Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 92)

L ỜI CAM ĐOAN

3.7.2. xuất giải pháp

Đánh giá mức độ phản hồi (Response) hiện nay:

Theo luật bảo vệ môi trường, để giảm thiếu các tác động tới các thành phần môi trường; khi tiến hành khai thác các công ty phải có giải pháp quản lý các chất thải nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường. Sau khi kết thúc khai thác, các công ty khai thác sắt phải tiến hành phục hồi môi trường theo quy định của thông tư số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2099 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; Quyết định số 18/2013/QĐ - TTg ngày 29/03/202013 của Thủ tướng Chính Phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo tình hình thực tế như trình bày trong mục 1.3; Công ty TIC đã góp phần gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Việc thực hiện CTPHMT sau khai thác vẫn còn hạn chế và chưa xác định hết độ rủi ro. Về cơ bản, sau khi tiến hành khai thác xuống sâu, chủ đầu tư sẽ CTPHMT theo hình thức giữ nguyên các moong khai thác cải tạo thành hồ nuôi tôm cá, chuyển đổi mục đích sử dụng sang du lịch hoặc san lấp về mặt bằng khu vực để trồng cây. Như vậy, CTPHMT đã làm thayđổi gần như hoàn toàn các hệ sinh thái tại khu vực.

TạiHà Tĩnh, theo kết quả điều tra thực tế, hình thứcCTPHMT sau khai thác sắttạiThạch Khênhư sau:

- Bãi thải và sân công nghiệp trồng cây với các cây trồng chủ yếu bao gồm: keo, phi lao, và cây dứa dại tại bản địa.

Dự án CTPHMT mới chỉ tính trồng cây mà chưa tính đến các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó các chất thải từ hoạt động khai thácsắt không được quản lý chặt chẽ thải ra môi trường xung quanh gây biến đổi chất lượng các thành phần môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật. Đặc biệt là các cơ sở khai thác sắt sát ven biển đã thải trực tiếp các chất thải ra môi trường biển như trình bày trong mục 3.5 nên cũng sẽ gây khó khăn chosự phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên.

Các khó khăn thách thức trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn, phục hồi

Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái mang lại các lợi ích to lớn về cả giá trị vật chất và tinh thần; phù hợp với luật khoáng sản và luật bảo vệ môi trường. Vì vậy, người thực hiện cần biết phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội đồng thời phải giải quyết các khó khăn thách thức như sau:

* Tăng chi phí (chi phí phục hồi môi trường bao gồm chi phí bảo vệ, trồng và chăm sóc cây, chi phí xử lý môi trường để tạo điều kiện tốt nhất phục hồi các hệ

sinh thái tự nhiên …).

* Giảm nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khai thácsắt. * Hoạt động khai thácsắtdiễn ra mạnh mẽ trên diện rộng.

* Khí hậu khô hạn, khan hiếm nguồn nước ngọt - gây khó khăn cho công tác

bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái.

* Ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa

* Biến đổi khí hậu gây trầm trọng thêm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Đềxuất các giải pháp

Các giải pháp được đề xuất dựa trên các phân tích của mô hình DPSIR và mô hình SWOT. Các giải pháp được đề xuất nhằm giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái; kết hợp với việc phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội và đồng thời phải

giải quyết được các điểm yếu và các thách thức nhằm đạt được mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái:

Biện pháp chính sách và tổ chức

Nghiêm cấm sử dụng hóa chất độc hại trong khai thác và tuyển quặng cũng như các hoạt động xả thải trực tiếp bùn thải xuống biển đế tránh gây tổn hại đến hệ sinh thái trong khu vực thềm lục địa ven biển.

Các cơ quan chức năng về cấp đất, cấp giấy phép khai thác cần tuân thủ các nguyên tắc như không cấp giấy phép khai thác ở khu vực có rừng phòng hộ và không cấp giấy phép cho doanh nghiệp không có năng lực chuyên môn, thiếu khả năng tài chính cũng như thiếu trang thiết bị hiện đại và thiếu kinh nghiệm về khai thác - chế biến quặng sắt. Để giải quyết vần đề về tài chính và nguồn thu cho ngân sách nhà nước nên ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chế biến sâu quặng sắt tạo nguồn thu ngân sách thay thế. Các doanh nghiệp kết hợp giữa khai thác và chế biến sâusắt sẽ giảm được sản lượng khai thác, tăng cường sản phẩm chế biến sâu có giá trị kinh tế lớn hơn.

Các cơ quan quản lý môi trường ở trung ương và địa phương cần tăng cường giám sát chặt chẽ quá trình khai thác –chế biến quặng sắt, giám sát; thực hiện việc thu hồi giấy phép khai thác đối với các doanh nghiệp khai thác không tuân thủ quy định pháp luật; đóng cửa các khu mỏ đã khai thác hết tài nguyên để chuyển sang mục đích sử dụng đất khác; đóng cửa khu vực khai thác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình khai thác; v.v.

Lập quy hoạch khai thác và chế biến sắt cần có sự rà soát kỹ lưỡng và lồng ghép với các quy hoạch địa phương tránh hiện tượng chồng lấn các dự án trong cùng một diện tích đất.

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Các cơ quản lý cần nghiên cứu và đưa vào quy định về kiểm soát việc phục hồi môi trường của các doanh nghiệp sau khi đã đóng cửa mỏ để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc chăm sóc cây sau khi đã giao trả đất cho chính quyền địa phương.

Theo như nghiên cứu trong mục 3.4.6 thời gian để rễ cây trồng đạt độ sâu đảm bảo cho sự sống khoảng 3 năm.

Biện pháp kỹ thuật

Xây dựng hệ thống nhà máy nước cấp để tận dùng nguồn nước mặttrong quá trình bơm rút nước ngầm phục vụ khai thác:

Theo dự án đầu tư khai thác quặng sắt mỏ sắt Thạch Khê điều chỉnh, lượng nước bơm rút nước ngầm chống gây ngaaph mỏ sẽ bơm ra biển gây lãng phí nguồn nước sạch và có lưu lượng dồi dào. Do đó có thể nghiên cứu, xây dựng hệ thống đập chứa, nhà máy khai thác điều tiết nguồn nước này cho các chương trình cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. Tốt nhất thông qua việc lồng ghép với chương trình, hệ thống cấp nước cho nông nghiệp, dân dụng và dịch vụ, bằng các hệ thống đập, hồ chứa có dung tích lớn, sau đó xây dựng kênh hoặc ống dẫn nước về khu vực tiêu thụ[36]. Như vậy có thể tận dụng nguồn nướcngầm từkhai thác sắtcho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, thủy lợi và nuôi trồng thủysản của nhân dân địa phương. Nếu công tác xây dựng và sử dụng nguồn nước diễn ra thuận lợi sẽ giải quyết được vấn đềmất nước tại các khu vực khai thác.

Tham khảo mô hình sử dụng nước ngầm bổ sung khai thác của công ty BHP- Australia

Công ty BHP duy trì mực nước trong moong khai thác bằng mực nước ngầm ở cồn cát xung quanh bằng cách bổ sung thêm nước từ các lỗ khoan sâu 150-200 m (là các độ sâu không ảnh hưởng tới gương nước ngầm) vào mùa hè và duy trì lượng mưa rơi trên moong khai thác vào mùa đông. Công ty cũng thực hiện chương trình quan trắc mực nước ngầm để đảm bảo mực nước ngầm không bị ảnh hưởng của các hoạt động khai thác từ moong khai thác và hạn chế sụt lún khu vực xung quanh do các hoạt động khai thác. Số lượng lỗ khoan để quan trắc mực nước ngầm sẽ tăng dần theo thời gian và trong những năm đầu khai thác các lỗ khoan sẽ được quan trắc hàng tuần. Sau đó quan trắc hai tuần/lần vào mùa đông và một quý/lần vào mùa hè để thu thập số liệu chi tiết về sự thay đổi mực nước ngầm. Bổ sung nước ngầm tầng sâu cho nước ngâm tầng nông là giải pháp giúp duy trì sự ổn định của giao diện giữa nước ngọt và nước mặn tránh sự xâm nhiễm của nước mặn.

- Kiểm soát bụi và tiếng ồn: Kiểm soát bụi phát sinh từ đất mặt, quặng đuôi cát thải, các bãi quặng tinh và đường giao thông vào mỏ. Tại khu vực khai thác, công tác phát quang và bóc lớp đất mặt được thực hiện vào mùa hè để đảm bảo cấu trúc đất không bị thay đổi. Kiểm soát bụi tại khu vực này bằng cách phun ẩm đường giao thông và duy trì phun ẩm liên tục trong cả mùa hè. Ngăn ngừa quá trình xói mòn đất do gió (sinh bụi) ở khu vực khai thác bằng cách trồng cây xung quanh bờ moong khai thác. Công ty thiết kế các hàng rào nhằm ngăn tiếng ồn từ các khu vực bốc xúc chuyên chở nguyên liệu tới khu dân cư.

- Kiểm soát nước thải, chất thải rắn: Xây dựng hồ chứa bùn thải; hồ chứa bùn thải sử dụng để lắng và lưu trữ nước sử dụng tuần hoàn lại trong quá trình khai thác. Không thải trực tiếp bùn thải xuống biển để tránh gây tổn hại đến hệ sinh thái trong khu vực thềm lục địa ven biển. Các chất thải rắn này có thể phơi khô và sử dụng làm nền đường giao thông v.v.

Xây dựng hệ thống kênh rãnh thoát nước để thu thập toàn bộ dầu mỡ thải, bùn cặnv.v. vào hồchứa, xử lý trước khi thải ra ngoài.

Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ cáctổ chức quốc tế

Từ thực tế công tác bảo tồn và các hỗ trợ do các tổ chức quốc tế mang lại; có thể thấy đây là cơ hội tốt đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Vì vậy, các đơn vị có liên quan tới hoạt động bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái nên lập kế hoạch cụ thể, lập chương trình, dự án để xin các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Phục hồi môi trường

Cải tạo moong khai thác

a/ Xây dựng tuyến hàng rào dây thép gai và biển báo nguy hiểm xung quanh hồ nước

+ Sau khi kết thúc khai thác tiến hành cải tạo moong khai thành hồ chứa nước, nuôi trồng thủy hải sản và khai thác du lịch trên bờ.

- Vì lớp cát trên bề mặt của moong có chiều dày dao động từ 20 - 30m do vậy nước biển có thể thẩm thấu và ngấm qua lớp cát nàyđể chảy vào moong do vậy

theo nguyên lý hai bình thông nhau thì mực nước trong moong dự kiến sẽ cân bằng với mực nước biển có độ cao là 0m.

+ Thông số của hồ chứa nước - Mức cao đỉnh mặt hồ nước: 0m; - Mức cao đáy hồ nước: -550m; - Diện tích mặt hồ: 5.067.000m2;

Trồng 5 hàng cây keo lá tràm xung quanh moong, phía trong hàng rào nhằm tạo cảnh quan, chống sạt lở, và tạo ra hàng rào cây bảo vệ hồ nước.

Số lượng cây keo lá tràm: 21.960 cây.

(Tương đương 21.960 cây: 1660 cây/ha = 13,23ha).

Để ngăn ngừa và cảnh báo người và súc vật vào khu vực hồ nước, tiến hành xây dựng hàng rào và biển báo xung quanh moong khai trường, cách bờ moong 50m. Sử dụng hàng rào cột trụ bê tông cốt thép đúc sẵn đan dây thép gai với ô mắt lưới 300x300. Khoảng cách giữa các trụ BTCT 3m/trụ. Móng trụ BTCT sử dụng bê tôngđá 1x2 vữa xi măng mác 200. Khoảng cách giữa các biển báo là 100m.

Cải tạobãi thải

Trong quá trìnhđổ thải, cần tuân thủ đúng quy phạm an toàn trong quá trình đổ thải và đổ thải theo thiết kế. Trong quá trình đổ thải mặt tầng được san gạt nghiêng về chân tầng với độ dốc 1% để hướng nước chảy vào rãnh nước phía chân tầng. Dọc theo chân tầng của các tầng tiến hành đào rãnh thoát nước, cứ khoảng 100-200m bố trí một hố thu nước để lắng đọng đất đá.

Giải pháp cơ bản chống cát chảy và cát bay trong quá trình đổ thải là đổ cát lẫn với đất đá cứng, phun nước bề mặt và đắp đập chắn bằng đá cứng bao quanh theo từng giai đoạn; còn khi tầng thải đến vị trí kết thúc cần thiết phải đổ một dải đất đá cứng bao bọc xung quanh tầng thải, sau đó phải trồng cây trên sườn tầng và mặt tầng thải.

Để giảm thiểu lượng bụi do cát và đất đá bay, các bãi thải, đặc biệt là bãi thải cát cần phải đổ theo trình tự từ dưới lên hết tầng này mới đổ tiếp lên tầng khác.

Trình tự đổ thải trong 1 tầng là đổ theo hình thức chu vi. Khu vực nào gần ranh giới kết thúc thì sớm đưa vào vị trí kết thúc và tiến hành phủ cây xanh.

Theo thiết kế bãi thải lấn biển có các thông số: Dung tích: 171.890.000m3;

Cốt cao bãi thải: +25; Số tầng thải: 2 tầng;

Diện tích bãi thải (cả mặt tầng và sườn tầng, đê chắn, mương thoát nước): 923ha.

Bãi thải lấn biển được đổ trong 18 năm và bắt đầu từ năm khai thác thứ 8, tức là vào giai đoạn 2 cho tới hết năm khai thác thứ 25. Ngay sau khi kết thúc đổ thải sẽ tiến hành cải tạo phục hồi môi trường (năm thứ 23) đốivới bãi thải này.

Tiến hành trồng dải cây phi lao có chiều rộng 100m xung quanh bãi thải, chống hiện tượng cát bay, cát chảy, tạo cảnh quan cho khu vực, phần diện tích bên trong giữ lại để sử dụng xây dựng các công trình như nhà ở, khu du lịch…

Diện tích trồng cây: 129,2ha.

Mật độ trồng cây phi lao: 2.500 cây/ha;

Đào hố và trồng cây là: 129,2 x 2.500 = 323.000 cây (hố); Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4m;

Đất màuđể trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 323.000 = 20.672 m3.

Biện pháp trồng cây

+ Chuẩn bị đất trồng: Đào hố trồng cây: Đào hố trồng bằng máy xúc thủy lực gầu ngược với dung tích gầu là 0,8m3 với kích thước đào hố là 0,4x0,4x0,4m. Đất trồng keo lá tràm được lấy ngay tại bãi thải đất phủ bề mặt. Đất được trộn với phân vi sinh sau đó đưa xuống hố để tiến hành trồng cây. Đào hố theo hình nanh sấu để cây tận dụng được dinh dưỡng, quang hợp tốt và chống xói mòn.

+ Trồng cây:

Dùng cuốc moi đất giữa hố vừa đủ đặt bầu cây, nhẹ nhàng rạch vỏ bầu bằng cật nứa hoặc dao nhỏ, đặt cây ngay ngắn giữa hố.

Đặt cây vào hố trồng và lấp đất, lèn chặt gốc cây. Tiến hành trồng lần lượt từ mức cao xuống mức thấp, xa trước gần sau.

Lấp đất dần xung quanh bầu cho chặt, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 1  2cm, sau đó dùng cỏ rác phủ gốc giữ ẩm cho cây.

Cây trồng để cải tạo, phục hồi môi trường mỏ phải là loại cây đã được ươm lớn. Chiều cao của cây khoảng 40 – 50cm, vồng của cây phải đủ lớn để cây có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt của khu vực cải tạo.

+ Thời vụ trồng:

Vụ xuân: từ tháng 24 dương lịch. Vụ thu: từ tháng 79 dương lịch.

+ Mật độ trồng keo lá tràm: 1.660 cây/ha. Hàng x hàng = 3m; cây x cây = 2m.

+ Mật độ trồng phi lao: 2.500 cây/ha. Hàng x hàng = 2m; cây x cây = 2m. + Chăm sóc cây trồng:

Theo dõi, chăm sóc tưới cây định kỳ trong năm đầu đến khi cây phát triển ổn định. Hàng năm tiến hành trồng dặm thay thế những cây chết hoặc không có khả năng sinh trưởng. Trồng dặm các cây vào các vị trí các cây bị chết hay do mưa làm xói mòn bật gốc.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)