Các ứng dụng và nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 35)

Trần Tuyết Trinh (2010), “Tác động của đê bao kiểm soát mặn đến sản xuất và sinh kế

của hộ sản xuất nông nghiệp ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” tác giả dùng phƣơng

pháp luận với cách tiếp cận trong nghiên cứu này dựa trên phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu của khung sinh kế bền vững. Từ các số liệu thu thập là: báo cáo hàng năm của ba xã Đông Hƣng A, xã Thuận Hòa, xã Vân Khánh; các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của đê bao đến sinh kế ngƣời dân của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Minh và Niên giám thống kê cùng với điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ sản xuất nông nghiệp của ba xã trên qua phƣơng pháp phân tích và đánh giá để xác định đƣợc tình hình sản xuất nông nghiệp và ảnh hƣởng của đê bao đến sinh kế nông hộ. Kết quả đề tài đạt đƣợc cho thấy đê bao ngăn mặn đã có những tác động tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện An Minh. Thu nhập ngày càng tăng dẫn đến hệ quả lợi nhuận càng tăng góp phần cải thiện đời sống nông dân. Kết quả cũng cho thấy tốc độ tăng của thu nhập và lợi nhuận vùng đê bao đều cao hơn vùng ngoài đê bao. Ngoài những tác động tích cực giúp An Minh có những bƣớc tiến vƣợt bật trong sản xuất nông nghiệp, đê bao còn có tác động cho phát triển xã hội và nông thôn của huyện. Bên cạnh những tác động tích cực trên, đê bao cũng có nhiều hạn chế ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân cả “trong” và “ngoài” đê nhƣ: ngập cục bộ ở những vùng trũng, hạn thiếu nƣớc ở những vùng xa kênh rạch do thiếu và xuống cấp của các công trình nội đồng,

19

giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng trong đê bao, hệ thống bị rò r mặn thƣờng xuyên và ngày càng có xu hƣớng khó kiểm soát gây rất nhiều khó khăn trong quá trình canh tác và ảnh hƣởng đến mô hình Tôm - cua do độ mặn quá cao; vùng ngoài đê thƣờng xuyên bị ngập do triều cƣờng khi đóng cống và xâm nhập mặn do hệ thống đê bao cục bộ chƣa hoàn chỉnh.

Nguyễn Thị Liễu (2012), “Đánh giá tổn thương của Biến đổi khí hậu lên sinh kế và

khả năng thích ứng của người dân huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng”. Mục tiêu nhằm

tìm ra biện pháp thích nghi cụ thể, nâng cao khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu góp phần phát triển cộng đồng bền vững. Tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dƣới lên, thực hiện phỏng vấn 9 cán bộ lãnh đạo các ban ngành của huyện. Kết quả trong 5 nguồn nhân lực thì nguồn vốn xã hội chƣa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mối quan tâm của chính quyền địa phƣơng và cơ sở ban ngành còn nhiều hạn chế. Sinh kế chính của các hộ dân chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và làm công tự do. Sự hiểu biết của ngƣời dân về Biến đổi khí hậu còn hạn chế, truyền thông từ chính quyền đến ngƣời dân còn khiêm tốn. Ngƣời dân đã có những đóng góp nhằm nâng cao biện pháp để bảo vệ sinh kế ứng phó với Biến đổi khí hậu.

Dƣơng Trung Thịnh (2011), “Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến đời sống và sản xuất tại vùng ven biển tỉnh Kiên Giang” đƣợc tác giả thực hiện tại hai huyện An Biên và

An Minh với phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia và nông hộ từ bảng câu hỏi soạn sẵn. Số liệu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, hồi quy tƣơng quan, phân tích SWOT đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp cho ngƣời dân trong vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: xâm nhập mặn đã và đang ngày càng lấn sâu vào đất liền. Nó làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Ảnh hƣởng xâm nhập mặn đến đời sống nhƣ: thiếu nƣớc sinh hoạt, phát sinh dịch bệnh. Ảnh hƣởng đến sản xuất nhƣ: đất nhiễm mặn khó sản xuất, năng suất thấp; thiếu nƣớc ngọt phục vụ sản xuất nhất là vào các tháng mùa khô; chi phí sản xuất tăng. Xâm nhập mặn còn ảnh hƣởng đáng kể đến thu nhập của nông hộ, có đến 48,33% số hộ giảm thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập mặn. Ngƣời dân trong vùng nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp đối phó nhƣ: thay đổi cơ cấu mùa vụ, tận dụng nƣớc mƣa, thay đổi lịch thời vụ, nạo vét kênh mƣơng,…

Nguyễn Việt Hậu (2010), “Phân tích sinh kế nông hộ trong vùng nhiễm mặn tỉnh Sóc

Trăng” tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra nông hộ trên

địa bàn 2 huyện Vĩnh Châu (xâm nhập mặn diễn ra sớm và mức độ nhiễm mặn cao) và Ngã Năm (xâm nhập mặn muộn và mức độ nhiễm mặn thấp). Qua kết quả phân tích, xâm nhập mặn có nhiều tác động đến nguồn vốn sinh kế của nông hộ và tác động của các chính sách, chiến lƣợc sinh kế đối với nhóm hộ ở Vĩnh Châu chuyển sang chiến

20

lƣợc sinh kế mới là nuôi tôm sú thay cho mô hình trồng lúa trƣớc đây. Đối với nhóm hộ ở Ngã Năm, việc kết hợp các nguồn vốn sinh kế và các chính sách về đê bao, thủy lợi để giữ nguồn nƣớc ngọt cho sản xuất thì chiến lƣợc trồng lúa vẫn đƣợc duy trì sản xuất. Hai chiến lƣợc sinh kế trên đều mang lại thu nhập cho nông hộ, đời sống tinh thần cũng đƣợc cải thiện hơn so với trƣớc khi xâm nhập mặn gây ảnh hƣởng mạnh đến đời sống nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ gồm: tuổi chủ hộ, diện tích đất đai, tập huấn kỹ thuật canh tác và lao động. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc từ chiến lƣợc sinh kế, nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng vốn sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn diễn ra. Lê Văn Khanh (2011), “Tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đến sinh kế của

hộ sản xuất nông nghiệp ở huyện An Minh tỉnh Kiên Giang” tác giả sử dụng phƣơng

pháp thu thập số liệu báo cáo kinh tế xã hội từ năm 2000 đến năm 2010, phỏng vấn tại cộng đồng sử dụng phƣơng pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) và phỏng vấn ngƣời am hiểu (KIP – Key Informant Panel). Phân tích SWOT để đánh giá thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức và phân tích khung sinh kế để đƣa ra giải pháp. Kết quả cho thấy, chuyển dịch cơ cấu sản xuất đã có những tác động tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện An Minh. Thu nhập nông hộ ngày càng tăng góp phần cải thiện đời sống nông dân. Bình quân thu nhập nông hộ sau khi chuyển dịch tăng 3,8 lần, lợi nhuận tăng 3,5 lần. Cây trồng vật nuôi chủ yếu ở giai đoạn sau chuyển dịch là lúa, tôm sú, cua biển theo mô hình tôm - lúa, tôm - lúa - cua thay cho mô hình trƣớc đây là lúa – cá đồng. Các điều kiện về vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Giai đoạn sau chuyển dịch, nƣớc mặn đƣợc sử dụng để nuôi trồng thủy sản, tăng 100%. Để rửa mặn, canh tác lúa thì nƣớc trời đƣợc sử dụng là chủ yếu. Bên cạnh những tích cực, hệ thống đê Canh nông cũng có nhiều hạn chế ảnh hƣởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nông hộ: đê Canh nông chƣa hoàn toàn khép kín, nƣớc mặn vẫn xâm nhập nội đồng ngay thời điểm đã đấp đập, đóng cống. Canh tác lúa hiệu quả không cao, thậm chí lỗ vốn, khó khăn cho việc đi lại giữa phía trong và ngoài đê.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)