Về nguồn vốn nhân lực

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 55)

Đây là nguồn lực quan trọng nhất không chỉ đối với từng địa phƣơng mà còn đối với bất cứ vùng miền quốc gia nào. Vì không có con ngƣời thì máy móc không tự hoạt động đƣợc và đất đai cũng không biến thành của cải vật chất đƣợc. Ngày nay quan trọng nhất là con ngƣời có tri thức, có khoa học công nghệ, có trình độ kỹ thuật cao. Vốn nhân lực đƣợc thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, số nhân khẩu trong gia đình, lực lƣợng lao động (lao động chính và lao động phụ), khả năng lao động, kinh nghiệm, trình độ học vấn, sức khoẻ,… v.v, mà chính sự kết hợp các yếu tố này, có thể làm cho nông hộ theo đuổi các chiến lƣợc mƣu sinh và đạt đƣợc mục tiêu của chiến lƣợc đó theo các cách khác nhau.

* Tuổi chủ hộ

Bảng 3.1: Tuổi chủ hộ

Nhóm tuổi Tần số Cơ cấu (%)

< 30 tuổi 2 11,8 30 – 40 tuổi 7 41,1 41 – 50 tuổi 5 29,4 51 – 60 tuổi 1 5,9 > 60 tuổi 2 11,8 Tổng 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Qua bảng 3.1 cho thấy tuổi bình quân của chủ hộ là 42,7 tuổi. Có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm tuổi với nhau, trong đó nhóm tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% và nhóm tuổi 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao là 29,4%. Đây là điều kiện tốt để phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất nơi đây, do chủ hộ là ngƣời có quyết định nhiều trong gia đình mà các chủ hộ này thuộc nhóm tuổi có sức lao động và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, họ có khả năng học hỏi tiềm tòi cái mới cùng với kinh nghiệm sản xuất sẵn có giúp ích cho việc phát triển kinh tế gia đình. Chủ hộ có nhóm tuổi thấp nhất là nhóm tuổi 51 - 60 tuổi chiếm 5,9%. Còn 2 nhóm tuổi < 30 tuổi và > 60 tuổi chiếm tỷ lệ bằng nhau là 11,8%. Chủ hộ nơi đây thuộc nhiều nhóm tuổi và đa số là những ngƣời địa phƣơng đã gắn bó với mô hình sò huyết lâu năm.

* Giới tính chủ hộ

Bảng 3.2: Giới tính chủ hộ

Giới tính chủ hộ Tần số Cơ cấu (%)

Chủ hộ là nam 17 100

Chủ hộ là nữ 0 0

Tổng 17 100

39

Yếu tố bình đẳng giới trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng, nó thể hiện hiệu quả trong sản xuất. Qua bảng 3.2 cho thấy tất cả chủ hộ là nam giới chiếm 100%, không có chủ hộ là nữ giới. Do thói quen và phong tục tập quán của ngƣời dân, ngƣời chồng là trụ cột trong gia đình, nên hầu hết hộ khẩu đăng ký đều do ngƣời chồng đứng tên chủ hộ. Theo thực tế thì nam giới có sức khỏe tốt hơn nữ giới trong các công việc hoạt động sản xuất nông nghiệp và có kinh nghiệm sản xuất hơn, ngƣời phụ nữ thƣờng tập trung cho việc nội trợ, chăm sóc gia đình và phụ giúp với ngƣời chồng. Do đó nam giới là lao động chính, gánh vác trách nhiệm gia đình với vai trò chủ gia đình.

* Trình độ học vấn chủ hộ

Qua bảng 3.3 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 với tỷ lệ 82,3%, chủ hộ có trình độ học vấn cấp 3 là 11,8%, số chủ hộ không đến trƣờng là 1 hộ (5,9%) và không có hộ nào có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong nông hộ vì là ngƣời thƣờng đƣa ra các quyết định, phƣơng thức sản xuất của nông hộ. Do đó, trình độ học vấn của chủ hộ góp phần rất lớn dẫn đến hiệu quả sản xuất cho nông hộ.

Bảng 3.3: Trình độ học vấn chủ hộ Trình độ học vấn chủ hộ Tần số Cơ cấu (%) Không học 1 5,9 Cấp 1 8 47,0 Cấp 2 6 35,3 Cấp 3 2 11,8

Trung cấp/Cao đẳng/Đại học 0 0

Tổng 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Kết quả nghiên cứu thể hiện chủ hộ nơi đây có trình độ học vấn không cao (chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 theo trên đã nêu) nên các hoạt động sản xuất phần lớn dựa theo kinh nghiệm bản thân tích lũy đƣợc, chƣa ứng dụng đƣợc kỹ thuật hiện đại và khoa học công nghệ vào nuôi sò huyết. Trong khi mô hình nuôi sò huyết đòi hỏi ngƣời nông dân cần có kiến thức nhất định về con sò và điều kiện sinh trƣởng của nó. Vì vậy đối với mỗi chủ hộ cần chủ động hơn nữa trong việc học hỏi để cải thiện khả năng nuôi trồng của mình, thƣờng xuyên xem thông tin báo, truyền hình và tham gia chƣơng tập huấn ở địa phƣơng nếu có,… cũng là cách để các chủ hộ nâng cao hiểu biết giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất của mình.

40

* Kinh nghiệm sản xuất chủ hộ

Bảng 3.4: Kinh nghiệm sản xuất chủ hộ

Số năm kinh nghiệm sản xuất chủ hộ Tần số Cơ cấu (%)

< 6 năm 1 5,9

6 – 10 năm 9 52,9

11 – 15 năm 3 17,7

> 15 năm 4 23,5

Tổng 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Trong sản xuất ngoài yếu tố kỹ thuật, thời tiết thuận lợi, thì kinh nghiệm trong sản xuất rất quan trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Qua bảng 3.4, cho thấy kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ hầu hết từ 6 năm trở lên, trong đó từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,9% và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ > 15 năm chiếm tỷ lệ khá cao với 23,5%. Chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 11 – 15 năm có tỷ lệ là 17,7%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,9% chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất < 6 năm. Do mô hình nuôi sò huyết đã đƣợc ngƣời dân nơi đây nuôi nhiều năm, đút kết kinh nghiệm sản xuất trong quá trình canh tác giúp ngƣời chủ hộ có quyết định đúng đắn trong phƣơng thức sản xuất mang lại hiệu quả sản xuất hơn cho hộ gia đình.

Tóm lại, các hộ nơi đây đa số là ngƣời địa phƣơng đã sinh sống và nuôi sò huyết từ rất lâu, nên kinh nghiệm là một tài sản rất quý trong hoạt động sản xuất. Song, trình độ học vấn của các hộ không đƣợc cao, nên kỹ thuật canh tác mô hình hầu nhƣ dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân mình và phụ thuộc nhiều vào môi trƣờng tự nhiên. Hiện bối cảnh biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến mô hình sản xuất, nên ngƣời dân cần chủ động hơn nữa nâng cao kỹ thuật, kiến thức về sò huyết để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu cho sản xuất kinh tế gia đình.

* Tình hình tập huấn kỹ thuật của người dân trong vùng nghiên cứu

Nhận thấy, ngƣời dân chỉ đƣợc tập huấn kỹ thuật khi có dự án hỗ trợ, khi dự án kết thúc đến nay ngƣời dân không đƣợc tập huấn thêm lớp nào. Trong vùng nghiên cứu, địa phƣơng có tổ chức tập huấn và mở các lớp, chứng chỉ ngắn hạn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nhƣng đối với mô hình sò huyết thì không tổ chức. Tập trung chủ yếu ở tôm do mô hình này đòi hỏi kỹ thuật và khó canh tác hơn, đa phần mọi ngƣời đều cho rằng sò dễ nuôi, nguồn thức ăn cung cấp là thức ăn tự nhiên, nên kỹ thuật nuôi không đƣợc chú trọng, chủ yếu đều dựa vào kinh nghiệm sản xuất (Bảng 3.5).

41

Bảng 3.5: Tình hình tập huấn kỹ thuật của nông hộ

Tập huấn kỹ thuật Năm 2010 Năm 2014

Tần số Cơ cấu (%) Tần số Cơ cấu (%)

Không có 0 0 17 100

Ít hơn hoặc bằng 3 lớp 17 100 0 0

Nhiều hơn 4 lớp 0 0 0 0

Tổng 17 100 17 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

* Nhân khẩu và lực lượng lao động của nông hộ

Bảng 3.6: Nhân khẩu và lực lƣợng lao động của nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Cơ cấu (%)

Số hộ điều tra hộ 17

1. Tổng số nhân khẩu ngƣời 71 100

- Nam ngƣời 39 54,9

- Nữ ngƣời 32 45,1

2. Tổng số lao động ngƣời 38 100

- Lao động phi nông nghiệp ngƣời 5 13,2

- Lao động nông nghiệp ngƣời 33 86,8

+ Lao động nông nghiệp nam ngƣời 23 69,7

+ Lao động nông nghiệp nữ ngƣời 10 30,3

3. Lao động trong độ tuổi ngƣời 33 86,8

4. Tuổi của lao động

- Độ tuổi 16 - 25 ngƣời 5 15,1 - Độ tuổi 26 - 45 ngƣời 22 66,7 - Độ tuổi 46 – 60 (55) ngƣời 6 18,2 5. Trình độ lao động - Không học ngƣời 1 2,6 - Cấp 1 ngƣời 14 36,8 - Cấp 2 ngƣời 20 52,6 - Cấp 3 ngƣời 3 7,9

- Trung cấp/Cao đẳng/Đại học ngƣời 0 0

6. Một số chỉ tiêu khác

- Khẩu nữ/hộ khẩu/hộ 1,9

- Lao động/hộ lao động/hộ 2,2

- Lao động nữ/hộ lao động/hộ 0,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Qua bảng 3.6 cho thấy, đa số lao động có trình độ chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 36,8% và 52,6%. Chỉ có 3 ngƣời có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 7,9% và có 1 lao động không đƣợc đi học chiếm tỷ lệ 2,6%, không có lao động nào có trình độ trên phổ thông. Trình độ văn hóa của lao động thấp gây cản trở lớn đến việc tiếp nhận các thành tựu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào hoạt động sản

42

xuất góp phần cải thiện đời sống của các nông hộ. Về độ tuổi lao động, hầu hết lao động nằm trong độ tuổi 26 - 45 tuổi chiếm 66,7%, với nguồn lao động trong độ tuổi này có sức khỏe lao động, khả năng học hỏi và kinh nghiệm sản xuất là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Tỷ lệ ngƣời lao động trong độ tuổi lao động 16 - 25 tuổi và 46 - 60 tuổi (đối với nam), 46 - 55 tuổi (đối với nữ) chiếm lần lƣợt là 15,1% và 18,2%.

Hầu hết ngƣời dân nơi đây đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 86,8% và lao động nam trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ 69,7%. Mặc dù số nhân khẩu nữ chiếm tới 45,1% tổng số nhân khẩu và khẩu nữ/hộ là 1,9 ngƣời nhƣng lao động nữ/hộ chỉ có 0,8 ngƣời và tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp chỉ có 30,3%. Từ đây thấy đƣợc số nhân khẩu nam và nữ không chênh lệch nhau nhiều nhƣng tỷ lệ lao động nữ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lao động nam. Do đặc thù của mô hình nuôi sò huyết cần nhiều lao động và nhân công, tỷ lệ lao động nam chiếm cao hơn và độ tuổi lao động trẻ là điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển nuôi sò huyết.

* Thu nhập nông hộ

Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của ngƣời dân. Thu nhập bình quân đƣợc tính theo các chỉ số khác nhau nhƣ theo hộ/năm, theo đầu ngƣời/năm và đầu ngƣời/tháng.

Bảng 3.7: Thu nhập bình quân của nông hộ

Chỉ tiêu Năm 2010

(đồng)

Năm 2014 (đồng)

Thu nhập bình quân của hộ/năm 49.529.411 107.296.117

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 11.859.154 25.690.619

Thu nhập bình quân ngƣời/tháng 988.622 2.140.884

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, 2014)

Qua số liệu điều tra thu nhập của ngƣời dân vùng dự án cho thấy, thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng sau dự án tăng hơn năm có dự án hỗ trợ là 1.152.622 đồng. Ở năm 2010, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 988.262 đồng/tháng thấp hơn thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã là 1.225.000 đồng/tháng. Tuy thu nhập hiện nay tăng hơn nhiều so với năm 2010 nhƣng thu nhập bình quân đầu ngƣời hiện nay đạt 2.140.884 đồng/tháng vẫn còn thấp so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 2.530.416 đồng/tháng năm 2013 của xã Thuận Hòa. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc qua các năm của UBND xã Thuận Hòa cho thấy, sự phát triển kinh tế của ngành thủy sản tăng vọt qua các năm và các ngành khác đều tăng trƣởng, vì vậy mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của xã không ngừng tăng qua các năm. Nên thu nhập

43

của ngƣời dân nơi đây tăng hơn nhiều so với năm 2010 nhƣng vẫn thấp hơn thu nhập bình quân của toàn xã (Bảng 3.7).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng của dự án giz ảnh hưởng đến sinh kế nông hộ xã thuận hoà, huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)