L ỜI CAM ĐOAN
1.6. Tổng quan về đa dạng sinh học ven biển Việt Nam
Việt Nam là quốc gia biển với chiều dài bờ biển khoảng 3.260km với 114 cửa sông lớn nhỏvà là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới. Với 9 dạng hệ sinh thái điển hình, 12.000 loài sinh vật biển đã tạo ra 4-5 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Đây chính là nguồn dự trữ thực phẩm quan trọng cho tương lai. Đa dạng sinh học thểhiện trên đa dạng hệ sinh thái[4]:
1. Hệ sinh thái đảo: Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ phân bố ở ven bờ từ đảo Trả Cổ tỉnh Quảng Ninh đến đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, các đảo xa bờ như Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
2. Hệ sinh thái vũng vịnh:Các vùng vịnh ven bờ Việt Nam chủ yếu là các vịnh nông, vừa tiếp nhận nguồn nước ngọt từ các cửa sông và tiếp nhận nguồn nước biển ven bờ. Vì vậy tính chất của hệ sinh thái vũng vịnh mang tính chất pha trộn giữa hệ sinh thái cửa sông và vùng biển ven bờ. Điều này thể hiện rõ nét ở đặc điểm môi trường và khu hệ sinh vật. Nổi bật nhất là sự dao động mạnh của độ mặn vào mùa
mưa, sự xuất hiện của các quần xã san hô, thân mềm đại diện cho vùng biển ven bờ Việt Nam.
3. Hệ sinh thái đầm nuôi trồng thuỷ sản: các đầm nuôi trồng thuỷ sản vùng ven bờ được bắt đầu từ những năm 1960 và phát triển đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1980-1990.
4. Hệ sinh thái cồn cát ven biển: hệ sinh thái cồn cát ven biển có quy mô phân bố rất lớn kéo dài dọc vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh, sơ bộ ước tính khoảng 6000ha, trong đó khoảng 120.000ha là rừng phòng hộ, 4000ha là cồn cát trắng, còn lại là làng mạc và đất canh tác sau cồn cát.
5. Đầm phá: hệ sinh thái đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam (giới hạn từ Quảng Bình đến Thuận Hải). Do điều kiện địa hình khúc khuỷu với nhiều dạng tích tụ mài mòn khác nhau nên đã tạo ra nhiều đầm phá thuộc vùng biển miền Trung. Các đầm phá thường có đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ, khoảng 2 -4m nước.
6. Hệ sinh thái vùng triều: do sự biến thiên thuỷ triều vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển Đông Nam Bộ rất lớn, đến hơn 4m, nên các bãi triều ở các khu vực này thường dài và rộng, đây là hai khu vực có hệ sinh thái vùng triều rất đặc thù và tiêu biểu. Các bãi triều rộng lớn khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình... là nơi có nhiều bãi hải đặc sản của Việt Nam.
7. Hệ sinh thái Rừng ngập mặn: rừng ngập mặn(RNM) phân bố ở dọc theo các vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Trước chiến tranh nước ta có khoảng 400.000ha và hiện nay còn lại trên 200.000ha. Các trung tâm Rừng ngập mặn lớn của nước ta tập trung ở các khu vực Móng Cái, Cửa Ông, Quảng Yên, Cát Hải, Xuân Thuỷ v.v. Đặc biệt từ Vũng Tàu đến Hà Tiên là khu vực có RNM phát triển vào bậc nhất của Việt Nam.
8. Hệ sinh thái san hô: phân bố ven các đảo chạy dọc ven biển Việt Nam. Rạn san hô là nơi sống lý tưởng cho các loài sinh vật cùng sinh sống. Vịnh Hạ Long – Cát Bà là nơi phân bố tập trung nhất của rạn san hô Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt tại vùng biển miền Trung và miền Nam, các rạn san hô phát triển tốt và đa dạng. Các rạn san hô phân bố ven các đẩo ven bờ từ Cù Lao Chàm tới Côn Đảo.
9. Hệ sinh thái cỏ biển: Các bãi triểu từ miền trung đến Côn Đảo, Phú Quốc có khá nhiều thảm cỏ biển phát triển mạnh trên các bãi triểu và vùng dưới triều đến 5m
nước. Thảm cỏ biển là nơi lý tưởng cho các loài sinh vật khác đến cư trú. Ttrong thảm cỏ biển có số lượng loài và mật độ, khối lượng động vật đáy cao gấp nhiều lần ngoài thảm cỏ biển. Thảm cỏ biển là nơi cư trú của các con non và là nguồn thức ăn quan trọng của dugong, một trong những loài sinh vật biển quý hiếm của nước ta [4].
Các hệsinh thái ven biển nhưcửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏbiển v.v. có năng suất vàđa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái nước trồi tạo nên các ngư trường nổi tiếng ngoài khơi Hà Tĩnh, Tây Nam Cà Mau, Bạch Long Vỹ. Có tới 11.000 loài sinh vật thuỷ sinh và 1.700 loài sinh vật trên các đảo đãđược biết đến ở biển Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá. Có 109 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 43 loài cá, 15 loài san hô và 51 loài sinh vật biển khác. Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế thuộc 39 họ, trữ lượng cá biển khoảng 3,5 - 4,5 triệu tấn và sản lượng đánh bắt thủy sản cả năm 2011 ước đạt 5.200 nghìn tấn (tăng 4,4% so với kế hoạch năm 2011 và 1,4% so với cùng kỳ).
Ngoài cá, còn có nguồn lợi thân mềm với hơn 100 loài có giá trị kinh tếcao và giáp xác (tôm, cua) với trữ lượng đáng kể như tôm có trữ lượng khoảng 1.400 tấn ở vịnh Bắc Bộ, 2.300 tấn ở biển Trung bộ, 3.983 tấn ở Nam Bộ và 3.383ở Tây Nam Bộ. Rong biển có 90 loài kinh tế, được sử dụng cho chế phẩm công nghiệp (24 loài), dược liệu (18 loài), thực phẩm (30 loài), thức ăn gia súc (10 loài) và phân bón (8 loài). Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh rất lớn với các đối tượng cá, thân mềm, giáp xác, rong tảo với các kiểu nuôi ao đầm, lồng, bè và với các hình thức từ nuôi quảng canh đến thâm canh. Nuôi trồng biển đãđóng góp khoảng 10% sản lượng thuỷ sản bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo thông tin của “Hợp phần Cỏ biển” thuộc Dự án Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái Lan; Việt Nam đã xác định được 14 loài cỏ biển ở vùng ven biển và ven đảo Việt Nam. Chi tiết như sau [34]:
Bảng1.8: Phân loại cỏ biển Việt Nam
TT Tên loài Miền Bắc Miền Nam
1 Holophila beccarii Asch. + +
3 H. ovalis (R. Br.) Hooker + +
4 H. minor (Zol.) Den Hartog + +
5 Thalassia hemprichii (Her.) Asch. + +
6 Enhalus acoroides (L.f.) Royle +
7 Ruppia maritima L. + +
8 Họ Cymodoceaceae
Halodule pinifolia (Miki) Den Hartog
+ +
9 H. uninervis (Forsk.) Asch. +
10 Syringodium izoetifolium (Asch.) Dandy +
11 Cymodocea rotundata Ehr..et Hemp. +
12 C. serrulata (R.Br.) Asch. et Mag. + 13 Thalassodendron ciliatum Den Hartog +
14 Zostera japonica Asch marina L. + +
Tổng cộng 8 14
Nguồn:Tổng cục môi trường, 2011[34]
Phía Bắc Việt Nam cho đến nay đã biết là 8 loài, thuộc 5 chi, 4 họ. Ở phía Nam Việt Nam đã phát hiện 14 loài thuộc 9 chi, 4 họ. Như vậy, với 14 loài cỏ biển, Việt Nam thuộc diện có hệ sinh thái cỏ biển khá đa dạng, phong phú.
Bảng1.9: Hiện trạng số loài cỏ biển của một số nước trong khu vực
TT Tên nước Số loài cỏ biển Tên nước Số loài cỏ biển
1 Ôxtrâylia 29 Thái Lan 12
2 Philippin 16 Inđônêxia 12
3 Trung Quốc 15 Singapore 7
4 Việt Nam 14 Campuchia 6
5 Malayxia 13 Brunây 4
Nguồn:Tổng cục môi trường, 2011[34]
Ở Việt Nam phân bố loài cỏ biển có xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam. Dọc đường bờ biển Việt Nam đã xác định được 32 vùng cỏ biển phân bố tập trung.
Bảng1.10: Hiện trạng cỏ biển Việt Nam
Ðịa điểm Diện tích/(ha) Số loài cỏ biển
Quảng Ninh 830 3 Hải Phòng 280 1 Thái Bình 150 1 Nam Ðịnh 30 1 Ninh Bình 120 1 Thanh Hoá 80 1 Hà Tĩnh 50 1 Quảng Bình 700 1
Ðịa điểm Diện tích/(ha) Số loài cỏ biển Quảng Ninh 830 3 Ðà Nẵng 300 1 Quảng Nam 500 1 Bình Ðịnh 200 2 Phú Yên 270 7 Khánh Hoà 1.290 10 Ninh Thuận 15 4
Hà Tĩnh(Bãi Vĩnh Hảo, Ðảo Phú Quý) 315 6
Bà Rịa- Vũng Tàu 200 8
Kiên Giang 3.500 9
Tổng cộng 9.950 ha
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU