Hệ sinh thái khu vực lấn biển mỏ sắt Thạch Kh ê

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 67)

L ỜI CAM ĐOAN

3.3.Hệ sinh thái khu vực lấn biển mỏ sắt Thạch Kh ê

Bãi thải lấn biển mỏ sắt Thạch Khê nằm xen giữa hai cửa sông ven biển: Cửa Sót và cửa Nhượng thuộc địa bàn huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Khu vực chính của bãi thải nằm trong cảnh quan ven biển của bãi triều cát bờ, sinh cảnh trên bờ chủ yếu là đồi núi, đụn cát và dải đất cát ven biển, ruộng lúa, rau, màu, khu dân cư-vườn nhà; sinh cảnh dưới nước là vùng triều-cửa sông, rừng ngập mặn, vũng vịnh ven bờ.

Các sinh cảnh trên cạn

-Đồi núi đá ven biển tập trung chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam cửa Sót và cửa Nhượng bao gồm: khu vực núi Nam Giới (Thạch Hải), núi Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm)…với thảm thực vật là rừng tái sinh trên đồi thấp.

- Dải cát ven biển bao gồm đụn cát ven biển với độ cao 5-15m với thảm thực vật có khả năng chịu hạn là Trảng cây bụi thứ sinh trên đất cát ven biển như chành

chành (Dodonaea viscosa), dây chìu (Tetracera scanden), bồ cu rẽ (Breynia fruticosa); Trảng cỏ thứ sinh trên đất cát ven biển như cỏ lông dài (Eragrostis aloperuroide), cỏ quắm xanh (Fimbristylis sericea), Rau muống biển (Ipomoea pescaprae)... hoặc cây trồng chắn cát ven biển như phi lao (Casuarina equisetifolia), keo, bạch đàn (Eucalypus globulus).

- Các kiểu HST nông nghiệp, vườn nhà và khu dân cư với thảm thực vật là ruộng lúa, rau, màu (khoai lang, đậu, lạc, sắn, ngô) nằm xen kẽ nhau, cây trồng như

tre gai (Bambusa arundinacea), mù u (Calotropis procera), cây óp (Plumiera sp.),

cây bộp (Allophulus sp.), cây trứng cá (Muntingia calabura), cây me (Tamarindus indica), dứa sợi (Agave americana)... cây ăn quả như dừa (Cocos nucifera), đào lộn hột đào lộn hột (Anacardium occidental), chuối, đu đủ, roi...

Các sinh cảnh dưới nước ven biển

Vùng biển khu vực Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có tới non nửa số ngày có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày. Số liệu thống kê bình quân nhiều năm cho thấy mức triều cao nhất là 2,43m/0m hải đồ; thấp nhất là 0,13m/0m hải đồ. Như vậy về mặt sinh thái, các bãi triều vùng biển ven bờ Thạch Hà, Cẩm Xuyên chỉ có hai khu triều chính là: khu triều giữa được tính từ 1,2m đến 2,4m/0m hải đồ và khu triều thấp từ 0,13m đến 1,2m/0m hải đồ.

- Vùng cửa sông: Cửa Sót và Cửa Nhượng là hai cửa sông chính ở khu vực này với bãi triều lầy cửa sông và rừng ngập mặn là cây sú thưa thớt. Thành phần chất đáy ở khu triều thấp là bùn- cát, cònở khu triều giữa là cát - bùn.

- HST Bãi triều: Có hai dạng bãi triều chính là bãi triều cát và bãi triều đá, bãi triều đá phân bố chủ yếu ở khu Nam Cửa Sót (ven núi Nam Giới) và Cửa Nhượng (núi Ba Côi, Núi Chai). Trên các bãi triều này thấy phân bố chủ yếu là các thân mềm với sinh vật lượng khá cao. Bãi triều cát ven biển chiếm diện tích rộng lớn nhất.

- HST đảo ven bờ: vùng biển ven bờ trong khu vực có một số đảo đá kích thước nhỏ, bao gồm Hòn Booc, Hòn Én, Đá Ngang. Vùng nước quanh đảo có độ trong cao, độ mặn cao ổn định, rải rác có các rạn san hô, cỏ biển với độ phủ rất thấp.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu, đánh giá tác động của khai thác và đổ thải lấn biển tại mỏ sắt thạch khê tới các hệ sinh thái ven biển, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên (Trang 67)