Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 40)

* Tài nguyên đất

Đất đai của xã có nguồn gốc từ đất phù sa châu thổ, chủ yếu là nhóm đất Gluh. Đây là loại đất phù sa phát triển có tầng đất mặt giàu hữu cơ. Tuy quá trình khai phá sử dụng đất chƣa lâu nhƣng có triển vọng sử dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu.

Theo điều tra:

- Đất tốt của xã có khoảng 60%.

- Đất xấu 30% trong đó đất nhiễm mặn là 10%, đất nhiễm phèn là 20%.

Địa tầng nơi đây là các trầm tích đệ tứ (Q) có nguồn gốc sông biển, đƣợc chia thành 4 tầng sau:

- Tầng 1 (lớp bề mặt) là lớp đất sét lẫn bột màu xám nâu.

- Tầng 2 là lớp bùn sét màu xám đến trạng thái nhão, bề dày trung bình là 17,26 - 17,50 m.

- Tầng 3 là lớp đất sét lẫn bột xám nâu đốm trắng, trạng thái dẻo cứng, bề dày trung bình 2,6 - 2,8 m.

- Tầng 4 là lớp đất sét lẫn bột màu nâu vàng trạng thái cứng. Đáy các lỗ khoan tới độ sâu 25 m vẫn chƣa kết thúc tầng này.

* Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên nƣớc bao gồm nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm.

+ Nguồn nƣớc mặt chủ yếu nhờ vào nƣớc mƣa và nƣớc từ các kênh, rạch chảy qua xã. Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc không tốt do nhiễm mặn.

24

+ Nguồn nƣớc ngầm theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lƣợng nƣớc ngầm của xã hầu nhƣ không có. Song hiện toàn xã có khoảng 50% số hộ dùng nguồn nƣớc ngầm từ giếng khoan để sử dụng.

- Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số của xã là 18.010 ngƣời gồm dân tộc Kinh (chiếm khoảng 97,60%), còn lại là dân tộc Hoa và Khơme. Cộng đồng cùng chung sống tạo nên nền văn hóa rất đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ gắn liền với các phong tục tập quán, các lễ hội, các di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)