Hoà cho 34 nông hộ.

* Tiến hành xử lý ao nuôi đồng thời lựa chọn giống (sò huyết)

Các nông hộ tham gia mô hình đƣợc chia làm 2 tổ, phần lớn các ao nuôi đã có sẵn trên 10 năm, vì vậy các hộ chỉ dọn vệ sinh, xử lý môi trƣờng ao nuôi bằng cách bón vôi, bổ sung phân bón và xem lại cống thoát nƣớc ra vào của ao nuôi. Khi chuẩn bị thả giống thì 2 tổ kiểm tra các chỉ tiêu môi trƣờng đã đạt tiêu chuẩn chƣa nhƣ: nhiệt độ nƣớc từ 28oC đến 32oC , độ mặn là 16-21%, pH khoảng 7 - 8.

Sò giống đƣợc ngƣời dân nơi đây thả nuôi hiện tại có hai loại là giống sò địa phƣơng và giống sò Thái Lan đƣợc các thƣơng lái mua về thả trƣớc 10 - 15 ngày để các con giống thích nghi với môi trƣờng ở địa phƣơng. Về khối lƣợng giống sò để thả, 20 hộ thả con giống từ 700- 800 con/kg, 13 hộ thả con giống từ 1200- 1800 con/kg, có một hộ thả con giống trên 2000 con/kg. Bình quân 1 hộ thả từ 155- 250 kg.

Thời gian thả chia làm hai lần: lần một có 20 hộ thả con giống vào ngày 29 tháng 01 năm 2010; lần hai có 13 hộ thả con giống vào ngày 26 tháng 06 năm 2010. Riêng chỉ có 01 hộ thả con giống vào tháng 03 năm 2010. Sau khi thả xong các hộ theo dõi, chăm sóc, bảo vệ cho đến khi thu hoạch. Trong quá trình thực hiện xã đã tổ chức hai lần hội thảo đầu bờ và tham quan học tập rút kinh nghiệm từ mô hình ở kênh 8 và một số mô hình đạt hiệu quả cao ở huyện An Minh và thƣờng xuyên nhắc nhở bà con kiểm tra môi trƣờng nƣớc, độ pH, độ mặn, kiềm (trƣớc, trong và gần đến ngày thu hoạch).

34

* Thời gian thu hoạch

Bình quân thời gian nuôi từ 08 - 10 tháng là thu hoạch, tuy nhiên do kích thƣớc con giống lúc thả, thời gian thả, nguồn thức ăn và tình hình dịch bệnh, nên thời gian thu hoạch không đều, có khoảng 60% hộ thu hoạch thời gian 9 - 10 tháng, và 40% hộ thu hoạch từ 7 - 8 tháng, thƣờng thu hoạch làm hai lần, nhƣng do sò phát triển không đều nên có hộ thu hoạch tới ba lần.

* Sản lượng khai thác

Theo số liệu phiếu theo dõi hoạt động sinh kế của hộ gia đình nuôi sò huyết cho thấy tổng sản lƣợng khai thác của 34 hộ là 18.700 tấn, bình quân mỗi hộ thu hoạch đƣợc 550 kg, cụ thể nhƣ sau:

- 20 hộ thả con giống vào ngày 29 tháng 01 năm 2010, mỗi hộ thả 155 kg sò giống, kích cỡ 700 - 800 con/kg có sản lƣợng thu hoạch từ 500 - 600 kg/hộ.

- 13 hộ thả vào ngày 26 tháng 06 năm 2010, mỗi hộ thả 250 kg sò giống, kích cỡ 1200-1800 con/kg có sản lƣợng thu hoạch từ 500 - 550 kg/hộ.

- Riêng 01 hộ thả vào tháng 03 năm 2010 với 250 kg sò giống kích cỡ 2.200 con/kg có sản lƣợng thu hoạch là 500 kg.

* Hoạch toán kinh tế

Hoạch toán tổng thể dự án

- Tổng doanh thu: 18.700 tấn x 40.000 đồng/kg = 748.000.000 đồng - Tổng chi (không kể công lao động): 370.000.000 đồng

+ Tập huấn kỹ thuật: 42.000.000 đồng + Nguyên vật liệu: 316.000.000 đồng + Chi khác: 12.000.000 đồng

- Lãi: 748.000.000 – 370.000.000 = 378.000.000 đồng

Tổng kinh phí dự án là 1.852.572.000 đồng, trong đó dự án GIZ Kiên Giang hỗ trợ là 370.000.000 đồng.

Hoạch toán riêng từng hộ: theo số liệu phiếu theo dõi hoạt động sinh kế từng hộ gia đình nuôi sò huyết cho thấy một hộ khai thác sản lƣợng bình quân 550 kg, kích cỡ 90 - 120 con/kg với giá sò bán là 40.000 đồng/kg có tổng giá trị đạt từ 22.000.000 đồng/vụ, trừ chi phí khoảng 12.000.000 đồng vốn đầu tƣ thì lãi khoảng 10.000.000 đồng/vụ. Một số hộ thu nhập thấp lãi khoảng 5.000.000 đồng/vụ.

35

3.1.4 Đánh giá mô hình nuôi sò huyết

Thuận Hòa là một xã ven biển thuộc huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những xã khó khăn của huyện, đời sống của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh bắt cá, tôm tự nhiên. Do sản lƣợng phụ thuộc vào thiên nhiên, nên nguồn thu nhập không ổn định và phụ thuộc theo mùa, và sẽ sớm cạn kiệt do dân số gia tăng. Biến đổi khí hậu gây ra khó khăn cho ngƣời dân địa phƣơng, vì các phƣơng pháp mà họ sử dụng không thích hợp trong khai thác tự nhiên. Theo đó, việc gia tăng sinh kế thông qua việc đa dạng các lựa chọn về thu nhập cho ngƣời dân sống trong khu vực này là yêu cầu bức thiết. Nuôi sò huyết dọc theo khu vực rừng phòng hộ ở huyện An Minh đƣợc xây dựng và tài trợ bởi dự án GIZ Kiên Giang. Hội liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, phòng Nông – Ngƣ nghiệp và chính quyền địa phƣơng chịu trách nhiệm thực hiện dự án nuôi sò huyết. Có ít nhất 3 chƣơng trình tập huấn ngắn hạn đƣợc tiến hành bao gồm: (i) Chỉ dẫn kỹ thuật trong việc chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và kĩ thuật trƣớc khi thả con giống; (ii) tập huấn về quan sát các thông số chất lƣợng nƣớc nhƣ pH, nhiệt độ, độ mặn...; (iii) đánh giá tác động môi trƣờng của việc nuôi sò huyết và giải pháp.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, sò huyết đã đƣợc ngƣời dân nơi đây nuôi trƣớc khi dự án đƣợc thực hiện. Điều đó cho thấy ngƣời dân địa phƣơng đã có kinh nghiệm đối với việc nuôi sò. Để đảm bảo cho sự thành công của dự án nuôi sò huyết, những ngƣời có kinh nghiệm của tỉnh đã tham gia vào dự án và có trách nhiệm chính là hỗ trợ kỹ thuật bao gồm chuẩn bị trƣớc khi thả giống, chọn giống, theo dõi ao nuôi và đánh giá tác động của môi trƣờng. Bên cạnh đó, tất cả hộ đều tham dự đầy đủ các khóa huấn luyện và công nhận rằng các khóa tập huấn này thực sự có ích đối với hoạt động chăn nuôi của họ. Nhƣng, ba lớp tập huấn ngắn hạn thì không đủ để giúp ngƣời dân đạt đƣợc thành công nhƣ mong đợi, mà nó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ kỹ thuật trong toàn bộ quá trình nuôi. Mỗi hộ dân khác nhau sẽ có kinh nghiệm khác nhau trong việc nuôi sò huyết và ao nuôi khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau về bùn đáy và chất lƣợng nƣớc, nhƣng điều kiện cần cho sự sống của sò huyết thì hoàn toàn giống nhau. Do đó, các hƣớng dẫn kỹ thuật cho mỗi hộ dân cần phải giống nhau. Theo nhƣ ngƣời dân địa phƣơng, các chỉ số quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển của sò huyết là nhiệt độ, độ pH, độ mặn. Trong đó, sự thay đổi độ mặn có tác động tiêu cực nhất đối với tỷ lệ sống của sò, và trong trƣờng hợp độ mặn không thích hợp (cao hơn hoặc thấp hơn) có thể gây ra tỷ lệ thất thu lên đến 70% - 80%. Một số biện pháp thích ứng đã đƣợc đƣa ra nhƣ nạo vét đáy ao, kiểm soát mực nƣớc và thay nƣớc trong ao sau mƣa lớn. Tuy nhiên, ngƣời dân nơi đây đều không có các thiết bị cơ bản nhƣ nhiệt kế, máy đo độ mặn, bộ thử độ pH để áp dụng các biện pháp khắc phục đƣợc đề ra.

36

Tại ấp 9A, những hộ gia đình tham gia vào dự án nuôi sò huyết bắt đầu thả con giống lần một vào cuối tháng 01 năm 2010 và lần thứ hai vào tháng 06 năm 2010. Nên chú ý rằng sò giống nên đƣợc thuần từ 7 - 10 ngày trƣớc khi thả vào ao nuôi. Sò có thể đƣợc thu hoạch sau 8 - 10 tháng nuôi tùy thuộc vào kích cỡ sò giống và điều kiện nuôi. Sò giống kích cỡ lớn và điều kiện nuôi tốt hơn thì có thể thu hoạch sớm hơn. Do việc mua giống kéo dài, ngƣời dân không biết chính xác nguồn gốc giống, họ lo lắng về chất lƣợng của sò giống. Các hộ dân đƣợc khảo sát cho biết họ không biết bất cứ nơi cung cấp sò giống nào khác ngoài nguồn sò từ Bến Tre và Thái lan. Có nhiều yếu tố cần đƣợc xem xét về sò giống nhƣng yếu tố quan trọng nhất là nguồn gốc và giới tính. Nguồn gốc đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của việc nuôi sò. Nguồn gốc sò liên quan đến khả năng sống và thích ứng với điều kiện mới nhƣ độ mặn, lớp bùn đáy và những yếu tố khác của môi trƣờng. Giới tính của sò giống cũng quyết định tỷ lệ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)