Về nguồn vốn vật chất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 61)

Đây là một nguồn lực đóng vai trò quan trọng và ảnh hƣởng rất lớn tới các nguồn lực khác, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nhân lực. Nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy mỗi vùng miền hoặc một quốc gia nào đó trong việc sử dụng và khai thác nguồn lực nói trên. Do vậy, nguồn lực này rất đƣợc chú trọng bởi vì nó đảm bảo cho mọi hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ của xã hội từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu dùng. Đặc biệt trong tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ sở hạ tầng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Một mặt, nó là cơ sở vật chất giúp cho quá trình phát triển đó đƣợc thực hiện một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác, nó thể hiện đƣợc bộ mặt văn hóa nông thôn, sự thu hút, sự chú ý trong đầu tƣ phát triển nông thôn. Nguồn vốn vật chất đƣợc phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu này xem xét các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nhƣ: điện, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ trong nghiên cứu này khá phong phú bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ.

* Cơ sở vật chất của hộ

Bảng 3.8: Giai đoạn xây dựng và loại nhà ở của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Cơ cấu (%)

1. Giai đoạn xây dựng nhà ở

- Trƣớc dự án 14 82,4 - Dự án 0 0 - Sau dự án 3 17,6 2. Loại nhà ở - Kiên cố 5 29,4 - Bán kiên cố 6 35,3 - Gỗ lá 6 35,3 Tổng 17 100

45

Nhà ở là một phƣơng tiện sinh hoạt đặc biệt, nó thể hiện lên đời sống vật chất của nông hộ. Mặt khác, nó cũng thể hiện thành quả mang lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Từ bảng 3.8 cho thấy, đa số các hộ đã xây dựng nhà ở trƣớc khi có dự án hỗ trợ chiếm 82,4 %, còn lại 17,6% theo điều tra thực tế đƣợc các hộ xây dựng vào các năm sau dự án thực hiện.

Qua điều tra các hộ cho thấy số hộ có nhà có cấu trúc bán kiên cố là nhà mái tôn, vách tƣờng phía trƣớc với vách lá xung quanh và nhà gỗ lá tạm bợ chiếm tỉ lệ bằng nhau 35,3%. Còn lại 29,4% là nhà với cấu trúc kiên cố nhà tƣờng. Các nhà gỗ lá tạm bợ hầu hết ở gần sát mé biển, có nguy cơ bị sạt lở cao. Còn nhà kiên cố hầu nhƣ đã đƣợc xây dựng từ lâu, từ đó cho thấy nguồn thu nhập của sò tƣơng đối ổn định đối với cuộc sống ngƣời dân nơi đây.

* Phương tiện sinh hoạt và phương tiện sản xuất

Phƣơng tiện sinh hoạt và phƣơng tiện sản xuất là những phƣơng tiện rất cần thiết trong nông hộ và là những tài sản gắn liền với họ. Nếu phƣơng tiện sinh hoạt phản ánh sự tiện nghi của cuộc sống, nhu cầu giải trí và cách tiếp cận thông tin từ các kênh truyền thông thì phƣơng tiện sản xuất phản ánh cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, đánh giá khả năng đầu tƣ và tái đầu tƣ trong sản xuất của nông hộ.

Qua bảng 3.9 cho thấy, các phƣơng tiện sinh hoạt đã đƣợc ngƣời sắm sửa trƣớc khi có dự án về hỗ trợ, trong đó nhóm chiếm tỷ lệ cao là bếp gas, tivi, video, tủ, bàn ghế, xe gắn máy và tủ lạnh. Bếp gas chiếm tỷ lệ cao nhất 16 hộ (94,1%) là phƣơng tiện thiết yếu trong cuộc sống của gia đình, để phục vụ nấu ăn, từ đó cho thấy đƣợc sự quan tâm của gia đình đối với ngƣời phụ nữ nội trợ, hỗ trợ công việc chăm sóc gia đình tốt hơn không phải quá mất nhiều thời gian, cực nhọc nhƣ nấu bằng bếp củi, trấu hay than. Tivi và video chiếm tỷ lệ bằng nhau và rất cao có 14 hộ (82,4%) đây là phƣơng tiện phục vục cho nhu cầu thƣ giãn, tiếp cận thông tin và đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện sinh hoạt rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt tinh thần hằng ngày của ngƣời dân nông thôn. Tiếp theo sau là xe máy cũng chiếm tỷ lệ khá cao, có 12 hộ (70,6%) có xe máy, đây là phƣơng tiện phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại. Xe máy là phƣơng tiện không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại hàng ngày mà xe máy còn góp phần vào vận chuyển hàng hóa và phục vụ các nhu cầu khác trong quá trình sản xuất của nông hộ nên tỷ lệ hộ có xe máy rất cao. Do đƣờng giao thông bộ rất khó khăn, nên các hộ có xe máy gửi ở nhà quen hay bà con vùng trong đê bao có đƣờng xá đi lại dễ dàng hơn để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Phƣơng tiện sinh hoạt tủ, bàn ghế và tủ lạnh cũng chiếm tỷ lệ cao với 14 hộ (82,4%) có tủ, bàn ghế và 11 hộ (64,7%) có tủ lạnh, cho thấy ngƣời dân nơi đây có thu nhập và cuộc sống ổn định, trang bị đầy đủ phƣơng tiện sinh hoạt trong nhà.

46

Sau khi dự án thực hiên một số hộ đã mua sắm thêm một số phƣơng tiện sinh hoạt nhƣ tủ lạnh, tivi, video, xe gắn máy, tủ, bàn ghế, bếp gas. Trong đó tủ lạnh là phƣơng tiện sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất có 4 hộ (23,5%), tiếp đến là tivi và video với tỷ lệ lần lƣợt là 17,6% và 11,8%. Kết quả cho thấy từ sau dự án, nguồn thu nhập từ sò huyết mang lại nông hộ tƣơng đối ổn định, kinh tế gia đình khá giả.

Bảng 3.9: Phƣơng tiện sinh hoạt và phƣơng tiện sản xuất trong nông hộ

Chỉ tiêu Trƣớc dự án Sau dự án

Tần số Cơ cấu (%) Tần số Cơ cấu (%)

1. Phƣơng tiện sinh hoạt

- Tivi 14 82,4 3 17,6 - Radio 4 23,5 0 0 - Video 14 82,4 2 11,8 - Xe gắn máy 12 70,6 1 5,9 - Tủ lạnh 11 64,7 4 23,5 - Máy may 1 5,9 0 0 - Bếp gas 16 94,1 1 5,9 - Tủ, bàn ghế 14 82,4 1 5,9

2. Phƣơng tiện sản xuất

- Ghe, xuồng, vỏ lãi 16 94,1 1 5,9

- Máy bơm 0 0 2 11,8

Tổng 17 100 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Từ kết quả điều tra cho thấy, các phƣơng tiện sản xuất chủ yếu là ghe, xuồng, vỏ lãi có 16 hộ (94,1%), đây là những phƣơng tiện cơ bản và thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất của nông hộ. Do đặc trƣng của địa phƣơng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, việc thăm vuông cũng sử dụng ghe, xuồng thƣờng xuyên và giao thông thủy là chủ yếu nên tỷ lệ hộ có ghe, xuồng, vỏ lãi gần nhƣ 100%. Từ sau khi có dự án, số nông hộ còn lại trong 17 hộ điều tra đã có ghe, xuồng, võ lãi chiếm tỷ lệ 5,9%. Và có đƣợc hai hộ mua máy bơm để vét sên bùn vuông nuôi chiếm 11,8%. Qua đó, ta thấy hiện giờ 100% các nông hộ đều có ghe, xuồng, vỏ lãi để phục vụ hoạt động sản xuất và di chuyển, nhận biết đƣợc tầm quan trọng của nó là rất cần thiết. Do hoạt động kinh tế những năm gần đây mang lại có hiệu quả nên đƣợc hai hộ mua máy bơm để vệ sinh, vét ao, giá trị của máy bơm khá cao nên trƣớc đó nông hộ không trang bị đƣợc, phải thuê mƣớn trả chi phí rất cao.

47

* Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống

Bảng 3.10: Tình hình sử dụng điện, giao thông nông thôn và nƣớc sạch nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Cơ cấu (%)

1. Tình hình sử dụng điện

- Có 17 100

- Không 0 0

2. Tình hình giao thông nông thôn

- Rất xấu 17 100 - Xấu 0 0 - Tƣơng đối 0 0 - Tốt 0 0 - Rất tốt 0 0 3. Nguồn nƣớc sử dụng - Nƣớc sông, kênh rạch 0 0

- Nƣớc giếng bơm riêng 17 100

- Nƣớc giếng công cộng 0 0

- Nƣớc máy 0 0

- Nƣớc mƣa 0 0

Tổng 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Từ bảng 3.10 nhận thấy, mặc dù là vùng nông thôn, nhƣng 100% ngƣời dân nơi đây đều có điện sử dụng và theo điều tra thực tế, các hộ gia đình đã có điện sử dụng từ lâu. Tuy nhiên, tình hình giao thông nông thôn nơi đây 100% ngƣời dân cho rằng rất xấu, hệ thống đƣờng sá giao thông ở đây hoàn toàn không có, các hoạt động di chuyển hoàn toàn bằng giao thông đƣờng thủy, đi vào hƣớng vùng trong đê bao khoảng 2km mới có đƣờng giao thông bộ, nhƣng đƣờng bê tông khá nhỏ, mặt đƣờng chỉ rộng hơn 1m. Với đƣờng giao thông nhƣ vậy, nơi đây có hai bến đò dọc phía trong đê bao có đƣờng bê tông giao thông với Ủy ban nhân dân xã và ấp lân cận để phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Trong khi khu vực ấp chỉ có 1 trƣờng tiểu học, trƣờng mẫu giáo gần nhất cách rất xa, trƣờng nằm gần Uỷ ban nhân dân xã. Vì vậy, việc đi lại của ngƣời dân trong vùng nghiên cứu rất khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí. Nguồn cấp nƣớc ở đây hoàn toàn là nƣớc giếng khoan tại nhà, do nằm trong vùng nƣớc mặn, ngƣời dân không thể sử dụng đƣợc nguồn nƣớc tự nhiên lấy sông ngòi, kênh rạch. Qua đó cho thấy, do hiện trạng đƣờng giao thông ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động đi lại cũng nhƣ tiếp cận trƣờng học, y tế, bƣu điện, chợ búa cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng rất khó khăn.

48

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)